Tăng cường hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy nhắm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia huda trên thị trường đà nẵng tại công ty TNHH TMDV hoa dung (Trang 80 - 107)

Trong một thời gian dài, tất cả các công ty, các hãng khi bước vào kinh doanh đều nhận thấy rằng: Tiến hành các biện pháp yểm trợ bán hàng (chiêu khách, chiêu hàng, quảng cáo) là những biện pháp quan trọng thu hút sự chú ý của khách hàng, thúc đẩy quá trình sản xuất - kinh doanh thu được hiệu quả cao. Có rất nhiều hoạt động để công ty TNHH TM&DV Hoa Dung tiến hành nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của mình.

- Đối với quảng cáo thì

 Nghiên cứu địa bàn quảng cáo trọng tâm: Công ty phải xác định rằng trong thời gian trước mắt, sản phẩm bia Huda mà công ty đang phân phối công ty chưa thể mở rộng pham vi phân phối ra được nhưng viêc đó phải cần vốn và thời gian lớn. Do đó, tại thị trường Đà Nẵng phải được đánh giá là mục tiêu trọng tâm. Công ty cần quảng cáo thế nào để khách hàng muốn lấy sản phẩm của công ty nhiều hơn các đại lý cùng cấp của sản phẩm tại thị trường.

 Nghiên cứu phương tiến quảng cáo: Có rất nhiều phương tiện có thể dùng để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của quảng cáo. Mỗi hình thức đều có những đặc điểm riêng và tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, Công ty Hoa Dung nên chọn lựa hình thức truyền tin tới mọi người bằng các phương tiện quảng cáo ngoài trời. Đó là các băng cờ, biển hiệu treo tại các nhà hàng, khách sạn, quán nhậu. Các hình thức này phù hợp với tiềm năng và mục tiêu của công ty.

Hiện nay Công ty Việt Hà đang sử dụng một số loại biển quảng cáo như: Biển làm bằng mica, sắt, các băng cờ...

Công ty nên sử dụng nhiều biển sắt treo với kích thước 0,6  2,4 (m) vì các nhà mặt phố hiện nay thông thường có kích thước từ 2,4 - 3,0(m). Do đó đây là kích thước tương đối chuẩn. Các biển sắt đứng cũng tỏ ra có hiệu quả vì nó nhỏ, đặt gọn trên đường phố, người đi trên cả hai chiều đều có thể nhận thấy dễ dàng. Nội dung

trên các biển là tên của sản phẩm và biểu tượng của công ty với màu sắc đặc trưng nhằm gây ấn tượng với tên gọi của sản phẩm.

Xác định ngân sách cho hoạt động quảng cáo: Căn cứ vào tiềm năng và mục tiêu của mình, công ty nên xây dựng ngân sách dành riêng cho hoạt động quảng cáo bằng cách xác định một tỷ lệ % nhất định trên doanh thu.

- Tăng cường các hình thức khuyến mại, các chương trình thu hút, lôi muốn khách hàng, tổ chức lễ trao giải cho khách hàng tiêu thụ nhiều sản phẩm của công ty... như chương trình mà công ty đã áp dụng trong thời vừa qua. Cụ thể là:

Số lượng tiêu thụ của khách hàng (x)

Tỷ lệ được khuyến mại vào tháng sau (%)

x = 100 lít 1

100 lít < x< 500 lít 5

x 500 lít 10

Khách hàng nào tiêu thụ lượng sản phẩm tương ứng với mức cho trong bảng thì sẽ đến đầu tháng sau sẽ được ưu tiên mua thêm một tỷ lệ tương ứng với số lượng tiêu thụ của mình được cho trong bảng trên. Như vậy, nếu một người mua 100 lít bia hơi thì đến đầu tháng sau sẽ được mua 101 lít, 500 lít thì tháng sau sẽ được 550 lít...

- Maketing trực tiếp : Ngoài trang web của công ty công ty nên có trang facebook của công ty, để công ty thường xuyên cập nhật cũng như quảng cáo cho sản phẩm của công ty mình, tương tác với các khách hàng của công ty.

Kết luận: Chương 3 sử dụng bảng câu hỏi để nghiên cứu sự hài lòng của khách

hàng đối với các chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0, đã phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng là cơ sở để đưa ra các giải pháp cho công ty Hoa Dung.

KẾT LUẬN

Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm là mục tiêu vô cùng quan trọng của các Công ty sản xuất kinh doanh hiện nay, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chiến lược và kế hoạch của Công ty. Đây là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành bại của nhiều doanh nghiệp. Vì vậy việc đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm là những vấn đề mà mỗi Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải quan tâm thường xuyên.

Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Hoa Dung ngoài việc phân phối, kinh doanh, tự hoạch toán lãi lỗ để đảm bảo sự tồn tại và phát triển, công ty còn phải từng bước hoàn thiện mình để phát triển hơn nữa. Vì lẽ đó công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty trong điều kiện thị trường cạnh trang gay gắt và quyết liệt đã gặp khó khăn lại càng phức tạp hơn rất nhiều.

Qua việc phân tích tổng quát tình hình hoạt động tiêu thụ sản phẩm và kết quả kinh doanh của công ty ta thấy rằng công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ Hoa Dung đã có rất nhiều cố gắng và có nhiều chuyển biến tích cực trong việc quản lý, tổ chức lao động, tìm kiếm thị trường, hay nói cách khác đi công ty đã có cách nhìn nhận các vấn đề một cách toàn diện để mang đến sự hoạt động hiệu quả nhất.

Dựa trên những kiến thức đã học tập, nghiên cứu vào tình hình thực tế của công ty, Tôi đã chọn đề tài: với mong muốn bài viết sẽ có được đóng góp nhất định cho công tác tiêu thụ sản phẩm nói riêng và sự phát triển của công ty nói chung. Với thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế, đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Do vậy kính mong được sự giúp đỡ và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn làm khóa luận thực tập tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.

Qua đây tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của giảng viên

ThS. Huỳnh Tịnh Cát và các cán bộ công nhân viên trong công ty trách nhiệm hữu

hạn thương mại và dịch vụ Hoa Dung đã giúp tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] TS. Nguyễn Thượng Thái , Giáo trình Marketing, Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản thống kê 2000.

[2] Trần Thị Như Lâm & Sái Thị Lệ Thủy, Giáo trình Tiếp Thị Căn Bản, Đại Học Duy Tân.

[3]PGS.TS. Hoàng Minh Đường & PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại , Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.

[4] Hồ Tấn Tuyến, Giáo trình Quản trị chiến, Đại Học Duy Tân.

[5] Trần Thị Như Lâm, Giáo trình Quảng Cáo & Chiêu Thị, Đại Học Duy Tân. [6] Trang web Công ty TNHH TM&DV Hoa Dung: www.hoadung.com/.

[7] Trang web Thời báo kinh tế Việt Nam: http://vneconomy.vn/thoi-bao-kinh-te- viet-nam.html.

[8] Báo tiêu dùng và tiếp thị.

[9] Tài liệu của công ty TNHH TM&DV Hoa Dung. [10] Tài liệu của phòng đại diện bán hàng khu vực

Phụ lục 1: Mẫu hợp đồng áp dụng của công ty Hoa Dung

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG HỖ TRỢ THƯƠNG MẠI Số: ……… /HĐHT/MT

- Căn cứ Bộ luật Dân sự hiện hành;

- Căn cứ Luật Thương mại hiện hành;

- Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của các Bên.

Hôm nay, ngày ……….. tháng ……….. năm 2016, tại Công Ty TNHH Thương mại Carlsberg Việt Nam, chúng tôi gồm có:

BÊN A : CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI CARLSBERG VIỆT

NAM

Địa chỉ :

Điện thoại : Fax :

Do Ông : Chức vụ : Số TKGD : Ngân hàng : Mã số thuế : BÊN B : ĐẠI LÝ Địa chỉ : Điện thoại : Đại diện : Chức vụ : CMND số : Ngày cấp: Nơi cấp: BÊN C : ĐIỂM BÁN Địa chỉ : Điện thoại : Đại diện : Chức vụ : CMND số : Ngày cấp: Nơi cấp:

Các bên tại đây cùng thỏa thuận như sau:

ĐIỀU 1: NỘI DUNG THỎA THUẬN

Bên A đồng ý hỗ trợ cho Bên C, mức hỗ trợ dao động dựa trên sản lượng các sản phẩm của Bên A được Bên C tiêu thụ trong thời hạn của thỏa thuận này.

Mức hỗ trợ bằng tiền là……[tổng cả năm] VNĐ ( Bằng chữ: ……….. đồng chẵn) với mức sản lượng cam kết là ………….. két thùng sản phẩm tiêu

chuẩn/tháng, tương đương ….. két thùng sản phẩm tiêu chuẩn /năm.

ĐIỀU 2: THỜI HẠN HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này có thời hạn là 12 tháng. Bắt đầu có hiệu lực từ ngày ……….. đến hết ngày ………...

ĐIỀU 3: THANH TOÁN

3.1. Hình thức thanh toán:

- Bên A căn cứ vào sản lượng thực tế Bên C tiêu thụ để thanh toán khoản hỗ trợ cho Bên C theo các đợt như sau.

o Đợt 1: …. đồng (Bằng chữ: ……….. chẵn) sau 1 (một) tháng kể từ ngày Hợp đồng được ký kết với điều kiện Bên C đạt 10% sản lượng cam kết tương đương với ….. két thùng sản phẩm tiêu chuẩn.

o Đợt 2: …. đồng (Bằng chữ: ……….. chẵn) sau 6 (sáu) tháng kể từ ngày Hợp đồng được ký kết với điều kiện Bên C đạt 50% sản lượng cam kết tương đương với ….. két thùng sản phẩm tiêu chuẩn.

o Đợt 3: …. đồng (Bằng chữ: ……….. chẵn) sau 12 (mười hai) tháng kể từ ngày Hợp đồng được ký kết với điều kiện Bên C đạt

100% sản lượng cam kết tương đương với ….. két thùng sản

phẩm tiêu chuẩn.

- Trường hợp Bên C không đạt điều kiện sản lượng ở đợt 2 và đợt 3, Bên A đồng ý gia hạn thời gian hoàn thành sản lượng thêm 03 tháng kể từ khi kết thúc mỗi đợt.

- Nếu Bên C không đạt điều kiện sản lượng cam kết của một đợt (kể cả sau khi được gia hạn thời gian hoàn thành) thì phần hỗ trợ của đợt đó sẽ được thanh toán vào đợt tiếp theo với điều kiện Bên C đạt sản lượng cam kết của đợt tiếp theo.

3.2. Hồ sơ thanh toán:

Bên A căn cứ vào báo cáo bán hàng của Bên B có xác nhận của nhân viên kinh doanh của Bên A và đại diện của Bên C để thanh toán khoản hỗ trợ cho Bên C. Các hồ sơ thanh toán này sẽ được cung cấp cho Bên A trong vòng 15 ngày kể từ ngày kết thúc từng đợt thanh toán nêu tại Điều 3.1 ở trên.

chuyển khoản cho Bên C theo tài khoản như sau:

Số tài khoản :

Người thụ hưởng :

Tên Ngân hàng :

Địa chỉ ngân hàng :

3.3. Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:

Đối với đối tác là cá nhân (Cá nhân kinh doanh, Hộ kinh doanh cá thể, Nhóm cá nhân kinh doanh), Bên A sẽ khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân trên khoản hỗ trợ của từng đợt trước khi thanh toán các khoản hỗ trợ cho Bên C theo qui định.

Trong trường hợp Bên C là doanh nghiệp và cung cấp cho Bên A bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do Bên C xác nhận sao y bản chính (ký và đóng dấu), Bên A sẽ không khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Bên C tự chịu trách nhiệm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.

ĐIỀU 4: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÁC BÊN

4.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A:

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Hợp đồng này của Bên C, nếu Bên C thực hiện bất kỳ hành vi nào gây ảnh hưởng xấu đến kinh doanh hoặc hình ảnh, nhãn hiệu bia của Bên A thì ngay lập tức yêu cầu Bên C ngưng thực hiện và khắc phục hậu quả;

- Được ưu tiên tái ký/gia hạn Hợp đồng này với Bên C;

- Trong trường hợp Bên A kiểm tra phát hiện thấy Bên B kê khai sai lệch sản lượng của Bên C thì Bên A có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng này và từ chối thanh toán các khoản hỗ trợ chưa chi trả tính đến thời điểm phát sinh sai lệch đó. Trách nhiệm thanh toán tiền hỗ trợ cho Bên C sẽ thuộc về Bên B.

- Tùy theo chính sách bán hàng của Bên A, Bên A có thể chủ động bố trí nhân viên thúc đẩy bán hàng hoặc nhân viên thúc đẩy bán hàng lưu động để tăng cường việc tiêu thụ sản phẩm tại điểm bán của Bên C. Nhân viên này chỉ chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến các sản phẩm của Bên A;

- Các quyền khác phù hợp để hỗ trợ Bên C đẩy mạnh hoạt động bán hàng.

4.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B:

- Đối chiếu sản lượng với Bên C, cung cấp báo cáo bán hàng từng tháng và lấy xác nhận của Bên A, Bên C để làm cơ sở xác định mức hỗ trợ theo Điều 1.

- Trong trường hợp Bên A kiểm tra phát hiện thấy Bên B kê khai sai lệch sản lượng của Bên C thì Bên B có nghĩa vụ thanh toán tiền hỗ trợ cho Bên C.

4.3. Quyền và nghĩa vụ của Bên C:

- Bên C ưu tiên bán các sản phẩm bia của Bên A đến mọi khách hàng; - Tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên thúc đẩy bán hàng của Bên A hoàn

thành tốt việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm bia của Bên A đến khách hàng; - Ưu tiên bố trí sản phẩm của Bên A bảo quản trong điều kiện tốt nhất và ở

vị trí quan sát tốt để nhân viên của Bên A theo dõi tình hình bảo quản và luân chuyển sản phẩm từ xa;

- Không thay đổi vị trí, thông tin các sản phẩm vật dụng Bên A đã cung cấp làm sai lệch nội dung, hình ảnh của Bên A.

- Không được ký kết Hợp đồng độc quyền tiếp thị tiêu thụ sản phẩm với bất kỳ công ty bia nào khác trong thời hạn Hợp đồng này;

- Trường hợp Bên C chấm dứt kinh doanh trước khi kết thúc thời hạn Hợp đồng thì được hưởng các quyền lợi như đã thỏa thuận theo tỉ lệ chỉ tiêu đã thực hiện được. Nếu số tiền Bên C đã được thanh toán theo từng đợt vượt quá mức hỗ trợ được hưởng thì phải hoàn trả lại cho Bên A phần dôi dư;

ĐIỀU 5: CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này có thể chấm dứt trong các trường hợp sau: - Kết thúc thời hạn Hợp đồng;

- Bên A và Bên C cùng thỏa thuận chấm dứt Hợp đồng bằng văn bản trước thời hạn Hợp đồng;

- Sau 07 (bảy) ngày kể từ ngày Bên A thông báo bằng văn bản về bất kỳ hành vi nào của Bên C quy định ở Điều 4.3 mà Bên C không khắc phục một cách thỏa đáng.

- Một trong ba bên bị phá sản, giải thể, chuyển nhượng hoặc ngừng hoạt động.

ĐIỀU 6: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

- Nếu Bên B chấm dứt kinh doanh trong thời hạn Hợp đồng này thì quyền và nghĩa vụ của Bên B sẽ được chuyển giao cho một bên thứ ba là Đại lý của Bên A và do Bên A chỉ định.

- Hợp đồng này không trao Bên C quyền nhân danh Bên A dưới bất cứ hình thức hoặc mục đích nào để đàm phán, giao kết với bên thứ ba bất kỳ. Trong mọi trường hợp, Bên A sẽ không chịu trách nhiệm các hoạt động mà Bên C thực hiện dưới danh nghĩa Bên A.

- Bất khả kháng là một sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể dự đoán trước và cứu chữa được bất chấp những phương pháp cần thiết và hợp lý, làm bất kì một Bên nào đó không thể thực hiện được nghĩa vụ trong Hợp đồng này như hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, các yếu tố tự nhiên hoặc thiên tai, các hành động chiến tranh, khủng bố, bạo động, rối loạn trong dân chúng, cấm vận, tẩy chay, dịch bệnh, hỏa hoạn v.v. Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng sẽ không được tính vào thời hạn Hợp đồng này.

- Trong quá trình thực hiện Hợp đồng này, nếu có bất kỳ bổ sung, thay đổi hay bỏ bớt bất kỳ nội dung nào thì các bên sẽ tiến hành đàm phán và thống nhất bằng một Phụ lục Hợp đồng đính kèm và không tách rời Hợp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp thúc đẩy nhắm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bia huda trên thị trường đà nẵng tại công ty TNHH TMDV hoa dung (Trang 80 - 107)