Xuất phát từ yêu cầu quản lý nhà nước đối với mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 34 - 35)

nhập tổ chức tín dụng

Hoạt động tài chính - ngân hàng có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Khi các TCTD phát triển lành mạnh, ổn định sẽ góp phần nâng cao năng lực, sản phẩm của các doanh nghiệp; ngược lại, khi các TCTD hoạt động kém hiệu quả sẽ tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động của các TCTD nói chung và M&A TCTD nói riêng cần có sự quản lý của nhà nước.

Ở Việt Nam, trong giai đoạn từ (2001-2010) do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và trong nước dẫn đến các TCTD đã gặp phải những khó khăn không những cho chính các TCTD, mà còn ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng và nền kinh tế.

Trước thực trạng trên, Chính phủ (với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước cao nhất) đã phê duyệt và ban hành Đề án tái cấu trúc nền kinh tế. Trong đó, ngành ngân hàng được ưu tiên tái cấu trúc sớm nhất trong tất cả các lĩnh vực. Bởi khi thanh khoản của ngành ngân hàng gặp khó khăn sẽ có ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Ngược lại, hệ thống ngân hàng lành mạnh thì nền kinh tế cũng sẽ phát triển tốt hơn.

Theo đó, ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 254/2012/QĐ-TTg của phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn (2011-2015) (sau đây gọi tắt là Quyết định số 254/2012/QĐ-TTg). Quyết định số 254/2012/QĐ-TTg đã tạo ra một hành lang rộng để xử lý các ngân hàng yếu kém và đề ra một lộ trình đến năm 2015 với mục tiêu tránh đổ vỡ cho hệ thống ngân hàng; cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các TCTD để đến năm 2020 phát triển được hệ thống các TCTD đa năng.

Để thực hiện được đề án trên, dưới sự chỉ đạo từ Chính phủ, cần có sự phối hợp của các bộ, ngành liên quan, như NHNN, Bộ Tài chính, Ủy ban

37

Giám sát Tài chính Quốc gia, DIV; trong đó, vấn đề tập trung giải quyết là đảm bảo sự thanh khoản của các TCTD, đưa hoạt động của các tổ chức này trở nên lành mạnh, an toàn. Đối với các TCTD yếu kém thì có thể sáp nhập, hợp nhất, hoặc mua bán để hệ thống ngân hàng hoạt động lành mạnh hơn.

Để đạt được mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế và hệ thống ngân hàng, cần phải có sự đồng bộ giữa cơ quan quản lý nhà nước và hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.

+ Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, NHNN là đóng vai trò chính, là cơ quan trực tiếp tham mưu và xử lý việc mua bán, sáp nhập các TCTD cũng như đề xuất xây dựng, hoàn thiện pháp luật về mua bán, sáp nhập TCTD ở Việt Nam.

+ Đối với hệ thống pháp luật, nhiệm vụ trọng tâm là tổng kết, rút kinh nghiệm; rà soát hệ thống pháp luật về mua bán, sáp nhập. Trên cơ sở thực tiễn và để phù hợp với thông lệ quốc tế, xây dựng pháp luật về mua bán và sáp nhập TCTD ở Việt Nam.

Như vậy, xuất phát từ vai trò của việc mua bán, sáp nhập các TCTD đối với chính các TCTD, sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng; sự phát triển của nền kinh tế đòi hỏi cần thiết phải có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng hoạt động hiệu quả.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)