Một số bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 102 - 107)

- Thống đốc và Phó Thống đốc Ngân hàng TW Hàn Quốc

2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm

Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm pháp luật về M&A ngân hàng của một số nước trên thế giới và qua một số thương vụ điển hình có thể rút ra một số nhận xét như sau:

105

• Về khung pháp lý

Tại các nước như Mỹ, Hàn Quốc đều có hệ thống pháp luật rõ ràng và nhất quán quy định về hoạt động M&A ngân hàng hoặc tổ chức tài chính. Như vậy, có thể khẳng định rằng với một khung pháp lý đầy đủ và thống nhất sẽ là cơ sở, tiền đề để thúc đẩy hoạt động này phát triển, góp phần lành mạnh hoạt động tài chính- ngân hàng.

• Về phân công trách nhiệm M&A

Tại các nước có nền kinh tế thị trường phát triển như Mỹ, Hàn Quốc, pháp luật đều quy định có hệ thống các cơ quan giám sát (Mỹ có 4 cơ quan và Hàn Quốc có 3 cơ quan) và xử lý các ngân hàng có vấn đề. Mặt khác, việc quy định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn cụ thể của các cơ quan này trong các văn bản pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng để việc tổ chức M&A được thực hiện theo quy trình chặt chẽ và đem lại hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội. Cụ thể, tại Mỹ, mọi hoạt động M&A đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luật Mỹ. Hoạt động này chịu sự kiểm soát của FED, thông qua cơ quan trực tiếp của nó là FDIC nên các quy định, quy trình thực hiện M&A ngân hàng tại Mỹ rất cụ thể, thống nhất. Ở Hàn Quốc, KDIC được giao nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về hoạt động M&A ngân hàng. Như vậy, ở Mỹ và Hàn Quốc, việc M&A được giao cho tổ chức Bảo hiểm tiền gửi thực hiện. Tổ chức này xem xét và cân nhắc tất cả các yếu tố để quyết định sự thành công của một thương vụ M&A.

• Về vai trò của Chính phủ

Đa số các thương vụ M&A ngân hàng trên thế giới diễn ra chịu ảnh hưởng rất lớn của chính sách điều hành của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn, thời kỳ.

Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2008, cùng với sự tham gia của Chính phủ Mỹ (FED, Bộ Tài chính), FDIC đã thành công trong việc trực tiếp

106

xử lý, tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Mỹ đã dần ổn định và phục hồi. Như vậy, có thể thấy vai trò quan trọng của Chính phủ Mỹ trong việc phối hợp với FDIC để giải quyết vấn đề khủng hoảng tài chính tại Mỹ.

Về nguyên tắc, đối với những nước có hệ thống ngân hàng hoạt động yếu kèm, ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thì M&A ngân hàng là một trong những giải pháp tốt nhằm chống lại sự suy thoái hoặc yếu kém của các ngân hàng. Đầu tiên, các ngân hàng cũng có thể M&A để tự cứu lấy tình hình tài chính của mình, sau đó có thể nhờ đến sự can thiệp của nhà nước.

Hoạt động M&A không phải là phương pháp tốt nhất trong mọi trường hợp, nhưng nhìn chung đó là con đường mà các bên phải chọn trong điều kiện phát triển thị trường, nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế. Ở đâu mà nền kinh tế thị trường càng phát triển thì ở đó càng xuất hiện nhiều thương vụ M&A để tạo thành tập đoàn tài chính hùng mạnh.

• Về cơ quan quản lý hoạt động M&A có đủ năng lực tài chính

Tại Mỹ và Hàn Quốc đều có một cơ quan quản lý hoạt động M&A ngân hàng/tổ chức tài chính (FDIC/KDIC) có đủ năng lực tài chính, là một tổ chức đa năng, độc lập với Chính phủ và được trao những quyền năng nhất định để giải quyết hoạt động này trong mọi trường hợp. Quan trọng hơn, cơ quan này xử lý trong trường hợp khủng hoảng hệ thống tài chính, ngân hàng xảy ra.

FDIC được Quốc hội Mỹ trao những quyền đặc biệt để giải quyết các vụ đổ bể ngân hàng (kể cả khi pháp luật có quy định khác). Cụ thể, được phép toàn quyền tiếp nhận và thanh lý tài sản của tổ chức nhận tiền gửi bị phá sản mà không chịu sự chi phối của cổ đông, tòa án các cấp hay cơ quan kiểm soát khác. Để đảm bảo khả năng thanh toán, FDIC được FED và Bộ Tài chính Hoa Kỳ cấp hạn mức tín dụng đặc biệt 30 tỷ USD để bù đắp các khoản thâm hụt do chi trả bảo hiểm và một số biện pháp có hiệu quả khác.

107

• Về công khai, minh bạch thông tin

Ngân hàng tại Mỹ hay Hàn Quốc là những ngân hàng chuyên nghiệp về chuyên môn và nghiệp vụ, về việc công bố các thông tin liên quan đến hoạt động của các ngân hàng (giá cổ phiếu, thương hiệu, thị phần, thị trường, công tác quản trị doanh nghiệp, tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể). Các thông tin liên quan đến hoạt động của ngân hàng đều phải được công khai trên website của ngân hàng đó và cơ quan quản lý (FDIC) để cho các cổ đông, khách hàng, các ngân hàng khác, đối tác làm ăn, các đối thủ trong kinh doanh đều có thông tin cơ bản về ngân hàng mục tiêu, từ đó họ có thể lựa chọn cho mình đối tác phù hợp. Như vậy có thấy rằng tính công khai và minh bạch về thông tin của các ngân hàng là cao.

• Về tư vấn M&A

Sự thành công của các thương vụ M&A không thể không nhắc đến vai trò của các tổ chức tư vấn trung gian ở Mỹ. Hoạt động M&A ngân hàng ở Mỹ thành công cũng chứng tỏ mức độ chuyên nghiệp của các công ty tư vấn M&A tại thị trường Mỹ. Ví dụ, công ty Morgan Stanley là công ty tài chính hàng đầu của Mỹ trong lĩnh vực tư vấn M&A với doanh thu đạt trên 11,4 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2008).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua chương này, thực trạng cũng như những đánh giá chung về hoạt động M&A TCTD tại Việt Nam đã được tái hiện một cách chi tiết và cụ thể thông qua các số liệu và bảng biểu. Một số thương vụ điển hình liên quan đến hoạt động M&A TCTD diễn ra ở Việt Nam cũng được ghi nhận tại chương này.

Bên cạnh đó, sơ lược về hoạt động M&A TCTD diễn ra trên thế giới đưa ra một cái nhìn khái quát về hoạt động này. Ngoài ra, tổng quan về hoạt động M&A TCTD tại Mỹ, quốc gia có hoạt động này diễn ra phổ biến nhất, bao gồm thực trạng, quy định pháp luật của quốc gia cùng với một số thương

108

vụ điển hình sẽ là những bài học kinh nghiệm quý báu để Việt Nam có thể học hỏi.

Hơn nữa, Việt Nam có thể tham khảo thêm từ những quy định pháp luật và thương vụ thực tế ở Hàn Quốc, qua đó có nguồn tư liệu để tham khảo.

Trong giai đoạn hiện nay, về phía Chính phủ, đang tích cực đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu ngành tài chính - ngân hàng, mà trong đó có phương án M&A. Đối với các TCTD, để tồn tại, phát triển và đủ cạnh tranh với các các TCTD khác, TCTD coi M&A là một trong các phương án tối ưu để lựa chọn. Vì vậy, từ những kinh nghiệm của một số quốc gia có hoạt động M&A TCTD phát triển trên thế giới, đối chiếu với thực trạng hoạt động này diễn ra tại Việt Nam, tác giả đưa ra một số kiến nghị, đề xuất nhằm xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về M&A TCTD tại chương 3 của luận văn.

109

Chương 3

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)