1.3.1 Các nhân tố bên trong doanh nghiêp
Công tác tổ chức quản lý : Điều cơ bản nhất của công tác ổ chức quản lý là xác định cơ cấu tổ chức quản lý hợp lý và liên kết các cá nhân, các bộ phận, các hoạt động khác nhau của hệ thống theo những quy tắc nhất định để hệ thống có thể thực hiện được mục tiêu một cách tốt nhất. Người quản lý cần biết lựa chọn, hình thành và không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý; xác định và không ngừng nâng cao chất lượng của cở cấu nhân lực trong bộ máy quản lý.Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độchuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị cũng như cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp ; việc xác định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó.
Nguồn tài chính: Đây là nhân tố gắn liền với việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại hay phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì điều kiện tiền đề để doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh là phải cần có một số vốn nhất định; ví dụ như nếu doanh nghiệp quyết định ddauw một sản phẩm mới, tiến hành đầu tư mới TSCĐ, thuê mướn thêm lao động, thanh toán các khoaen chỉ tiêu khác phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.Tất cả các vấn đề này đều gián tiếp hay trực tiếp liên quan đến hoạt động tài chính.
Chính sách bán hàng: Chính sách bán hàng của một doanh nghiệp là chính sách có vao trò quan trọng trong việc thu hút khách hàng mới, giữ chân khách hàng cũ, do đó gián tiếp làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần cân đối chi phí và lợi ích đạt đợc để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà chi phí cho chính sách bán hàng loại nhỏ nhất.
1.3.2 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiêp
Yếu tố quản lý: Là các nhân tố thuộc quản lý của nhà nước là các chủ trương chính sách, biện pháp của Nhà nước tác động vào thì trường. Mặt khác, quản lý của nhà nước còn ở các thủ tục hành chính, quy định và thủ tục ngân hàng, tài chính, hải quan, xuất nhập khẩu, mua nguyên vật liệu.
Yếu tố kinh tế : Các nhân tố này thường được thế hiện qua các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tiêu dùng… Nhân tố chính trị xã hội cũng tác động trục tiếp đến kinh tế và do đó cũng tác động trục tiếp đến thị trường bởi tính ổn định của nó là tiền đề để phát triển kinh tế. Thị trường thay đổi liên tục dẫn đến nhân tố bên trong doanh nghiệp như cơ cấu tài sản, nguồn vốn hay chiến lược hoạt động sản xuất của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng.
Yếu tố văn hóa xã hội: Doanh nghiệp muốn hoạt động lâu dài thì cần pahir hiểu rõ, nắm bắt văn hóa của từng khu vực. HIện nay các doanh nghiệp cũng đã quan tâm đến các yếu tố văn hóa xã hội như: tập quán dân cư, thu nhập, ngôn ngữ…
Yếu tố công nghệ: Khoa học và công nghệ có tác động mạnh mẽ tới quá trình toàn cầu hóa, là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình này. Những tiến bộ của khoa học – kỹ thuật và công nghệ bao gồm những phát minh, sáng chế, các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, ống mới, các phương pháp công nghệ hiện đại, các lý thuyết và phương thức quản lý mới trong mọi lĩnh vực được áp dụng vào thực tiễn sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất lao động, tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm thặng dư cho xã hội với chi phí thấp hơn, tạo ra tiền đề thúc đẩy sự hình thành và phát triển sự phân công, chuyên môn hóa lao động, sản xuất và kinh doanh theo nghành nghề,vùng lãnh thổ và giữa các quốc gia.
Trình độ dân trí: Trình độ dân trí tác động rất lớn đến chất lượng lao động xã hội nên tác động trực tiếp đến nguồn nhân lục của mỗi doanh nghiệp.Chât lượng của đội ngũ lao động lại là nhân tố bên trong ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển như hiện nay, các DN buộc phải tạo cho mình một vị trí vững chắc và lợi thế cạnh tranh cao. Việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong DN là điều hết sức quan trọng giúp DN có thể đứng
vững trên thị trường. Để thấy rõ được tầm quan trọng của việc hoạt động kinh doanh, chương 1 sẽ giúp tìm hiểu rõ hơn qua các mục sau:
- Khái niệm, phân loại, đặc điểm chung của hoạt động kinh doanh. - Hiệu quả và sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Những vấn đề về việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh sẽ được làm rõ hơn ở chương 2
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM PJICO ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2016-2018