Sự khác biệt về chất lượng đòi hỏi bởi các thị trường khác nhau

Một phần của tài liệu Xây dựng Công Nghiệp Phụ trợ Tại Việt Nam pdf (Trang 76 - 77)

1 Trong Baba, T (2005) Ajia no susonosangyou (Công nghiệp hỗ trợ của Châu á) Tokyo: Hakutoushobou, tác giả định nghĩa “hiệu ứng liên kết sản xuất trong nước” là hiệu ứng do một đơn vị sản xuất của ngành

4.2.Sự khác biệt về chất lượng đòi hỏi bởi các thị trường khác nhau

Một điểm nữa cũng có thể dẫn đến sự khác biệt nêu trên, đó là sự khác biệt về chất lượng đòi hỏi bởi mỗi thị trường. Khi tính toán tỉ lệ cầu trong nước của mỗi nước đối với công nghiệp ô tô-xe máy và điện-điện tử từ số liệu hàng năm có trong Bảng vào-ra quốc tế Châu á, chúng tôi thấy rằng từ 1975 đến 1995, ở ASEAN 4 công nghiệp ô tô-xe máy chủ yếu hướng tới phục vụ thị trường trong nước, ở Hàn Quốc cũng tương tự như vậỵ Trong khi đó, công nghiệp điện-điện tử trong giai đoạn 1975 đến 1990 ở ASEAN 4 lại tập trung cho xuất khẩu, và xu

hướng này bắt đầu mạnh lên từ sau năm 1990. ởHàn Quốc cũng vậy, tỉ lệ xuất khẩu của công nghiệp điện-điện tử rất cao so với công nghiệp ô tô-xe máy, và sản xuất để xuất khẩu tăng đềụ Aoki (1993) cho biết khó khăn của ngành thiết bị điện-điện tử Malaysia là phải nhập khẩu hơn 50% nguyên liệu trung gian để sản xuất hàng xuất khẩụ Tác giả cũng chỉ ra rằng nguyên nhân của vấn đề này là những nguyên liệu này không thể mua được từ công nghiệp hỗ trợ trong nước, cho nên bắt buộc phải nhập khẩụ Từ đây có thể rút ra một số kết luận: công nghiệp ô tô-xe máy định hướng thị trường nội địa, sản phẩm được chấp nhận ở mức cạnh tranh nội địạ Vì thế, chất lượng linh phụ kiện không nhất thiết phải quá caọ Ngược lại, do công nghiệp điện-điện tử định hướng xuất khẩu nên sản phẩm buộc phải có khả năng cạnh tranh quốc tế. Do đó, có thể kết luận rằng, trong trường hợp linh phụ kiện sản xuất trong nước không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, thì phải nhập khẩu linh phụ kiện đó từ nước ngoàị

Một phần của tài liệu Xây dựng Công Nghiệp Phụ trợ Tại Việt Nam pdf (Trang 76 - 77)