Hoạt động M&A xuất hiện trên thế giới từ những năm đầu của thế kỷ XX và đã trở thành một hoạt động kinh tế sôi động, không thể thiếu trong quá trình phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, thị trường M&A tại Việt Nam lại diễn ra muộn màng. Năm 1997, thương vụ M&A đầu tiên của Việt Nam xuất hiện trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế châu Á, giữa NHTMCP Phương Nam sáp nhập với NHTMCP Đồng Tháp.
Cơ sở pháp lý: tại thời điểm diễn ra thương vụ sáp nhập này, chưa có một văn bản pháp luật nào điều chỉnh hoạt động này.
Từ 1985 đến năm 2005: do bối cảnh kinh tế - xã hội của Việt Nam dẫn đến cuộc đổ vỡ tín dụng dây chuyền từ năm 1988 đến 1990, gây thất thoát nhiều ngàn tỷ đồng đã làm suy giảm niềm tin trong nhân dân vào tính ổn định của đồng tiền Việt Nam. Hệ quả của giai đoạn khủng hoảng này, hầu hết các hợp tác xã tín dụng nông thôn và các Quỹ tín dụng đô thị đều lâm vào tình
42
trạng mất khả năng chi trả. Ngoài ra, tại thời điểm 1987, một số các NHTMCP nằm trong tình trạng không có khả năng chi trả, phần lớn bị giải thể và bị đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt hoặc buộc phải sáp nhập.
Cơ sở pháp lý: để thực hiện hoạt động M&A được manh nha quy định trong Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN. Có thể nói mặc dù còn nhiều điểm hạn chế, nhưng văn bản này ra đời có ý nghĩa vô cùng lớn về mặt pháp lý trong việc điều chỉnh hoạt động M&A TCTD tại Việt Nam.