Dữ liệu năm 2004 trích dẫn từ Cục Doanh nghiệp vừa và nhỏ (2006) ở Nhật Bản, một doanh nghiệp SME được định nghĩa là doanh nghiệp có vốn ít hơn 300 triệu yên (khoảng 2,6 triệu USD) hoặc cóít hơn 300 lao động.

Một phần của tài liệu Xây dựng Công Nghiệp Phụ trợ Tại Việt Nam pdf (Trang 91 - 92)

- Chính sách của công ty Các kỹ năng đặc biệt

12Dữ liệu năm 2004 trích dẫn từ Cục Doanh nghiệp vừa và nhỏ (2006) ở Nhật Bản, một doanh nghiệp SME được định nghĩa là doanh nghiệp có vốn ít hơn 300 triệu yên (khoảng 2,6 triệu USD) hoặc cóít hơn 300 lao động.

13 Theo GSO (2006), 20.531 doanh nghiệp sản xuất trên toàn quốc. Nghị định 90/2001/ND-CP định nghĩa rằng doanh nghiệp SME là doanh nghiệp có vốn ít hơn 10 tỉ đồng (khoảng 0,6 triệu USD) hoặc cóít hơn 300 lao động. Theo định nghĩa này, 76,1% doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam là doanh nghiệp SMẸ Tuy nhiên, gần như toàn bộ doanh nghiệp ở Việt Nam được cho là doanh nghiệp SME theo tiêu chuẩn của Nhật Bản. Ví dụ, theo GSO (2005), năm 2003, khoảng 90% doanh nghiệp có vốn ít hơn 50 tỉ đồng (khoảng 3 triệu USD).

đã thành công ở Nhật Bản được vận hành bởi các tổ chức công cấp thành phố hoặc quận14.

Vai trò thích hợp của chính quyền trung ương là hỗ trợ gián tiếp cho sự phát triển của các cơ sở dữ liệu cấp địa phương ở mỗi vùng. Thứ nhất, chính quyền trung ương có thể hướng dẫn về những thông tin tối thiểu cần có, hoặc thực hiện các chính sách giúp giảm chi phí truy cập hoặc cập nhật cơ sở dữ liệụ Thứ hai, chính quyền trung ương có thể xây dựng cơ sở dữ liệu mẫu để các địa phương học theo vì các tổ chức công địa phương thường không đủ năng lực để làm việc nàỵ Trong cơ sở dữ liệu này, ngành mục tiêu nên được thu hẹp và số lượng các doanh nghiệp cũng không nên quá lớn để phù hợp với khả năng vận hành của hầu hết các tổ chức công địa phương. ởgiai đoạn ban đầu, cơ sở dữ liệu có thể bao gồm dữ liệu rất cụ thể của một vài doanh nghiệp, chẳng hạn như 10 hoặc 20 doanh nghiệp. Một ví dụ điển hình ở Việt Nam là chương trình kết nối kinh doanh thực hiện bởi Trung tâm Hỗ trợ kỹ thuật thuộc Cục Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chương trình này đã thu thập thông tin tương đối cụ thể về 10 nhà cung cấp có tiềm năng cao thuộc một số lĩnh vực cụ thể và bắt đầu triển khai các cơ sở dữ liệu của họ có tính chất như cơ sở dữ liệu của một vùng.

8. Công khai hay bảo mật thông tin của công ty

Về nguyên tắc, doanh nghiệp không có nghĩa vụ phải công khai toàn bộ thông tin của mình trên cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ, bởi vì việc tham gia vào cơ sở dữ liệu là hoàn toàn tự nguyện. Doanh nghiệp phải có quyền lựa chọn những thông tin nào được phép công khaị ởNhật Bản, mẫu đăng ký thường bao gồm ba nhóm thông tin: (i) thông tin phải công khai đối với mọi doanh nghiệp, (ii) thông tin phải được bảo mật cho mọi doanh nghiệp, và (iii) thông tin có thể được công bố hay không tùy doanh nghiệp lựa chọn (Hình 3). Nhóm thông tin thứ nhất thường bao gồm tên công ty, địa chỉ liên hệ, các sản phẩm chính, và lời giới thiệụ Nhóm thứ hai gồm thông tin về lãi lỗ, tuổi của tổng giám đốc, và đội ngũ kế cận. Thông tin này không được công khai trên cơ sở dữ liệu nhưng được dùng trong quá trình hoạch định chính sách.

14 Từ ward (ku)là một đơn vị hành chính của những thành phố lớn như Tokyo, Yokohama, và Osaka, tươngđương với quậnở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Xây dựng Công Nghiệp Phụ trợ Tại Việt Nam pdf (Trang 91 - 92)