Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập tổ chức tài chính

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 98 - 102)

- Thống đốc và Phó Thống đốc Ngân hàng TW Hàn Quốc

2.2.2.2. Thực trạng hoạt động mua bán và sáp nhập tổ chức tài chính

Trong lĩnh vực ngân hàng, theo thống kê của dịch vụ giám sát tài chính Hàn Quốc, sau cuộc khủng hoảng tài chính cuối năm 1990, Hàn Quốc đã có 4 ngân hàng được tái hữu hóa, sau đó một loạt các cuộc sáp nhập và mua lại diễn ra đã làm giảm các số lượng các ngân hàng từ 27 xuống còn 11 ngân hàng. Số lượng các ngân hàng giảm xuống sau sáp nhập làm cho quy mô của chúng tăng lên, có thể lớn hơn và mạnh hơn. Năm 2005 có 19 ngân hàng trong nước sáp nhập đã đạt lợi nhuận khoảng 9,5 tỷ USD, vượt qua kỉ lục 8,4 tỷ USD của năm trước. Đầu năm 2007, ngân hàng Standar Chartered PLC mua lại ngân hàng hàng đầu Hàn Quốc với giá 3,3 tỷ USD. Đây là một cuộc sáp nhập và mua lại ngân hàng có giá trị lớn nhất Hàn Quốc trong những năm gần đây. Kết quả là hệ thống ngân hàng Hàn Quốc ngày nay mang một bộ mặt hoàn toàn mới.

101

Trong lĩnh vực tài chính, Hana Financial Group đề xuất mua lại 51% cổ phần của Ngân hàng Korea Exchange từ Lone Star (KRW 4,68 nghìn tỷ ban đầu, và được điều chỉnh xuống KRW 3,91 nghìn tỷ). Tuy nhiên, giao dịch này đã bị trì hoãn vì phát hiện việc thao túng cổ phiếu đáng ngờ của Korea Exchange với thẻ Lone Star. Theo thứ tự của Dịch vụ giám sát tài chính gần đây buộc Lone Star bán cổ phần tại Ngân hàng Korea Exchange và phê duyệt tiếp theo của việc mua lại bởi Tập đoàn tài chính Hana, giao dịch đóng cửa vào tháng 2/2012. Bên cạnh đó, Ngân hàng Korea Exchange đã nỗ lực mua lại Woori Finance Holdings, (trong đó có 57% cổ phần của KDIC) [27].

Ngoài ra, trong quá trình cải tổ lĩnh vực tài chính, Chính phủ Hàn Quốc đã đóng cửa vô số các tổ chức tài chính (bao gồm: Ngân hàng, Tổ chức đầu tư tài chính, Bảo hiểm nhân thọ, Bảo hiểm tai nạn, Tổ chức tài chính tổng hợp và Ngân hàng tiết kiệm) có hoạt động không sáng sủa. Đối với những ngân hàng có hoạt động tốt, đang tiến hành các biện pháp do FSC áp đặt nhằm cải thiện hơn nữa tính ổn định của mình. Lĩnh vực tài chính phi ngân hàng của Hàn Quốc cũng trải qua việc tái cấu trúc. Kết quả của những nỗ lực tái cấu trúc này là hơn 40% tất cả các tổ chức tài chính trong cả nước (chiếm tổng số 867 tổ chức bao gồm các ngân hàng tiết kiệm và các hiệp hội tín dụng đã bị giải thể kể từ năm 1997). Vào cuối năm 2006, Hàn Quốc có 1,377 tổ chức tài chính vẫn đang hoạt động.

Thương vụ mua bán và sáp nhập tổ chức tài chính

Thương vụ xử lý: biến một ngân hàng H mất khả năng thanh toán với mức vốn âm (256.6 triệu USD) trở thành Ngân hàng Tiết kiệm tương hỗ (Mutual Savings Bank-MSB) Busan Solomon với tình hình khả quan hơn (2004).

Nguyên nhân đổ vỡ: Do thay đổi về mặt quản lý, cạnh tranh trong ngành MSB trở nên căng thẳng và do việc quản lý ngân hàng H có lợi thế từ những thay đổi này, từ đó tích cực bán các khoản vay rủi ro cao, lãi suất cao. Ngân hàng H chủ yếu tập trung vào các khoản vay vĩ mô và các khoản vay tài trợ dự án, nhưng những khoản vay này đòi hỏi phải thu trước phí bảo lãnh cao

102

và áp dụng lãi suất cao. Tuy nhiên, với 98% các khoản vay vĩ mô và 67% các khoản vay tài trợ dự án đã không được thanh toán đúng hạn nên đó là nguyên nhân chính gây nên tình trạng mất khả năng thanh toán của ngân hàng.

Quyết định của cơ quan quản lý: FSC quyết định ngân hàng H mất khả năng thanh toán vào tháng 9/2004, đồng thời sa thải các quản lý cũ và bổ nhiệm 2 giám sát viên chịu trách nhiệm quản lý. Ngân hàng H xếp hạng thứ 6 trong tất cả các MSB trên toàn quốc (tiền gửi trị giá 1 tỷ $, 58.000 người gửi tiền, 151 nhân viên và 7 chi nhánh ở các khu vực khác nhau). Khi thâm hụt tài sản ròng lên tới 35% tổng tài sản (256,6 triệu $), FSC đưa Ngân hàng H ra đấu giá công khai.

FSC yêu cầu KDIC chỉ ra khoản tiền tổ chức này có thể bỏ ra để tiến hành chi trả bảo hiểm trong trường hợp tổ chức này tiếp nhận Ngân hàng H hoặc tiếp nhận tổng tài sản có và tài sản nợ của Ngân hàng này thông qua P&A. KDIC đáp lại là tổ chức này có thể hỗ trợ tài chính tương đương 100% thiếu hụt vốn ròng dựa trên tiêu chí nợ tồn đọng của FSC (giá trị hiện có) về tình hình tài chính. Do không có một nhà thầu đơn lẻ nào quan tâm tới việc mua lại MSB mất khả năng thanh toán này sau khi công bố đấu giá công khai vào tháng 1/2005 nên khi đó FSC đề nghị KDIC đưa ra một giải pháp khác với phương pháp đã sử dụng để xử lý 120 MSBs mất khả năng thanh toán, đó là thanh lý ngân hàng mất khả năng thanh toán sau khi thanh toán tất cả tiền gửi cho người gửi tiền nếu không có cơ quan nào đứng ra mua lại.

Trong khi đó, Ban quản lý của KDIC phải tìm ra một phương pháp tiếp cận mới nhằm xử lý Ngân hàng H. Theo thông lệ chung, KDIC phải chi trả tiền gửi và tuyên bố MSB phá sản. Vấn đề khác là cách thức giải quyết 38 triệu tiền gửi vượt hạn mức bảo hiểm. Hầu hết người gửi tiền có tiền gửi vượt hạn mức là các tổ chức của công chúng (ví dụ: các quỹ tài tài trợ cho trường trung học tư). Những tổ chức như vậy sẽ phá sản nếu không bảo hiểm được tiền gửi vượt hạn mức chi trả nói trên. Đồng thời, cán bộ quản lý và nhân viên phòng xử lý cho rằng nếu họ nên tuân thủ các nguyên tắc chung thì sẽ xung đột với Ban quản lý. Cuối cùng, nhân viên và cán bộ quản lý tuyên bố quan

103

điểm của họ là họ không làm việc dưới áp lực của các cơ quan giám sát. Nếu không tìm được tổ chức mua lại từ vòng đầu tiên trong vụ đấu thầu ra công chúng, KDIC phải tuyên bố Ngân hàng H phá sản. Còn nếu không tuyên bố thì KDIC sẽ phải xử lý hậu quả do không tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc thị trường và gây tranh cãi do ưu đãi với một ngân hàng.

Hoạt động giải cứu (phương pháp M&A mới): tháng 3/2005, KDIC thuê tư vấn và tổ chức đấu thầu công khai Ngân hàng H nhằm tìm kiếm tổ chức mua lại. Căn cứ theo nguyên tắc ra quyết định, KDIC cho phép tổ chức mua lại tiềm năng đề xuất điều kiện mua lại. Do đó, 2 MSB có điều kiện tài chính lành mạnh đề xuất điều kiện để mua lại Ngân hàng H.

Ngân hàng S và ngân hàng W muốn KDIC hỗ trợ tài chính cho hai tổ chức này nhằm bù lại khoản thiếu hụt vốn ròng lần lượt là 355 triệu $ và 387,1 triệu $. Cuối cùng, KDIC chọn Ngân hàng S là bên thắng thầu do ngân hàng này đề nghị mức hỗ trợ tài chính ít hơn. KDIC dự tính sẽ tổn thất là 438,8 triệu $ trong trường hợp tiến hành thanh lý Ngân hàng H theo nguyên tắc xử lý chi phí tối thiểu.

Bảng 2.7: Kết quả thử nghiệm chi phí tối thiểu

Đơn vị: triệu $

Phƣơng pháp Pay Off M&A

Hỗ trợ tài chính 878.7 471.6

Chi trả yêu sách bảo hiểm 878.7 -

Đóng góp - 321.0

Nợ thứ cấp - 12.0

Thanh toán sau đổ bể - 60.5

Dư nợ tài trợ dự án - 78.1

Số lượng thu hồi 439.9 65.7

Thu nợ tài sản có 439.9 -

Nợ thứ cấp - 12.0

Thu hồi tài sản tài trợ dự án - 53.7

Tổng tiền hỗ trợ tài chính 438.8 405.9

Nguồn: Nguyễn Trí Thanh (Chủ biên) (2009), Cẩm nang Mua bán sáp nhập tại Việt Nam, Nxb Tài chính, Hà Nội, tr. 194.

104

Tháng 7/2005, trong quá trình chuyển giao tài sản Có và tài sản Nợ của Ngân hàng H cho Ngân hàng tiết kiệm tương hỗ Busan Solomon, một ngân hàng do ngân hàng S mới thành lập, KDIC đã thực hiện hỗ trợ tài chính trị giá 330 triệu USD bằng tiền mặt (chiếm 96%) và dưới dạng các khoản vay (chiếm 4%).

Tổng số tiền gửi lên tới 928,8 triệu đô la (48.220 người gửi tiền) và tiền gửi vượt mức chi trả tối đa 50.000 USD lên tới 58,2 triệu đô la (1.164 người gửi tiền). Khi ngân hàng S bày tỏ sự quan tâm muốn tiếp nhận tất cả các khoản tiền gửi kể cả các khoản tiền gửi vượt mức quá hạn chi trả tối đa là 50.000 USD, tất cả các khoản tiền gửi được chuyển cho Busan Solomon.

Tài sản được định giá không rõ ràng được chuyển cho Công ty Tài chính và xử lý công ty con của KDIC. Nhằm giám sát việc quản lý tốt ngân hàng, KDIC cử các nhân viên thực hiện kiểm tra tại chỗ trong vòng 2 năm và Busan Solomon đã ký Biên bản ghi nhớ với KDIC phải tuân thủ công tác giám sát của KDIC trong 05 năm.

Kết quả của giao dịch: Một ngân hàng MSB mới được thành lập trên cơ sở mua lại Ngân hàng H bắt đầu hoạt động từ tháng 7/2005 với tên gọi Busan Solomon MSB. Ngân hàng mua được biết đến với chiến lược hoạt động nhằm tăng vốn nhanh chóng rất tham vọng. Sau khi mua Ngân hàng H, ngân hàng này tiếp tục mở rộng quy mô và lĩnh vực hoạt động bằng cách mua thêm 2 ngân hàng tiết kiệm tương hỗ và một công ty chứng khoán. Các điều kiện tài chính một năm sau khi tiếp nhận được trở nên lạc quan hơn với giá cổ phiếu ngày càng tăng và số lượng đáng kể thu nhập dòng [29].

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 98 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)