Chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 50 - 54)

1.2.3.1. Chủ thể trực tiếp tham gia hoạt động mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng chức tín dụng

Theo quy định tại Thông tư số 04/2010/TT-NHNN, TCTD tham gia hoạt động mua bán, sáp nhập bao gồm: NHTM, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính và TCTD hợp tác. Tuy nhiên, đối với TCTD hợp tác, việc sáp nhập, hợp nhất được thực hiện theo Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động của sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của NHNN ban hành theo Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN ngày 06/06/2006 của Thống đốc NHNN. Như vậy, trừ đối tượng này, TCTD trực tiếp tham gia hoạt động mua bán sáp nhập là NHTM, công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính.

Tại Khoản 1 Điều 4 Luật Các TCTD có định nghĩa như sau: "Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng…" [25]. Như vậy, theo quy định này có thể khẳng định rằng TCTD trước hết là một doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh chung của Luật Doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn chuyên ngành. Tuy nhiên, không giống với doanh nghiệp bình thường khác, TCTD còn chịu sự điều chỉnh của Luật Các TCTD và các văn bản hướng dẫn trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Đi tìm hiểu về gốc rễ thì theo Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp, khái niệm doanh nghiệp được hiểu là "tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao

53

dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện hoạt động kinh doanh" [19].

Xét về mặt lý luận, trong hoạt động M&A, TCTD vừa là chủ thể của hoạt động M&A. Về mặt thực tiễn, TCTD cũng đồng thời là đối tượng của hoạt động này. Tuy nhiên, trong phần này, chỉ xem xét tư cách của TCTD với tư cách là chủ thể của hoạt động M&A.

Với tư cách là chủ thể tham gia M&A, TCTD chủ động thực hiện hoạt động thuộc quyền tự chủ của mình. Một TCTD muốn tiến hành M&A với một TCTD khác xuất phát từ nhiều động cơ như mong muốn mở rộng thị phần, tăng sức cạnh tranh, mở rộng mạng lưới thị trường, hay loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

Dưới góc độ kinh tế, TCTD chủ động thường có những đặc điểm là phải có nhu cầu thực hiện M&A do xuất phát từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận và phải có đủ năng lực tài chính.

Dưới góc độ pháp lý, tính chất chủ động của TCTD xuất phát từ sự thừa nhận của nhà nước và pháp luật về quyền tự do kinh doanh và quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình. Sự công nhận này đem lại chủ quyền cho TCTD đối với không chỉ những hoạt động phát sinh trong nội bộ của TCTD, mà còn phát sinh bên ngoài TCTD như quyền tự do hợp tác hay liên kết kinh doanh mà hoạt động M&A là một trong những cách thức để thực hiện chủ quyền này.

Đối với một TCTD, nó chỉ là một thực thể hữu hình, không thể tự mình "muốn" thực hiện hoạt động M&A, mà đằng sau đó là ý chí của chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn hoặc cổ đông tùy thuộc vào loại hình TCTD. Do đó, việc hiểu TCTD là một tổ chức hay là một pháp nhân, hoặc một loại hình khác rất quan trọng, nó sẽ đánh giá được TCTD có phải là một chủ thể tham gia hoạt động M&A hay không.

Như đã nêu ở phần đầu của mục này, chủ thể tham gia M&A là NHTM, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính. Tính đến ngày 31/12/2012, Việt

54

Nam có 05 NHTM Nhà nước, 34 NHTMCP, 04 NHTM liên doanh, 05 NHTM 100% vốn nước ngoài. Như vậy, tổng cộng có 48 NHTM. Dưới đây là phân tích đối với từng chủ thể tham gia M&A.

Ngân hàng thương mại

Theo Khoản 3 Điều 4 của Luật Các TCTD thì "Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận" [25]. Như vậy, so với công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, phạm vi hoạt động của NHTM rộng hơn so với hai chủ thể còn lại. NHTM được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của pháp luật hiện hành vì mục tiêu lợi nhuận.

Ngân hàng thương mại được phân loại thành: a) NHTM Nhà nước; b) NHTMCP; c) NHTM liên doanh; d) NHTM 100% vốn nước ngoài (sau đây gọi chung là ngân hàng) (Điều 2 Nghị định số 59/2009/NĐ-CP).

Đối với NHTM Nhà nước, là NHTM trong đó Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, bao gồm NHTM do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và NHTMCP do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ (Điều 5.2 Nghị định số 59/2009/NĐ-CP). Khác với các NHTM khác, NHTM Nhà nước thường có vốn điều lệ lớn. Liên quan đến các quyết định quan trọng về cơ cấu tổ chức, quản lý, việc bổ nhiệm, bãi nhiệm và miễn nhiệm những người đại diện theo ủy quyền làm Chủ tịch và thành viên HĐQT, Trưởng ban và thành viên Ban kiểm soát của các ngân hàng này do chủ sở hữu quyết định. Ngoài ra, đối với nguồn vốn kinh doanh thì ngoài việc huy động vay để cho vay, còn có sự tài trợ từ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo các mục tiêu kinh tế và phát triển của quốc gia và các nhiệm vụ chính trị khác do Nhà nước giao. Trong bối cảnh hiện nay, hệ thống NHTM Nhà nước đang giữ vai trò quan trọng, là "cánh tay đắc lực" của Chính phủ trong thực thi chính sách tiền tệ nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và bảo đảm an sinh xã

55

hội của đất nước. Như vậy, có thể thấy rằng, NHTM Nhà nước có nhiều ưu thế hơn so với các NHTM khác. Trong hoạt động M&A, NHTM Nhà nước có thể tham gia hỗ trợ các NHTM khác.

Đối với nhóm NHTMCP, liên doanh và 100% vốn nước ngoài, số vốn điều lệ do các bên tự góp vốn thành lập, trong đó NHTMCP là NHTM được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần, hoặc NHTM 100% vốn nước ngoài, là NHTM được thành lập tại Việt Nam với 100% vốn điều lệ thuộc sở hữu nước ngoài, trong đó phải có một ngân hàng nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (ngân hàng mẹ), được thành lập dưới hình thức công ty TNHH một thành viên hoặc từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. NHTM liên doanh là NHTM được thành lập tại Việt Nam, bằng vốn góp của Bên Việt Nam (gồm một hoặc nhiều ngân hàng Việt Nam) và Bên nước ngoài (gồm một hoặc nhiều ngân hàng nước ngoài) trên cơ sở hợp đồng liên doanh. NHTM liên doanh được thành lập dưới hình thức Công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, là pháp nhân Việt Nam, có trụ sở chính tại Việt Nam. Đối với nhóm NHTM này hoạt động trên cơ sở đi vay để cho vay là chủ yếu, ít hoặc không có sự hỗ trợ vốn từ ngân sách nhà nước.

Do phạm vi hoạt động của hệ thống NHTM là được tham gia tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận nên so với 2 chủ thể là công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính thì NHTM được nhận sáp nhập của một NHTM khác hoặc của một công ty tài chính khác. Liên quan đến hoạt động mua lại, NHTM cũng được mua lại công ty tài chính hoặc công ty cho thuê tài chính.

Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính

Công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính thuộc TCTD phi ngân hàng, là loại hình TCTD được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các TCTD, trừ các hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng.

56

Công ty cho thuê tài chính là loại hình công ty tài chính có hoạt động chính là cho thuê tài chính theo quy định của Luật Các TCTD (Điều 4.4 Luật Các TCTD). Như vậy, so với các NHTM, hai đối tượng này bị hạn chế phạm vi hoạt động. Ngoài ra, số vốn điều lệ của hai chủ thể này cũng ít hơn rất nhiều so với NHTM. Cơ cấu tổ chức, quản lý cũng nhỏ hơn.

Hiện nay, tính đến ngày 15/06/2012, có 18 công ty tài chính hoạt động tại Việt Nam dưới các hình thức như công ty tài chính TNHH hai thành viên trở lên, công ty tài chính TNHH một thành viên và công ty tài chính cổ phần (Điều 3 Nghị định số 81/2008/NĐ-CP). Đối với công ty cho thuê tài chính, tính đến ngày 31/12/2012, có 12 công ty tài chính hoạt động tại Việt Nam, hoạt động dưới hình thức công ty cho thuê tài chính Nhà nước, công ty cho thuê tài chính cổ phần, công ty cho thuê tài chính trực thuộc của TCTD, công ty cho thuê tài chính liên doanh, và công ty cho thuê tài chính 100% vốn nước ngoài (Điều 2 Nghị định số 16/2001/NĐ-CP).

Đối với hoạt động M&A của công ty tài chính, do phạm vi hoạt động hẹp hơn so với ngân hàng nên (i) công ty tài chính sẽ sáp nhập vào ngân hàng, hoặc (ii) công ty tài chính sáp nhập vào một công ty tài chính. Còn đối với hình thức mua lại thì một công ty tài chính được mua lại công ty cho thuê tài chính. Đối với các công ty cho thuê tài chính thì có các hình thức như: (i) Công ty cho thuê tài chính sáp nhập vào một công ty cho thuê tài chính và (ii) Một công ty tài chính được mua lại công ty cho thuê tài chính.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)