Giai đoạn từ năm 2005 đến nay

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 40 - 42)

Từ năm 2005 đến năm 2008: Thị trường M&A bắt đầu phát triển mạnh mẽ hơn tại giai đoạn này. Năm 2005, thị trường M&A Việt Nam đã đánh dấu bằng sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, trong đó có quy định mua lại và sáp nhập và chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Tiếp theo đó, các văn bản luật khác ra đời cũng góp phần thúc đẩy hoạt động M&A diễn ra mạnh mẽ hơn. Năm 2008, thị trường M&A vẫn tiếp tục hoạt động mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Từ năm 2008 trở về sau: Trong năm 2008, Việt Nam đã trải qua một năm mà nền kinh tế đầy biến động và khó khăn. Chính yếu tố vĩ mô này đã tác động khá mạnh mẽ đến hoạt động và biểu hiện của thị trường Việt Nam. Thị trường M&A sẽ bắt đầu chậm lại; tuy nhiên, vẫn được đánh giá là một thị trường tiềm năng của Việt Nam xuất phát từ việc Việt Nam được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá là một nền kinh tế hấp dẫn và đầy tiềm năng thông qua các chỉ tiêu như tốc độ phát triển kinh tế, môi trường chính trị, đội ngũ lao động,... Bên cạnh đó, trong giai đoạn này nhu cầu tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm đáp ứng những đòi hỏi của quá trình gia nhập WTO cũng đang là cơ hội tốt để các nhà đầu tư chiến lược tiếp cận với doanh nghiệp Việt Nam thông qua M&A và ngược lại.

Trong giai đoạn này, chủ yếu diễn ra hoạt động đầu tư góp vốn, mua lại cổ phần của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với các NHTM nội địa

43

để trở thành đối tác chiến lược của các ngân hàng đó. Nói cách khác, việc bán cổ phần cho các đối tác chiến lược, nhất là các đối tác nước ngoài ngày càng phổ biến trong hoạt động của các NHTM Việt Nam kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO với nhiều cam kết về mở rộng thị trường tài chính, ngân hàng.

Cơ sở pháp lý: liên quan đến hoạt động góp vốn, mua cổ phần của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với các NHTM Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 69/2007/NÐ-CP, NHNN đã ban hành Thông tư số 07/2007/TT-NHNN.

Bên cạnh đó, trong giai đoạn này diễn ra các thương vụ M&A TCTD.

Trước bối cảnh trong và ngoài nước có nhiều biến động thì sự cần thiết phải cơ cấu lại hệ thống các TCTD xuất phát từ yêu cầu khắc phục những hạn chế, yếu kém hiện nay của chính các TCTD nhằm xây dựng hệ thống các TCTD an toàn, lành mạnh, hiệu quả. Đồng thời, cơ cấu lại các TCTD cũng xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của nền kinh tế trong giai đoạn phát triển mới. Ngày 01/03/2012, Thủ tướng Chính phủ chính thức ký ban hành Quyết định số 254/2012/QĐ-TTg. Trong đó, các ngân hàng yếu kém sẽ phải tiến hành M&A. Sau khi có Quyết định 245, rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm đến M&A. Theo lời phát biểu của Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình khẳng định khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư: Tái cơ cấu ngân hàng sẽ là cơ hội thuận lợi để đẩy nhanh quá trình tích tụ tài sản, tăng quy mô tài chính và hoạt động của các TCTD thông qua các hoạt động sáp nhập, hợp nhất. Trên thực tế, thời gian qua, nhiều nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đã bày tỏ nguyện vọng và cam kết đầu tư vào các TCTD Việt Nam, kể cả các NHTMCP yếu kém.

Cơ sở pháp lý: liên quan đến hoạt động sáp nhập, hợp nhất ngân hàng được thực hiện theo Thông tư số 04/2010/TT-NHNN.

Tóm lại, thông qua thương vụ M&A mà hệ thống NHTM Việt Nam phần nào được lành mạnh hóa, nâng cao năng lực quản trị và thành công trong

44

việc tăng vốn điều lệ để đạt tiêu chuẩn quốc tế về chỉ số an toàn. Hơn nữa, không những lợi nhuận trong ngành ở mức cao, tỷ lệ nợ xấu giảm, mạng lưới được mở rộng, mà còn tiếp thu được công nghệ, kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)