3.1.4.1 Sơ đồ tổ chức ngân hàng Agribank chi nhánh Đà Nẵng
GIÁM ĐỐC Phòng kế toán – ngân quỹ Phòng KTKS NB Phòng hành chính Phòng dịch vụ & marketing Phòng KH hộ sản xuất & cá nhân Phòng hành chính nhân sự Phòng khách hàng doanh nghiệp Phòng kinh doanh ngoại hối Phòng điện toán Phòng công đoàn – pháp chế Phòng kế hoạch tổng hợp Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Các phòng giao dịch Chi nhánh cấp II Các phòng giao dịch Chi nhánh cấp III
Nhìn chung, sơ đồ tổ chức của Agribank chi nhánh Đà Nẵng khá rõ ràng và cụ thể. Agribank phân chia các phòng ban một cách chi tiết để dễ dàng phân công công việc và trách nhiệm. Đồng thời các phòng ban cũng có mối liên hệ ràng buộc với nhau khi cần thiết để có thể phối hợp thực hiện công việc.
3.1.4.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc: Là người đứng đầu chi nhánh, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt
động, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ cho nhân viên, đồng thời tổ chức và kiểm soát các hoạt động quản lý tài sản, chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh đối với tổng giám đốc.
Phó giám đốc: Thay mặt giám đốc chỉ đạo điều hành về mặt kinh doanh, các hoạt
động của các phòng chuyên về tiền tệ kho quỹ, quản lý tiền gửi, hành chính, kế toán tài chính. Chịu trách nhiệm cá nhân trước giám đốc và pháp luật về những công việc do mình quản lý giải quyết, chịu trách nhiệm điều hành, hoạt động của chi nhánh khi được giám đốc ủy quyền.
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Quản lý toàn bộ nhân sự và hoạt động về khách
hàng doanh nghiệp tại chi nhánh và các đơn vị trong cơ cấu tổ chức của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, tổng giám đốc và giám đốc khối khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh, được quyết định giải quyết các công việc quản lý và kinh doanh, ký kết các hợp đồng tín dụng, kinh doanh, thương mại, dân sự, lao động theo các quy chế quy định, phân cấp, ủy quyền của Agribank và theo quy định của pháp luật.
Phòng KH hộ sản xuất & cá nhân: Quản lý toàn bộ nhân sự và hoạt động về khách
hàng cá nhân tại chi nhánh và các đơn vị trong tổ chức của chi nhánh, chịu trách nhiệm trước hội động quản trị, tổng giám đốc và giám đốc khối khách hàng cá nhân trong việc quản lý, điều hành khách hàng hoạt động cá nhân của chi nhánh, được quyết định giải quyết các công việc quản lý kinh doanh, ký kết các hợp đồng tín dụng, kinh doanh, thương mại, dân sự, lao động theo các quy chế quy định, phân cấp, ủy quyền của Agribank và theo quy định của pháp luật.
Phòng kế toán – ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh
Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình lên NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phê duyệt.
Phòng hành chính nhân sự: Phụ trách thực hiện công tác xây dựng cơ bản, mua sắm,
phân phối trang thiết bị, công cụ lao động, quản lý và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng toàn chi nhánh. Phỏng vấn, tuyển dụng nhân viên và thực hiện hợp đồng lao động theo kế hoạch được hội sở chính duyệt hằng năm. Sắp xếp, bố trí cán bộ nhân viên vào công việc phù hợp, trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan đến mức lương và hưu trí. Lập chương trình đào tạo cán bộ công nhân viên trong phòng làm việc và thực hiện công tác thi đua khen thưởng.
Phòng kinh doanh ngoại hối: Thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế như mở
L/C, nhận L/C, mua bán ngoại tệ với khách hàng, chuyển tiền vào tài khoản của đơn vị, huy động vốn bằng ngoại tệ. Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, tài trợ xuất nhập khẩu, cho vay ngắn – trung – dài hạn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Phòng điện toán: Tổ chức xây dựng, vận hành và quản lý hệ thống công nghệ thông
tin bao gồm phần cứng, phần mềm, dữ liệu và các thiết bị liên quan của toàn hệ thống ngân hàng. Quản lý các tài sản công nghệ thông tin của toàn ngân hàng, nghiên cứu, thử nghiệm, triển khai các dự án, áp dụng công nghệ vào khai thác sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng và chuyển giao sản phẩm dịch vụ đã hoàn thiện cho các đơn vị khác trong ngân hàng. Tham mưu cho ban tổng giám đốc về các vấn đề liên quan đến việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin cho toàn ngân hàng.
Phòng dịch vụ và Marketing: Tìm kiếm, mở rộng thị trường các dịch vụ, thực hiện
các dịch vụ cho khách hàng như mở thẻ Mobile banking, đăng ký sử dụng dịch vụ SMS banking, Internet banking,…
Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù
hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình.
Phòng kế hoạch tổng hợp: Hỗ trợ và hướng dẫn các chi nhánh trong việc xây dựng
dự thảo kế hoạch phát triển kinh doanh theo tháng, quý, năm trên cơ sở các định hướng, chiến lược của ngân hàng.
Thu thập, tổng hợp số liệu về hoạt động kinh doanh và các kế hoạch hành động của các đơn vị, chi nhánh trên toàn hệ thống.
Theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch của các chi nhánh trên toàn hệ thống.
Kiến nghị điều chỉnh kế hoạch trên cơ sở kết quả thực hiện kế hoạch của các chi nhánh và biến động trên thị trường.
Tham mưu cho Trưởng/Phó phòng về các cơ chế ghi nhận và đánh giá kết quả cũng như hiệu quả hoạt động của từng đơn vị (chi nhánh, phòng giao dịch và các đơn vị tại Hội sở) trên toàn hệ thống.
Sử dụng các nguồn số liệu để xây dựng các tập báo cáo quản trị nội bộ về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng theo định kỳ và theo các chuyên đề. Hiểu và lập các báo cáo chuyên đề đã được xây dựng sẵn, cung cấp các báo cáo chuyên đề theo yêu cầu của các bộ phận chức năng.
Phòng công đoàn – pháp chế: Tuyên truyền giáo dục, động viên cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động trong Ngành nâng cao trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, quản trị, điều hành, vững vàng về chính trị, tổ chức và thực hiện phong trào thi đua yêu nước, hướng vào sự nghiệp đổi mới hoạt động Ngân hàng, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của từng đơn vị và của toàn Ngành; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa
Tổ chức các phong trào, hoạt động văn hoá, thể thao, phong trào trong nữ công nhân, viên chức, lao động ngành Ngân hàng; tổ chức thực hiện công tác an sinh xã hội, công tác dân chủ cơ sở; tổ chức hoạt động phòng, chống các tệ nạn xã hội, an toàn lao động,…
Các phòng giao dịch: Có chức năng huy động cho vay và phát triển dịch vụ, được
giao nhiệm vụ huy động vốn theo sự ủy nhiệm của giám đốc dưới các hình thức tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, đầu tư kinh doanh trực tiếp đến các hộ sản xuất kinh doanh theo đúng điều lệ, chế độ, ngành theo luật quy định.
3.3 Tình hình kinh doanh tại NHNo & PTNT Chi nhánh Đà Nẵng3.3.1 Tình hình huy động vốn 3.3.1 Tình hình huy động vốn
Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng AgriBank chi nhánh Đà Nẵng năm 2014 đến 2016 BẢNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch
2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) ST TL (%) ST TL (%) I. Nội tệ 8,414,962 99.55 10,481,911 99.43 13,450,691 99.48 2,066,949 24.56 2,968,780 28.32 1. Tiền gửi từ dân cư 5,642,80 0 67.06 7,546,532 72.00 10,554,24 0 78.47 1,903,73 2 33.74 3,007,70 8 39.86 2. Tiền gửi từ các TCKT 2,001,75 2 23.79 2,415,015 23.04 2,032,136 15.11 413,263 20.65 (382,879) (15.85) 3. Tiền gửi từ các TCTD 770,410 8.71 520,364 4.39 864,315 5.91 (250,046) (32.46) 343,951 66.10 II. Ngoại tệ 38,039 0.45 60,089 0.57 70,309 0.52 22,051 57.97 10,220 17.01 Tổng cộng 8,453,00 0 100.00 10,542,00 0 100.00 13,521,00 0 100.00 2,089,00 0 24.71 2,979,00 0 28.26
(Nguồn từ phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT- Chi nhánh Đà Nẵng)
Qua bảng số liệu về tình hình huy động vốn ta thấy: Tổng nguồn vốn huy động tại NHNo & PTNT- Chi nhánh Đà Nẵng tăng qua 3 năm liên tục. Cụ thể, tổng nguồn vốn huy động năm 2015 đạt 10,542,000 triệu đồng, tăng 2,089,000 (tương ứng với tốc độ tăng là 24,71%). Qua năm 2016 tổng nguồn vốn tiếp tục tăng và đạt mức 13,521,000 triệu đồng, tăng 2,979,000 triệu đồng so với năm 2015 (tương ứng với tốc độ tăng là 28,26%). Nguyên nhân là do từ 2014 nền kinh tế có những biến động tốt
nên khả năng huy động của 2015,2016 khá cao. Cho thấy trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng về tiền gửi để đảm bảo nguồn vốn và khả năng thanh khoản, thì nguồn tiền gửi của NHNo & PTNT- Chi nhánh Đà Nẵng đạt mức tăng trưởng tốt. Điều này chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm được thực hiện khá tốt.
Sở dĩ nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng là chủ yếu do tiền gửi từ dân cư huy động bằng nội tệ tăng. Đây là nguồn huy động tương đối ổn định và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn huy động luôn chiếm tỷ trọng trên 50% nguồn vốn huy động. Cụ thể, nguồn vốn huy động từ dân cư bằng nội tệ năm 2014 đạt 5,642,800 triệu động chiếm 67,06% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2015 đạt 7,546,532 triệu đồng chiếm 72% trong tổng nguồn vốn huy động và tăng 33,74% so với năm 2014. Sang năm 2016 nguồn vốn này tiếp tục tăng đạt 10,554,240 triệu đồng chiếm 78,47% và tăng 39,86% so với năm 2015. Nhờ chi nhánh đã sử dụng các chính sách thu hút, chăm sóc khách hàng hợp lý, triển khai có kết quả, tung ra thị trường nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, đa dạng với các hình thức huy động vốn, đa dạng các thời hạn và khung lãi suất nên thu hút được nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư, cùng với uy tín của ngân hàng tạo niềm tin cho khách hàng đến gửi tiền.
Nguồn vốn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng vốn huy động sau tiền gửi dân cư đó là tiền gửi các TCKT bằng nội tệ. Tuy nhiên có biến động từ năm 2015 tăng lên so với năm 2014 và đến năm 2016 là giảm xuống. Do năm 2016 nền kinh tế có những biến chuyển tốt, các tổ chức kinh tế cần vốn để mở rộng sản xuất nên tỷ trọng nguồn vốn có xu hướng giảm xuống. Cụ thể năm 2015 nguồn vốn huy động từ tiền gửi từ các TCKT bằng nội tệ là 2,415,015 triệu đồng tăng 413,263 chiếm 20,65% so với năm 2014, năm 2016 đạt 2,032,136 triệu đồng giảm 382,879 triệu đồng (tương ứng với tốc độ giảm 15,85%).
Nguồn huy động ngoại tệ tăng qua 3 năm qua. Cụ thể năm 2015 đạt 60,089 triệu đồng tăng 22,051 triệu đồng so với năm 2014, năm 2016 đạt 70,309 triệu đồng tăng 10,220 so với năm 2015 (tương ứng với tỷ lệ tăng 17,01%.)
Nhìn chung trong bối cảnh đầy khó khăn và diễn biến hết sức phức tạp của thị trường hiện nay thì NHNo PTNT- Chi nhánh Đà Nẵng vẫn duy trì và đạt đợc tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao. Đây là cả một sự cố gắng lớn của tập thể cán bộ công
3.3.2 Tình hình cho vay
BẢNG TÌNH HÌNH CHO VAY Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015 ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) ST TT(%) 1. Doanh số cho vay 8,525,005 100.00 9,766,545 100.00 11,673,026 100.00 1,241,540 14.56 1,906,481 19,52 Ngắn hạn 7,116,774 83.48 8,191,545 83.87 9,852,413 84.40 1,074,771 15.10 1,660,868 20.28 Trung - Dài hạn 1,408,231 16.52 1,575,000 16.13 1,820,613 15.60 166,769 11.84 245,613 15.59 2. Doanh số thu nợ 7,513,676 100.00 8,088,661 100.00 10,898,256 100.00 574,985 7,65 2,809,595 34,73 Ngắn hạn 6,786,506 90.32 6,552,631 81.01 9,117,380 83.66 (233,875) -3.45 2,564,749 39.14 Trung - Dài hạn 727,170 9.68 1,536,030 18.99 1,780,876 16.34 808,860 111.23 244,846 15.94 3. Dư nợ 5,700,000 100.00 7,350,000 100.00 8,900,000 100.00 1,650,000 28.95 1,550,000 21,09 Ngắn hạn 4,889,220 85.78 6,224,240 84.68 7,530,000 84.61 1,335,020 27.31 1,305,760 20.98 Trung - Dài hạn 810,780 14.22 1,125,760 15.32 1,370,000 15.39 314,980 38.85 244,240 21.70 4. Nợ xấu 182,400 25,725 64,080 (156,675) -85.90 38,355 149.10 5. Tỷ lệ nợ xấu 3.20% 0.35% 0.72% -2.85% 0.37%
Bảng 3.2. Tình hình cho vay của Ngân hàng AgriBank chi nhánh Đà Nẵng năm 2014 đến 2016 (ĐVT: triệu đồng)
(Nguồn từ phòng Kế hoạch kinh doanh NHNo & PTNT chi nhánh Đà Nẵng)
Công tác cho vay của NHNo & PTNT chi nhánh Đà Nẵng có những chuyển biến tích cực trong 3 năm qua với những nổ lực và cố gắng không ngừng của toàn cán bộ ngân hàng.
Qua bảng số liệu cho thấy:
Doanh số cho vay của ngân hàng tăng khá lớn. Doanh số cho vay năm 2015 đạt
9,766,545 triệu đồng tăng 1,241,540 triệu so với năm 2014 (tương ứng với tốc độ tăng 14,56%). Năm 2016 đạt 11,673,026 triệu đồng tăng 1,906,481 triệu đồng so với năm 2015 (tương ứng với tốc độ tăng 19,52%). Trong đó, chi nhánh tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn, nên hình thức cho vay này luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong doanh số cho vay và tăng qua các năm do cho vay ngắn hạn vòng quay vốn ngắn, thu gốc và lãi nhanh, hạn chế được rủi ro. Cụ thể năm 2014 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 7,116,774 triệu đồng chiếm 83,48% trong tổng doanh số cho vay, năm 2015 đạt 8,191,545 triệu đồng chiếm 83,87% trong tổng doanh số cho vay tăng 15,1% so với năm 2014. Năm 2016 đạt 9,852,413 triệu đồng chiếm 84,4% trong tổng doanh số cho
vay và tăng 20,28% so với năm 2015. Đối với vay cho trung và dài hạn thì chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh số cho vay và tăng qua các năm, do sự phát triển mạnh của nền kinh tế hiện nay thì có nhiều dự án đầu tư lớn, đầu tư mua sắm trang thiết bị,…vì thế cho vay trung và dài hạn cũng tăng lên.
Doanh số thu nợ là 1 chỉ tiêu quan trọng, nó góp phần đánh giá hiệu quả hoạt
động của chi nhánh, bởi nếu cho vay mà không thu được nợ sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Doanh số thu nợ của ngân hàng tăng qua 3 năm. Cụ thể doanh số thu nợ của năm 2015 đạt 8,088,661 triệu đồng tăng 574,985 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng 7,65%). Đến năm 2016 doanh số thu nợ tiếp tục tăng đạt 10,898,256 triệu đồng tức là tăng 2,809,595 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng 34,73%). Doanh số thu nợ tăng từ đó thấy được việc thu nợ của chi nhánh có hiệu quả. Doanh số thu nợ của ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ và tăng qua các năm. Tuy nhiên doanh số thu nợ ngắn hạn của năm 2015 giảm so với năm 2014 với tốc độ giảm là 3,45% nhưng đến năm 2016 tăng lên đến 39,14% cho thấy rằng ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều, đồng thời cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh dẫn đến thu hồi nhanh. Doanh số thu nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp. nhưng tăng qua các năm. Như vậy, cùng với việc tăng hoạt động cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng đáng kể chứng tỏ những cố gắng rất lớn của tập thể cán bộ nhân viên.
Dư nợ cho vay được hiểu là số tiền mà ngân hàng còn phải thu khách hàng tại
một thời điểm. Qua số liệu của bảng thì ta nhận thấy dư nợ của chi nhánh tăng 3 năm. Năm 2015 tổng dư nợ đạt 7,350,000 triệu đồng tăng 1,650,000 triệu đồng so với năm 2014 (tương ứng tốc độ tăng là 28,95%), năm 2016 đạt 8,900,000 triệu đồng tăng so với năm 2015 là 1,550,000 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng là 21,09%). Trong đó dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng qua 3 năm.
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu có sự biến động qua các năm . Do nền kinh tế trong nước
có những biến động do nền kinh tế thế giới cùng với dư âm của cuộc khủng hoảng