Nguyên tắc bảo vệ khách hàng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 36 - 38)

Nguyên tắc này được quy định tại Khoản 2, Điều 5 của Thông tư số 04/2010/TT-NHNN: "Tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập, mua lại phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, đặc biệt quyền lợi của người gửi tiền tại từng TCTD tham gia sáp nhập, mua lại" [15].

Đây là một trong các nguyên tắc quan trọng của các TCTD khi tham gia hoạt động M&A. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người khách hàng cũng đã được ghi nhận cụ thể tại Điều 10 của Luật Các TCTD:

Điều 10. Bảo vệ quyền lợi của khách hàng: Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm sau đây:

1. Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh;

2. Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi;

3. Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà

39

nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng;

4. Thông báo công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, các quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng;

5. Công bố thời gian giao dịch chính thức và không được tự ý ngừng giao dịch vào thời gian đã công bố. Trường hợp ngừng giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép ngừng giao dịch quá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 29 của Luật này [25]. Căn cứ vào phạm vi hoạt động ngân hàng, khách hàng của TCTD có thể chia thành hai nhóm lớn, cụ thể như sau:

• Nhóm khách hàng được TCTD cấp tín dụng

Quyền lợi của nhóm khách hàng được TCTD cấp tín dụng theo các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng đã ký với các TCTD chính là quyền, quyền lợi, lợi ích của khách hàng theo các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng này. Do đó, việc bảo vệ khách hàng chính là việc các TCTD tham gia M&A đảm bảo các quyền, quyền lợi, lợi ích của khách hàng theo các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng đã ký với TCTD được thực hiện liên tục trong suốt thời hạn mà không bị ảnh hưởng hoặc gián đoạn bởi quá trình thực hiện hoạt động M&A.

Như vậy, có thể nói, nguyên tắc này không chỉ tạo thuận lợi cho TCTD trong suốt quá trình tiến hành hoạt động của mình mà còn tạo tâm lý ân tâm cho khách hàng khi quyết định sử dụng dịch vụ của các TCTD.

• Nhóm khách hàng gửi tiền vào TCTD

Đối với nhóm khách hàng này, việc bảo vệ khách hàng chính là việc TCTD đảm bảo để khách hàng được rút và gửi tiền theo mong muốn và thỏa

40

thuận với TCTD, được TCTD thanh toán đầy đủ gốc và lãi khi đến hạn theo đúng các văn bản, thỏa thuận đã ký với TCTD.

Cũng tương tự như đối với khách hàng mà TCTD cấp tín dụng, đối với nhóm khách hàng này, nguyên tắc bảo vệ khách hàng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho TCTD trong quá trình tiến hành hoạt động kinh doanh và tạo tâm lý ân tâm cho khách hàng khi lựa chọn dịch vụ của TCTD.

TCTD phải đảm bảo thực hiện nguyên tắc bảo vệ các nhóm khách hàng trên khi thực hiện hoạt động M&A. Trên thực tế, nếu TCTD vi phạm nguyên tắc này, tức là không đảm bảo hay bảo vệ được quyền lợi của khách hàng theo các thỏa thuận, cam kết với khách hàng, TCTD sẽ không thể huy động được vốn từ nhóm khách hàng gửi tiền, theo đó, TCTD sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí không có đủ nguồn vốn để thực hiện hoạt động cấp tín dụng. Điều này sẽ tác động xấu tới hoạt động của TCTD và có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sự ổn định chung của nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở Việt Nam (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)