Xuất mô hình thang đo và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của sự hài LÒNG TRONG CÔNG VIỆC đến LÒNG TRUNG THÀNH của NHÂN VIÊN KINH DOANH tại sàn GIAO DỊCH bất ĐỘNG sản THIÊN KIM CÔNG TY cổ PHẦN THIÊN KIM đà NẴNG (Trang 52 - 56)

5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.2.2 xuất mô hình thang đo và các giả thuyết nghiên cứu

Tác giả đã chọn mô hình Mười yếu tố động viên của Foreman Facts (1946) để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên và từ đó xây dựng thang đo ảnh hưởng của sự hài lòng đến lòng trung thành của nhân viên kinh doanh tại sàn giao dịch bất động sản Thiên Kim - Đà Nẵng.

Sau đó hiệu chỉnh một số tên gọi thành phần thang đo, đồng thời đề xuất , bổ sung thêm một vài biến quan sát và đồng ý với mô hình đề xuất nghiên cứu ảnh hưởng sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên kinh doanh tại Sàn giao dịch BĐS Thiên Kim - Công ty Cổ phần Thiên Kim Đà Nẵng.

3.1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên

a. Nội quy, quy định công việc rõ ràng:

Trong mỗi tổ chức đều đặt ra cho mình những nguyên tắc, luật lệ riêng để mọi người thực hiện, nó còn được gọi là kỷ luật. Để vừa tạo cho nhân viên làm việc theo khuôn khổ một cách chuyên nghiệp mà không khiến họ cảm thấy gò bó, ép buộc thì chính sách từ công ty đưa ra phải linh hoạt, khéo léo. Khi đó, nó vừa khiến cho nhân viên có sự ràng buộc bởi những quy định nhưng vẫn khiến họ tuân theo một cách tự nguyện và cảm thấy thoải mái với những điều công ty đặt ra.

Ký hiệu Biến quan sát

Reg1 Nhân viên hiểu rõ các nội quy làm việc của công ty

Reg2 Nhân viên hiểu rõ trách nhiệm, quyền hạn, phạm vi, yêu cầu công việc

của mình

Reg3 Nhân viên hiểu rõ tiêu chuẩn đánh giá, tiêu chuẩn khen thưởng và kỷ

luật

Tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

- H1.1: “Nội quy, quy định công việc rõ ràng” tăng thì sự hài lòng của nhân viên tăng.

- H1.2: “Nội quy, quy định công việc rõ ràng” tăng thì lòng trung thành của nhân viên tăng.

b. Thu nhập:

Thu nhập của một nhân viên bao gồm lương, thưởng, phụ cấp… và cần đảm bảo nó đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu của nhân viên. Nhân viên có thể cảm thấy thoải mái và hài lòng khi thu nhập tương xứng với công sức làm việc của họ, công bằng đối với những đồng nghiệp khác và đảm bảo tốt khi so sánh với các công ty khác ở vị trí tương ứng.

Bảng 2.2 Các biến đo lường “Thu nhập” Ký hiệu Biến quan sát

Sal1 Mức thu nhập hiện tại tương xứng với năng lực của nhân viên

Sal2 Nhân viên hoàn toàn sống tốt với mức thu nhập hiện tại

Sal3 Nhân viên hài lòng về mức thu nhập của mình so với mức thu nhập

cùng vị trí tại các công ty khác Tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

- H2.1: “Thu nhập” tăng thì sự hài lòng của nhân viên tăng. - H2.2: “Thu nhập” tăng thì lòng trung thành của nhân viên tăng.

c. Sự động viên trong công việc:

Mối quan hệ với cấp trên thể hiện sự tương tác giữa nhân viên và nhà quản lý trong công ty. Nhân viên hài lòng về cấp trên và trung thành khi cấp trên là người công bằng, thân thiện, biết lắng nghe và tôn trọng nhân viên. Tùy vào cách quản lý của mình, cấp trên có thể kích thích nhân viên làm việc tốt hơn hoặc ngược lại. Sự

hài lòng và lòng trung thành của nhân viên đối với cấp trên thể hiện một phần qua suy nghĩ, sự nể phục của nhân viên về người sếp của mình.

Việc được trao đổi và chia sẻ thông tin một cách dễ dàng và thuận tiện trong công ty khiến cho nhân viên cảm thấy mình có vai trò quan trọng, được nắm bắt mọi hoạt động và hiểu rõ hơn về công ty. Hơn hết, việc chia sẻ thông tin khi có vấn đề cần giải quyết có thể giúp nhà quản lý thu được những ý kiến hay từ nhân viên, góp phần giải quyết công việc một cách hiệu quả.

Bảng 3.3. Các biến đo lường “Sự động viên trong công việc”

Ký hiệu Biến quan sát

Sha1 Cấp trên có năng lực và luôn hỗ trợ nhân viên khi cần thiết

Sha2 Cấp trên tôn trọng, luôn lắng nghe ý kiến và đối xử công bằng với

nhân viên

Sha3 Cấp trên không áp đặt chỉ tiêu quá mức với nhân viên

Sha4 Nhân viên được tạo điều kiện hoặc giúp đỡ để giải quyết các khó khăn

khi thực hiện công việc

Sha5 Nhân viên được hỏi ý kiến, trao đổi, tham gia giải quyết những vấn đề

quan trọng của công ty có liên quan đến mình (quy trình làm việc…)

Sha6 Thông tin công việc luôn được chia sẻ với nhân viên một cách dễ dàng

và nhanh chóng

Sha7 Nhân viên nhận được sự quan tâm của cấp trên đến tình trạng sức khỏe,

tinh thần cũng như các sự kiện cá nhân. Tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

H3.1: “Sự động viên trong công việc” tăng thì sự hài lòng của nhân viên tăng.

H3.2: “Sự động viên trong công việc” tăng thì lòng trung thành của nhân viên tăng.

d. Công việc thú vị và được đảm bảo:

Có được một công việc ổn định lâu dài là điều bất cứ nhân viên nào cũng mong muốn. Khi công việc được đảm bảo giúp họ cảm thấy thoải mái và tập trung vào công việc, cảm thấy gắn bó và làm việc hiệu quả hơn.

Bảng 3.4. Các biến đo lường “Công việc thú vị và được đảm bảo”

Ký hiệu Biến quan sát

thải

Int3 Tình hình kinh doanh của công ty ổn định, phát triển tốt

Int4 Công việc không tạo ra áp lực lớn, anh chị có thể cân bằng giữa công

việc và đời tư

Tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

H4.1: “Công việc thú vị và được đảm bảo” tăng thì sự hài lòng của nhân viên tăng.

H4.2: “Công việc thú vị và được đảm bảo” tăng thì lòng trung thành nhân viên tăng.

e. Mối quan hệ với đồng nghiệp:

Cũng như mối quan hệ với cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp cũng góp một phần vào việc làm tăng hoặc giảm sự hài lòng của nhân viên đối với tổ chức.

Bảng 3.5. Các biến đo lường “Mối quan hệ với đồng nghiệp”

Ký hiệu Biến quan sát

Col1 Không khí làm việc luôn vui vẻ, thoải mái, thân thiện

Col2 Nhân viên thích làm việc chung với các đồng nghiệp của mình

Col3 Nhân viên được học hỏi và giúp đỡ nhiều điều từ đồng nghiệp

Tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

H5.1: “Mối quan hệ với đồng nghiệp” tăng thì sự hài lòng của nhân viên tăng.

H5.2: “Mối quan hệ với đồng nghiệp” tăng thì lòng trung thành của nhân viên tăng.

Thang đo sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên

Bảng 3.6. Các biến đo lường Sự hài lòng

Ký hiệu Biến quan sát

Sat1 Nhân viên vui lòng khi những cố gắng của mình góp phần thực hiện

được mục tiêu đề ra của công ty

Sat2 Nhân viên được thỏa mãn nhu cầu và nguyện vọng của mình

Sat3 Nhân viên tự hào khi mình là một thành viên của công ty

Sat4 Nhân viên cảm thấy được thể hiện bản thân và nâng cao năng lực khi

làm việc tại công ty

Bảng 3.7. Các biến đo lường Lòng trung thành

Ký hiệu Biến quan sát

Loy1 Nhân viên có ý định làm việc lâu dài tại công ty

Loy3 Nhân viên sẵn sàng lên tiếng bảo vệ danh dự, tài sản cho công ty mình Tác giả đề xuất giả thuyết như sau:

H1: Sự hài lòng tăng thì lòng trung thành của nhân viên tăng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu ẢNH HƯỞNG của sự hài LÒNG TRONG CÔNG VIỆC đến LÒNG TRUNG THÀNH của NHÂN VIÊN KINH DOANH tại sàn GIAO DỊCH bất ĐỘNG sản THIÊN KIM CÔNG TY cổ PHẦN THIÊN KIM đà NẴNG (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w