5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1.3 Giải pháp cho yếu tố “Thu nhập”:
Thu nhập được xem là một trong những yếu tố tạo nên sự cạnh tranh giữa các tổ chức, doanh nghiệp khi tìm kiếm nguồn nhân lực, đây cũng là chìa khóa để nâng cao năng suất làm việc và giúp nhân viên gắn bó lâu dài với tổ chức. Trong hầu hết các Sàn giao BĐS, thu nhập của nhân viên kinh doanh chủ yếu dựa vào hoa hồng giao dịch. Ngoài ra, việc chốt giao dịch không phải lúc nào cũng thành công, nhân viên kinh doanh còn phải chi trả những khoản phí marketing, gặp gỡ khách hàng riêng của mình. Do đó, nhà quản lý cần có những chính sách hỗ trợ thích đáng. Sau đây là một số giải pháp cụ thể:
▪ Xây dựng hệ thống lương cạnh tranh: Nhà quản lý nên xem xét việc đề ra
mức lương cố định cho nhân viên kinh doanh, từ đó nhân viên có thể làm việc hết mình và gắn bó lâu dài với công ty, và điều quan trọng nữa là tạo nên sự hài lòng của nhân viên. Việc phân phối thu nhập phải gắn liền với hiệu quả công việc. Tiền lương phải gắn liền với sự phát triển kinh tế và mức sống của nhân viên. Hằng năm, cần xem xét, đánh giá và điều chỉnh mức lương cho hợp lý và đảm bảo đời sống cho nhân viên.
▪ Trả lương công bằng: Cần phải đánh giá hiệu quả công việc một cách chính
xác, trả lương theo năng lực, kết quả công việc cụ thể. Tiền lương cần rõ ràng và công bằng nhóm, công bằng cá nhân, tránh tình trạng so sánh, gây mất đoàn kết nội bộ. Nhà quản lý cần phổ biến chính sách lương, thưởng, phúc lợi để nhân viên nắm bắt và giảm được phần nào tâm lý so sánh, bất mãn.
▪ Hoàn thiện chính sách đãi ngội với các đối tượng nhân viên: Nhà quản lý
nên xem lại chính sách động viên đối với các nhân viên trên 40 tuổi để kích thích họ nỗ lực làm việc, đa dạng hóa các hình thức phúc lợi cho những nhân viên gắn bó lâu năm, đây cũng là một cách khiến cho các nhân viên mới
trọng đến các nhân viên có thâm niên 3-5 năm, vì đây là đối tượng nhân viên có kinh nghiệm và đang trong độ tuổi nang động, có nhiều cơ hội nhảy việc. Cần xem xét mức lương, ghi nhận kết quả làm việc, khen thưởng họ kịp thời.