Nhìn vào bản sơ đồ tổ chức khách sạn có thể thấy, nắm giữ vị trí cao nhất chính là Tổng giám đốc (General Manager), người chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành khách sạn, đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất, nhân viên các bộ phận hoạt động hiệu quả, tối ưu chi phí, tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận. Hoàn thành mục tiêu cam kết với ban quản trị tập đoàn và chủ đầu tư. Tiếp theo là vị trí Phó tổ giám đốc (Deputy General Manager), người trực tiếp hỗ trợ Tổng giám đốc quản lý, điều hành mọi hoạt động của khách sạn, làm việc trực tiếp với các trưởng bộ phận nhằm tối ưu năng suất lao động, nâng cao chất lượng dịch vụ, thực hiện các kế hoạch ngắn và trung hạn.
- Bộ phận thư ký (Secretary): Hỗ trợ công việc cho tổng giám đốc về hồ sơ, truyền đạt thông tin, lịch trình,…
- Bộ phận nhân sự: Thực hiện các chế độ chính sách nhân sự, giải quyết các công việc liên quan đến quan hệ, kỷ luật lao động thi đua khen thưởng. Tiếp nhận và xử lý các
công việc hành chính, pháp lý liên quan đến nội bộ khách sạn và với cơ quan đoàn thể bên ngoài. Xây dựng chương trình đào tạo, quản lý, kiểm tra và cải tiến chất lượng dịch vụ.
- Bộ phận kinh doanh tiếp thị: Lập kế hoạch và triển khai các kế hoạch kinh doanh. Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu xu hướng khách hàng, xu hướng tiêu dùng du lịch từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh thích hợp cho từng thời kỳ, từng giai đoạn. Lập kế hoạch quản lý, quảng bá thương hiệu, quảng bá hình ảnh. Quản lý doanh số, thúc đẩy bán hàng, báo cáo định kỳ cho Tổng giám đốc.
- Bộ phận lễ tân: Cung cấp mọi thông tin, hỗ trợ tư vấn, giới thiệu các dịch vụ của khách sạn đến khách hàng, mang đến cho họ sự hài lòng cao nhất. Thực hiện check – in, check – out , thanh toán cho khách. Phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo phục vụ, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong quá trình lưu trú.
- Bộ phận buồng phòng: chức năng chính là đảm bảo sự sạch sẽ và tính thẩm mĩ cho toàn bộ khách sạn. Bộ phận buồng là một bộ phận chủ yếu đem lại doanh thu và lãi suất cao nhất khách sạn.
- Bộ phận tài chính kế toán: Kiểm soát các vấn đề về kế toán và tài chính ,các hợp đồng kinh tế, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng cung cấp hàng hóa, hợp đồng bán phòng và dịch vụ của khách sạn.. Đảm bảo rằng tất cả các vấn đề về thuế đang được kiểm soát và xử lý một cách hợp lý và phù hợp với công ty và pháp luật...
- Bộ phận kỹ thuật: Chịu trách nhiệm đảm bảo các hệ thống, thiết bị hoạt động trong tình trạng tốt, không bị gián đoạn. Lập kế hoạch và thực hiện bảo trì định kỳ và bảo trì ngăn ngừa cho hệ thống kỹ thuật. Nhận biết và cảnh báo các rủi ro của đơn vị trong quá trình vận hành, đề xuất và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa sự cố, giảm thiểu rủi ro. Tổ chức, quản lý, điều hành và thực hiện toàn bộ các hoạt động của Bộ phận Kỹ thuật.
- Bộ phận ẩm thực: là bộ phận đem lại doanh thu chủ yếu cho khách sạn (sau bộ phận buồng phòng), chuyên cung cấp thức ăn và đồ uống cho các thực khách tại khách sạn. Không chỉ dừng lại ở việc gia tăng doanh thu, mà bộ phận F&B còn tạo nên thương hiệu cho khách sạn, giúp thu hút nhiều khách hàng hơn, qua đó lượng khách sử dụng những dịch vụ khác của khách sạn cũng tăng lên. Nhiệm vụ chính của bộ phận F&B là tổ chức hoạt động kinh doanh ăn uống gồm có 3 hoạt động chính: chế biến, lưu thông và tổ chức
phục vụ dịch vụ ăn uống tại khách sạn; cung cấp các dịch vụ bổ sung như: tổ chức tiệc, buffet… theo yêu cầu khách.
- Bộ phận an ninh: Là bộ phận không thể thiếu trong một khách sạn. Đây là bộ phận đảm nhận việc giữ an toàn cho khách hàng, cho tài sản của khách sạn cũng như an ninh trong khách sạn. Ngăn chặn các tình huống nguy hiểm gây hại đến con người và tài sản có thể xảy ra.
- Bộ phận giải trí (Spa): Bộ phận này có chức năng gia tăng giá trị cho khách sạn, tạo thêm sự lựa chọn cho khách hàng của khách sạn.