Tạo động lực cho người lao động

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (TPBank) – chi nhánh hải châu (Trang 66 - 68)

Ngân hàng TPBank nói riêng và bất kì một doanh nghiệp nào nói chung chỉ có thể đạt được kết quả kinh doanh cao khi có được những nhân viên làm việc tích cực và sáng tạo. Điều đó phụ thuộc khá lớn vào cách thức các nhà quản lý sử dụng để tạo động lực lao động cho nhân viên. Để phát huy tối đa khả năng của nhân viên thì ngân hàng TPBank cần không ngừng hoàn thiện các biện pháp kích thích về mặt vật chất cũng như về mặt tinh thần để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, làm cho người lao động gắn bó lâu dài với ngân hàng, luôn luôn tận tâm vì mục tiêu phát triển trước mắt cũng như lâu dài của ngân hàng.

3.3.3.1. Kích thích về mặt vật chất.

Có thể nói kích thích về mặt vật chất đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả quản trị nhân lực. Kích thích về mặt vật chất là kích thích về mặt tiền lương, tiền thưởng trả cho người lao động để họ hăng say công tác nhằm đạt được kết quả cao.

Trong xu thế hiện nay, khi mà ngành Ngân hàng đanh phát triển với một tốc độ chóng mặt, nhiều ngân hàng mới ra đời thì việc chảy máu chất xám là điều không thể tránh được. Việc các ngân hàng dùng mức lương cao hơn để thu hút nguồn nhân lực của ngân hàng khách đã trở thành tình trạng khá phổ biến. Nếu so với mặt bằng ngành ngân hàng nói chung và với các ngân hàng cổ phần có vốn điều lệ nhỏ hơn nói riêng thì lương tại TPBank vẫn là thấp. Vấn đề thứ hai là việc tăng bậc lương cho công nhân viên là khá chậm. Mà mỗi lần tăng một bậc lương thì chỉ tăng có 10% lương so với mức lương cơ bản. Như vậy tỉ lệ tăng lương là quá thấp so với việc tăng của chi phí sinh hoạt. Chính vì vậy ngân hàng cần phải cân nhắc để có mức tăng lương phù hợp hơn với thực tế cuộc sống, từ đó thúc đẩy lòng hăng say, nhiệt tình của cán bộ công nhân viên.

Ngoài ra Ngân hàng nên tổ chức thi tuyển kết hợp với việc đánh giá thành tích của công nhân viên hàng năm trong việc tăng bậc lương. Việc thi tuyển trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sẽ đòi hỏi người lao động phải tăng cường học tập để nâng cao trình độ nhằm tâng được bậc lương của mình, từ đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đi kèm với một mức lương thỏa đáng, Ngân hàng TPBank nên đưa thêm một số chính sách ưu đãi về quyền mua cổ phiếu của Ngân hàng với các vị trí giám đốc, phó giám đốc. Đây là một cách hay mà nhiều ngân hàng hiện nay đang thực hiện để tìm kiếm được nguồn nhân tài về phía mình.

3.3.3.2. Kích thích về mặt tinh thần.

Song song với các kích thích về mặt vật chất, ban lãnh đạo ngân hàng nên sử dụng cả những kích thích về mặt tinh thần. Khi đời sống vật chất ngày càng được nâng cao như hiện nay thì nhu cầu về tinh thần cũng càng trở nên bức thiết. Nếu ngân hàng biết quan tâm tới đời sống tinh thần của cán bộ công nhân viên thì sẽ tạo ra được những tích cực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực.

Trước hết ngân hàng nên tạo ra bầu không khí làm việc thoải mái, tránh tình trạng làm thêm giờ để tránh gây ra sự ức chế về tinh thần cho người lao động. Vấn đề làm thêm giờ nên để người lao động tự nguyện và phải có chính sách đãi ngộ phù hợp với cán bộ làm thêm giờ thì họ sẽ làm với tâm trạng thoải mái, từ đó tăng được nâng suất lao động nên rõ rệt.

Các nhà quản lý của TPBank nên thường xuyên tổ chức các buổi nói chuyện, các buổi giao lưu giữa toàn thể cán bộ công nhân viên với ban lãnh đạo. Thông qua những buổi gặp gỡ trực tiếp như thế này, người lao động sẽ biết về nhau nhiều hơn, thân mật, gần gũi với nhau hơn. Còn những người quản lý thì hiểu sâu sắc hơn về đời sống, tâm tư nguyện vọng của cán bộ công nhân viên để có được những chính sách quản trị hợp lý. Mặt khác nó tạo ra sự gẫn gũi giữa ban lãnh đạo và các nhân viên cấp dưới, giúp người lao động cảm thấy ngân hàng như là gia đình thứ hai của họ. Một khi họ có được sự thoải mái khi làm việc, cảm thấy yêu thích công việc cũng như yêu quý đồng nghiệp, cấp trên của mình, có sự tin tưởng vào cơ hội phát triển của mình tại ngân hàng thì họ sẽ tích cực lao động, góp phần tăng doanh thu cho ngân hàng.

Lao động nữ chiếm một tỷ lệ khá lớn tại ngân hàng, chính vì vậy nên có những chính sách ưu đãi hơn với họ. Ngoài việc tổ chức thăm hỏi chị em khi sinh con thì ngân hàng nên hỗ trợ cho họ hưởng 100% lương chứ không nên chỉ được hưởng mỗi lương cố định như hiện nay.

Đối với những nhân viên của ngân hàng có nhu cầu vay vốn thì nên cho họ được hưởng mức lãi suất ưu đãi hơn, chứ với mức lãi suất chỉ thấp hơn có 1% so với mức thông thường thì vẫn là khá cao so với ngân hàng khác.Ví dụ như ở ngân hàng ACB, lãi suất vay vốn là 18%/ năm thì cán bộ công nhân viên vay vồn thì mức lãi suất chỉ còn có 10-11% / năm.

Ngân hàng cũng nên tăng cường tổ chức các buổi dã ngoại, các cuộc thi cho toàn bộ cán bộ công nhân viên cùng với gia đình họ. Biện pháp đó vừa góp phần nâng cao tính cộng đồng, sự đoàn kết trong toàn bộ ngân hàng vừa làm cho người lao động luôn cảm thấy thật thoải mái mọi lúc, mọi nơi.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị nhân lực tại ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong (TPBank) – chi nhánh hải châu (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)