Phương pháp luận

Một phần của tài liệu Xây dựng Công Nghiệp Phụ trợ Tại Việt Nam pdf (Trang 69 - 71)

2.1. Bảng vào ra công nghiệp và mục tiêu phân tích

Các bảng vào-ra sử dụng trong bài viết này gồm các bảng năm 1975 (8 nước, 56 ngành công nghiệp), năm 1990 (10 nước, 78 ngành công nghiệp), và năm 1995 (10 nước, 78 ngành công nghiệp) thuộc các Bảng vào-ra quốc tế Châu ácủa Viện Nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển (IDE 1982, 1998, 2001). Phân tích trong bài viết này so sánh các nước ASEAN 4, Hàn Quốc, và Nhật Bản với nhaụ Việc lựa chọn các ngành công nghiệp để phân tích dựa vào mô hình phát triển kinh tế nói chung ở Châu á đặt Nhật Bản ở vị trí dẫn đầu; trong bài viết này, với mô hình phát triển tương tự, Nhật Bản và Hàn Quốc được xem là các nước phát triển hơn so với ASEAN 4 về công nghiệp ô tô, điện và điện tử. Đối tượng phân tích của bài viết này là ô tô-xe máy và điện-điện tử. Các ngành này được lựa chọn vì chúng là những ví dụ điển hình cho các ngành công nghiệp đòi hỏi nhiều công nghiệp hỗ trợ, và chính phủ đã phát triển mang tính chiến lược các ngành này ở cả ASEAN 4 và Hàn Quốc.

2.2. Thuật ngữ và phương pháp phân tích

Trong bài viết này, chúng tôi tập trung phân tích cơ cấu đầu vào, chú ý đến việc thu mua nguyên liệu dùng cho sản xuất. Thứ nhất, chúng tôi đo lường hiệu ứng liên kết nội địa của các ngành công nghiệp ô tô-xe máy và điện-điện tử ở mỗi nước. Ngoài ra, để phân tích cụ thể hơn, chúng tôi giới thiệu thuật ngữ “mua trực tiếp” và “mua gián tiếp” cũng như các chỉ số liên quan đến các thuật ngữ nàỵ “Mua trực tiếp” được hiểu là những hoạt động mua hàng của ngành công nghiệp

jtừ rất nhiều ngành công nghiệp khi ngành công nghiệpjtiến hành sản xuất. Cột jtrong chuỗi giao dịch trung gian của bảng vào-ra quốc tế cho biết “lượng mua” từ “nước” nào của các loại nguyên liệu cần cho sản xuất trong ngành công nghiệpj. Nguyên liệu cần cho sản xuất được thể hiện trong mục “đầu vào trung

gian”. Sử dụng các đặc điểm này của bảng cho phép phân tích ngành công nghiệp j đã mua nguyên liệu từ ngành công nghiệp nào và ở nước nàọ “Tỉ lệ

mua trực tiếp trong nước” (ĐPR) là phần mua trực tiếp được thực hiện trong nước trong tổng số nguyên liệu mua trực tiếp, được thể hiện trong Công thức 1.

Tuy nhiên, các hoạt động mua hàng trong công nghiệp hỗ trợ không chỉ được thể hiện qua hoạt động mua trực tiếp. Hiệu ứng liên kết sản xuất trong quá trình sản xuất của các ngành công nghiệp hỗ trợ phát sinh thêm nhiều hiệu ứng liên kết gián tiếp cả trong và ngoài nước, và tạo ra nhiều hoạt động mua hàng mớị Ví dụ, xét trường hợp ngành công nghiệpi, và ngành công nghiệp jlà ngành cung cấp đầu vào cho ngành i. Khi ngành công nghiệp i mở rộng sản xuất, đương nhiên ngành công nghiệp jcũng phải mở rộng sản xuất. Tại thời điểm này, nếu ngành công nghiệp j phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài thì càng mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của ngành ibao nhiêu ngành công nghiệp jcàng phải nhập khẩu nhiều bấy nhiêụ Nói cách khác, hoạt động mua hàng phát sinh phụ thuộc vào nước ngoài, nhưng khái niệm mua hàng trực tiếp lại không phản ánh tác động của sự phụ thuộc gián tiếp vào nước ngoài nàỵ Để lý giải cơ cấu phụ thuộc sản xuất do hiệu ứng liên kết sản xuất gián tiếp gây ra, cần phải giới thiệu một khái niệm riêng, tách biệt với mua trực tiếp. Chúng tôi định nghĩa “mua gián tiếp” là hoạt động mua hàng được thực hiện trong quá trình sản xuất chuỗi liên tục sinh ra bởi hiệu ứng liên kết gián tiếp. “Tỉ lệ mua gián tiếp trong nước” (DIPR) được định nghĩa là phần mua gián tiếp được thực hiện trong nước, được thể hiện trong Công thức 2.

Mua trực tiếp dựa trên khái niệm tương tự tỉ lệ sản xuất trong nước mà các nước ASEAN và một số nước khác thường dùng trong việc hoạch định chính sách công nghiệp ô tô. Cần lưu ý rằng, mới nhìn có thể thấy tỉ lệ sản xuất trong nước khá cao, nhưng nhiều khi trên thực tế linh phụ kiện và nguyên liệu lại được nhập khẩu từ nước ngoàị Bằng việc nghiên cứu mua gián tiếp, chúng tôi hy vọng sẽ lượng hóa được cơ cấu phụ thuộc vào các nguyên liệu của nước ngoài trong việc sản xuất các linh phụ kiện nàỵ

trong đó ĐPR: Tỉ lệ mua trực tiếp trong nước,

m: Tổng số ngành công nghiệp ở mỗi nước, và g: Tổng số nước. 100 1 1 1 ´ = ồồ ồ = = = g a m i ij a m i ij a c c ĐPR (1)

3. Kết quả

3.1. Hiệu ứng liên kết sản xuất trong nước

Công nghiệp ô tô-xe máy và điện-điện tử được hỗ trợ bởi rất nhiều ngành công nghiệp khác nhau, cho nên hiệu ứng liên kết của chúng cũng rất lớn. Đây là một trong những lý do vì sao mà các nước Châu ádành ưu tiên phát triển hai ngành công nghiệp nàỵ Vậy đến nay hiệu ứng liên kết trong nước của hai ngành này đã phát triển đến mức nào sau nhiều năm được bảo hộ? Hình 2 cho biết hiệu ứng liên kết trong nước của hai ngành ở từng nước/khu vực tính cho năm 1995. Giá trị của hiệu ứng liên kết trong nước cho biết số nhân sản xuất một ngành công nghiệp liên quan sinh ra cho một đơn vị sản xuất trong mỗi ngành công nghiệp chính1. Hình trên cho thấy ở Nhật Bản, giá trị này là 2,7 đối với ngành ô tô-xe máy, và 2,2 đối với ngành điện-điện tử. Đáng lưu ý là giá trị này đều lớn hơn 2 ở cả hai ngành của Nhật Bản. Điều này nói rằng hiệu ứng liên kết gián tiếp lớn hơn hiệu ứng trực tiếp, và rằng cả hai ngành có sức ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Nhật Bản. Đối với Hàn Quốc, các giá trị là 2,2 và 1,7 lần lượt đối với ô tô-xe máy và điện-điện tử. ởASEAN 4, các giá trị tương đương là 1,5 và 1,42. Xét về hiệu ứng liên kết, Hàn Quốc đạt ở mức 80% so với Nhật Bản, còn ASEAN chỉ ở mức khoảng 60%. Kết quả này ngụ ý rằng ASEAN 4 có hiệu ứng liên kết

100 1 1 1 ´ - - = ồ = j a m i ij a B b DIPR

trong đó DIPR: Tỉ lệ mua gián tiếp trong nước,

Phần tử của ma trận nghịch đảo Leontief của ngành công nghiệp j

tại nước a,

Tổng của các phần tử hàng của ma trận nghịch đảo Leontief của ngành công nghiệp jtại nước a, và

Tổng số ngành công nghiệp ở mỗi nước.

(2)

Một phần của tài liệu Xây dựng Công Nghiệp Phụ trợ Tại Việt Nam pdf (Trang 69 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)