Thông cáo báo chí Bộ Ngoại giao (MOFA): Tóm tắt nội dung các buổi họp của Thủ tướng Keizo Obuchi tại Hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội các nước Đông Nam á, tháng 1 năm 1998.

Một phần của tài liệu Xây dựng Công Nghiệp Phụ trợ Tại Việt Nam pdf (Trang 47 - 48)

chính thức (ODA) của Nhật Bản dành cho Việt Nam, dùng để khuyến khích các chính sách cải cách kinh tế của Việt Nam, gồm xây dựng chương trình thúc đẩy lĩnh vực tư nhân, kiểm toán các doanh nghiệp nhà nước, và thuế hóa các hàng rào phi thuế3.

Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản, khởi xướng năm 2003, nhằm tăng cường sức cạnh tranh kinh tế của Việt Nam thông qua việc thúc đẩy dòng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Trong Kế hoạch Hành động của Sáng kiến, mục đầu tiên trong danh mục các hành động cần thực hiện là “phát triển, giới thiệu, và tận dụng công nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam”4. Điều này cho thấy các công chức Việt Nam đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của công nghiệp hỗ trợ trong quá trình công nghiệp hóa và thu hút đầu tư nước ngoàị Tuy nhiên, trong suốt thời gian thực hiện Giai đoạn 1 của Sáng kiến kéo dài hai năm, hành động này đã không được thực hiện. Vì vậy, hành động này được nhắc lại trong Giai đoạn 2 của Sáng kiến, trong đó bao gồm việc xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ, lập cơ sở dữ liệu về công nghiệp hỗ trợ, và thành lập khu công nghiệp cho công nghiệp hỗ trợ.

Để đáp ứng yêu cầu trên một cách hiệu quả, các nhà hoạch định chính sách Việt Nam cần phải thấu hiểu bản chất của công nghiệp hỗ trợ và các khái niệm liên quan, và lựa chọn một định nghĩa về công nghiệp hỗ trợ để làm cơ sở cho việc thiết kế chính sách toàn diện cho sự phát triển của ngành công nghiệp nàỵ

Một phần của tài liệu Xây dựng Công Nghiệp Phụ trợ Tại Việt Nam pdf (Trang 47 - 48)