Tổng quan về khái niệm và sự phát triển

Một phần của tài liệu Xây dựng Công Nghiệp Phụ trợ Tại Việt Nam pdf (Trang 43 - 44)

Nguyễn Thị Xuân Thuý *

* Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) và Bộ Công nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu này được thực hiện năm 2006 khi tác giả là nghiên cứu viên tại VDF-Tokyọ

không có công nghiệp hỗ trợ hoặc nếu có thì rất non trẻ. Tuy nhiên, điều tra do Tổ chức Thương mại quốc tế Nhật Bản (JETRO) thực hiện năm 2004 nhận thấy quan điểm trên không hoàn toàn chính xác, và rằng công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam đang bắt đầu phát triển (Ichikawa, 2005).

Sự tăng trưởng ổn định của công nghiệp hỗ trợ đòi hỏi chính sách hợp lý từ chính phủ, và Quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp hỗ trợcần được xây dựng để đáp ứng đòi hỏi nàỵ Bản quy hoạch hiện đang chờ phê duyệt của Bộ Công nghiệp vẫn cần điều chỉnh, bổ sung nhiềụ Bài viết này trình bày tổng quan các khái niệm và những vấn đề liên quan đến công nghiệp hỗ trợ với hy vọng sẽ cung cấp một số thông tin thực tế cho việc hoàn thiện quy hoạch tổng thể.

Cụ thể, những câu hỏi sau sẽ được xem xét: (i) ý nghĩa của thuật ngữ “công nghiệp hỗ trợ”, (ii) tại sao Việt Nam cần phát triển công nghiệp hỗ trợ, (iii) các nước khác đã phát triển công nghiệp hỗ trợ như thế nào, (iv) Việt Nam có thể học được gì từ kinh nghiệm của các nước này và Việt Nam cần phải làm gì để phát triển công nghiệp hỗ trợ. Các định nghĩa khác nhau về công nghiệp hỗ trợ sẽ dẫn đến những phạm vi ngành khác nhau cũng như chính sách khác nhau để điều chỉnh ngành nàỵ Chúng tôi cũng đề xuất định nghĩa riêng của mình cho phù hợp với bối cảnh chính sách của Việt Nam hiện naỵ Kinh nghiệm thế giới cho thấy chính sách thúc đẩy nội địa hoá, thu hút đầu tư nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ, thắt chặt liên kết công nghiệp và tham gia mạng lưới sản xuất là đặc biệt quan trọng cho sự phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Một phần của tài liệu Xây dựng Công Nghiệp Phụ trợ Tại Việt Nam pdf (Trang 43 - 44)