a. Tổ chức ca làm việc:
Đề xuất sắp xếp thêm ca gãy cho nhân viên trong thời kỳ cao điểm, hoặc thuê nhân viên thời vụ để giảm tải công việc, giảm áp lực và tạo ra chất lượng phục vụ chất lượng nhất.
Ca làm việc hiện nay tại bộ phận bàn của nhà hàng Temple rất hợp lý cho cả doanh nghiệp lẫn người lao động. Tuy nhiên vẫn còn có 1 tồn tại cần khắc phục nhằm nâng cao chất lượng của bộ phận. Để đảm bảo truyền tải đầy đủ, tránh thất lạc thông tin của ca làm việc trước cho người vào ca sau, cần có văn bản lưu trữ thông tin, báo cáo rõ ràng, tránh tình trạng không có người chịu trách nhiệm. Đồng thời luôn kiểm tra tinh thần tập trung,
50 tính trách nhiệm của nhân viên bằng cách người giám sát thường xuyên quan sát cách làm việc của nhân viên, kiểm tra để kịp thời phát hiện thiếu sót.
b. Phối hợp giữa các bộ phận:
Việc nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua mối quan hệ giữa các bộ phận là vô cùng quan trọng. Mỗi bộ phận của khách sạn đều có những chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhưng luôn hướng đến một mục đích chung là đáp ứng, làm hài lòng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng với các dịch vụ của khách sạn, mang lại doanh thu cho khách sạn, duy trì lòng trung thành của khách hàng và thu hút khách hàng mới đến với khách sạn.
Mỗi bộ phận đều đảm nhận những chức năng, nhiệm vụ cụ thể đảm bảo khách sạn hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả. Thực tế hiện nay trong môi trường làm việc của doang nghiệp vẫn tồn tại một vài vấn đề nhỏ, nếu không hợp tác cùng nhau hỗ trợ thì sẽ giảm đi chất lượng dịch vụ. nhà hàng cần duy trì việc tổ chức định kỳ các cuộc họp ngắn trong giờ giao cao để bàn giao công việc cũng như đưa ra khuất mắc, quan điểm của mình trong công việc để mọi người nắm rõ và giải quyết. Trước hết là nhà quản lý cần nhìn nhận vấn đề để đưa ra hướng giải quyết kịp thời để không làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Tiếp đến sẽ dựa trên bảng mô tả phân công công việc để liệt kê trách nhiệm và đưa ra các biện pháp phối hợp để giải quyết vấn đề. Sau khi những khúc mắc trong công việc được giải quyết ổn, mọi quy trình đều đi vào quỹ đạo thì dần dần những mối quan hệ trong công việc sẽ được duy trì hiệu quả.
Một số giải pháp nâng cao mối quan hệ giữa bộ phận bàn với các bộ phận khác: -Bar- bếp: đề cao tinh thần hợp tác làm việc có hiệu quả giữa bàn- bar- bếp. Thường xuyên có những buổi họp chung giữa trưởng các bộ phận để nêu ra ý kiến nhằm giải quyết và sửa đổi.
-Buồng phòng: nên đặt ra khung giờ rõ ràng từ 10-11h cho nhân viên bộ phận bàn có thể linh hoạt và sắp xếp thời gian hợp lý để hoàn thành công việc chuẩn bị hoa quả. Nếu bên nào không tuân thủ đúng thời gian giao và nhận sẽ bị nhắc nhở trên trang mạng nội bộ của công ty. Ngoài vấn đề này thì giữa bàn với buồng không còn bất kỳ mâu thuẫn nào nữa. Việc đưa ra khung giờ rõ ràng là rất cần thiết nhằm tránh phiền phức về sau.
-Lễ tân: nhà quản lý giữa 2 bộ phận thường xuyên trao đổi với nhau để tìm ra những hạn chế, bổ sung nhau những vấn đề còn hạn chế trong việc chuyển thông tin hay hóa đơn
51 thanh toán để truyền tải lại nhân viên. Từ đó rút kinh nghiệm cho lần làm việc sau, nâng cao hiệu suất làm việc chung, nâng cao chất lượng dịch vụ.
52
KẾT LUẬN
Sự ổn định về chính trị với chính sách mở cửa ưu đãi đã tạo điều kiện cho ngành du lịch Việt Nam phát triển mạnh mẽ và bước sang một giai đoạn mới. Được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch đã trở nên quen thuộc với nhiều người và trở thành một trong những nhu cầu cơ bản của con người. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch thì ngành kinh doanh khách sạn cũng có những bước tiến vượt bậc. Vì vậy, để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn phải không ngừng sáng tạo và nâng cao chất lượng sản. Cùng với đó, công tác xúc tiến cũng cần phải được nâng cao để thu hút khách du lịch và đưa hình ảnh của khách sạn đến gần mục tiêu hơn. Hội An là một trong những lựa chọn hàng đầu của khách quốc tế khi đến Việt Nam cũng như khách nội địa. Với những khẩu hiệu: “Quảng Nam- một điểm đến, hai di sản văn hóa thế giới” đã thu hút một lượng lớn du khách nước ngoài tới Quảng Nam nói riêng cũng như Hội An nói chung từ nhiều năm nay. Chính vì vậy, cần phải chú trọng đến hoạt động xúc tiến nhằm thu hút tập khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh của La Siesta Hoi An Resort and Spa thời gian tới.
Nhờ vào những nổ lực cống hiến cho nhà hàng Temple nói riêng và cả La Siesta Hoi An Resort & Spa nói chung mà trong thời gian vừa qua, doanh nghiệp cũng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó cũng còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định.
Qua hơn 2 tháng thực tập tại doanh nghiệp, tôi đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm quý báu, sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các anh chị trong nhà hàng. Dựa trên kiến thức học được, kinh nghiệm thục tập và kết quả nghiên cứu về đề tài :” Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận bàn tại nhà hàng Temple thuộc La Siesta Hoi An Resort & Spa”, tôi đã rút ra được một số giải pháp cụ thể để hạn chế những mặt tiêu cực, tăng cường và phát huy những thế mạnh nhằm đưa chất lượng dịch vụ trong nhà hàng ngày càng được nâng cao.
Tôi hy vọng khóa luận này sẽ đóng góp một phần nào đó nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của nhà hàng và ngày càng hoàn thiện hơn về chất lượng dịch vụ của bộ phận
53 bàn. Mặc dù vẫn còn nhiều thiếu sót do thời gian và khả năng còn hạn chế, tôi mong sẽ được sự đóng góp ý kiến của doanh nghiệp để bài khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn.
Lời cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Trần Thị Mỹ Linh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong thời gian vừa qua.
1. Nguyễn Văn Mạnh- Hoàng Thị Lan Hương (2013), Giáo trình Quản trị kinh doanh khách sạn, nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
2. Nguyễn Thị Hải Đường (2013), Giáo trình Quản trị kinh doanh nhà hàng, nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng.
3. Hà Nam Khánh Giao- Nguyễn Văn Bình (2011), Giáo trình Nghiệp vụ nhà hàng, nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày tháng năm 2019 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... Đà Nẵng, ngày tháng năm 2019 GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN