8. Cấu trúc của đề tài
1.1.4. Đặc điểm thơ kháng chiến chống đế quốcMĩ
Trong tiến trình phát triển của văn học Việt Nam, thơ kháng chiến luôn chiếm một vị trí đặc biệt danh dự. Những vần thơ hào hùng ra đời trong máu lửa chiến tranh, thể hiện hồn thiêng sông núi, khát vọng của dân tộc, khí thế hào hùng của thời đại luôn tạo đƣợc sức hấp dẫn đặc biệt trong lòng ngƣời đọc; là chất men say bao thế hệ đã qua. Từ những vần thơ sang sảng thời Lí đánh Tống, thời Trần ba lần đại phá Nguyên Mông, đến những vần thơ ra đời trong lửa đạn chiến tranh của thời chống Pháp và chống Mĩ đã tạo thành một dòng thơ với những đặc điểm riêng biệt, đặc biệt là thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
Có một sự gặp gỡ thú vị của lịch sử, đó là sau mỗi lần cả dân tộc bừng bừng khí thế chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lƣợc, ta lại gặt hái đƣợc một mùa thơ, toàn thắng của một mùa thơ. Cùng với cuộc kháng chiến chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh, chúng ta lại thu đƣợc những mùa thơ rực rỡ thời Lí, Trần, Lê… Cuộc kháng
29
chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đã đi qua, đã để lại cho dân tộc một mùa thơ rực rỡ, với sự phát triển cả diện và lƣợng. Văn học kháng chiến chống đế quốc Mĩ nói chung, thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ nói riêng là một nền thơ ca một đi không trở lại, mang tầm vóc nhân loại, mang tính nhân bản cao vì nội dung phản ánh không chỉ là sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn vì sự nghiệp giải phóng nhân loại, vì chiến thắng của lƣơng tri và phẩm giá con ngƣời. Với tầm vóc của mình, có thể khẳng định thơ chống Mĩ là một kỳ đài trong thơ Việt nghìn năm.
Về phƣơng diện nội dung:
Giá trị nổi bật và bền vững của thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ là ở nội dung tƣ tƣởng - cảm xúc. Nó tập trung thể hiện những tình cảm lớn, tƣ tƣởng lớn mang tầm vóc thời đại: Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai…
Thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ đã có những phát hiện và sáng tạo những hình tƣợng cao đẹp về Tổ quốc, dân tộc và nhân dân, về những thế hệ con ngƣời Việt Nam trong chiến đấu vì độc lập tự do và thống nhất đất nƣớc. Chủ nghĩa yêu nƣớc là nguồn động lực tinh thần lớn nhất của hết thảy mọi ngƣời trong cuộc kháng chiến, cũng là nguồn cảm hứng lớn bao trùm và thấm sâu trong mọi tác phẩm thơ ca. Kế tục truyền thống tƣ tƣởng yêu nƣớc của nền thơ dân tộc, trực tiếp nhất là của thơ kháng chiến chống thực dân Pháp và thơ đấu tranh thống nhất đất nƣớc, trong thơ thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ, chủ nghĩa yêu nƣớc đƣợc phát triển tới những chiều cao và độ sâu mới và đƣợc biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng.
Phát hiện về Tổ quốc cũng có nghĩa là khám phá về dân tộc Việt Nam, con ngƣời Việt Nam, với những nét phẩm chất cao đẹp và bền vững là chủ nghĩa anh hùng và tình thƣơng, lòng nhân ái, đức hi sinh. Thơ đã xây dựng đƣợc nhiều hình tƣợng đẹp về con ngƣời Việt Nam thời đánh Mĩ, ở nhiều tầng lớp, thế hệ, lứa tuổi, nhƣng đều là biểu tƣợng của dân tộc và nhân dân. Nhận thức về đất nƣớc luôn gắn liền với nhận thức về nhân dân, đó cũng là một nét nổi bật trong chủ nghĩa yêu nƣớc ở thơ thời kì này. Tư tưởng đất nước của nhân dân đã thấm sâu vào cái nhìn và xúc cảm của mọi nhà thơ khi nói về đất nƣớc. Nếu thơ Trung đại Đất nước là của Vua, trung quân là ái quốc, thơ kháng chiến chống thực dân Pháp quan niệm đất nƣớc của nhân dân đã đi vào thơ ca: Dân là dân nước, nước là nước dân, đến thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ, tƣ tƣởng Đất Nƣớc của nhân dân là một nét nổi bật của chủ nghĩa yêu nƣớc:
30
“Để đất nước này là đất nước của nhân dân
Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại”
(Đất Nƣớc - trích trƣờng ca Mặt đƣờng khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
Ở phƣơng diện nội dung, đặc điểm nổi bật thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ là tính chất trữ tình - sử thi và phi sử thi ở giai đoạn cuối.
Thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ mang tính trữ tình - sử thi bởi cuộc kháng chiến ấy đã đặt dân tộc ta trƣớc những thử thách gay gắt, vận mệnh của đất nƣớc, tự do và độc lập của dân tộc đứng trƣớc nguy cơ một mất một còn. Trong biến cố trọng đại ấy, đời sống và số phận của mỗi ngƣời tất yếu phải gắn chặt với vận mệnh của đất nƣớc, với cuộc chiến đấu của dân tộc, và thơ ca không thể không trở thành tiếng nói chung của cả cộng đồng, phát ngôn cho ý chí, khát vọng, tình cảm chung rộng lớn và thống nhất của mọi ngƣời, của toàn dân tộc.
Quan điểm sử thi tạo cho nhà thơ một chỗ đứng ở tầm cao để bao quát thời đại, lịch sử. Đồng thời quan điểm ấy cũng định hƣớng cho sự suy ngẫm, phát hiện, liên tƣởng của nhà thơ trƣớc mọi hiện tƣợng và vấn đề, kể cả đời sống riêng tƣ, cá nhân hay thế sự. Nhờ thế mà thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ đã tạo dựng đƣợc nhiều hình tƣợng đẹp, kì vĩ, mới mẻ về đất nƣớc, nhân dân, về cuộc chiến đấu của dân tộc mang tầm thời đại. Cũng nhờ đó mà trong thơ thời kì này có nhiều phát hiện, liên tƣởng, mở rộng và đào sâu ý nghĩa khái quát, biểu tƣợng của những chi tiết, hình ảnh hiện thực.
Càng về cuối, tính chất sử thi nhạt dần, thay vào đó là xu hƣớng tăng cƣờng tính chính luận, chất triết lí.Tính chính luận và chất triết lí đã khiến thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ giai đoạn cuối mang một diện mạo mới, với một sức hút riêng. Những vấn đề của đất nƣớc, của dân tộc, nhân dân đƣợc phân tích cắt nghĩa ở một chiều sâu mới, với một cái nhìn mới…tạo thành một nền thơ ca vừa phong phú, vừa sâu sắc và mang giá trị nghệ thuật cao.
Cùng với tính chất trữ tình - sử thi và phi sử thi, cái “Tôi” trữ tình, thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ tập trung xây dựng hai hình tƣợng: cái “Tôi” sử thi và cái “Tôi” thế hệ trẻ. Đó là hai dạng thức làm phong phú thêm cho hình tƣợng cái “Tôi” của thơ Việt Nam hiện đại.
Cái “Tôi” sử thi đã xuất hiện trong thơ thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp và đƣợc tiếp tục ở mƣời năm hòa bình, đến cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ đã trở thành hình tƣợng cái “Tôi” trữ tình chủ đạo và đặc trƣng. Cái “Tôi” sử thi tạo cho nhà thơ tâm thế trữ tình cao rộng với tƣ cách phát ngôn cho cả dân tộc, đất nƣớc,
31
nhân dân. Tƣ thế của cái “Tôi” sử thi cho nhà thơ chỗ đứng ở đỉnh cao của thời đại để bao quát cả thời gian và không gian, lịch sử và hiện tại, dân tộc và nhân loại, quá khứ và tƣơng lai, để mà phát hiện, suy ngẫm, hình dung, dự đoán về mọi vấn đề hệ trọng, lớn lao của vận mệnh đất nƣớc, lịch sử dân tộc. Nhờ thế mà thơ thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ đã có sự mở rộng rất đáng kể về không gian và thời gian đƣợc chiếm lĩnh trong thơ, nối liền quá khứ lịch sử với hiện tại và tƣơng lai, liên kết dân tộc với thời đại và nhân loại.
Cùng với cái “Tôi” sử thi, cái “Tôi” thế hệ là dạng thức tiêu biểu, nổi bật của cái “Tôi” trữ tình trong thơ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Cái “Tôi” thế hệ thống nhất với cái “Tôi” sử thi và có thể coi là một biến thể, một dạng độc đáo và cụ thể của cái “Tôi” sử thi. Thơ của các nhà thơ trẻ là tiếng nói tự ý thức, tự biểu hiện của thế hệ trẻ tự nguyện nhập cuộc và đƣợc trải nghiệm qua thử thách của chiến tranh. Mỗi nhà thơ trong số họ đều ý thức rõ ràng về thế hệ mình và về tính chất đại diện cho tiếng nói thế hệ của thơ mình. Thế hệ ấy thấu hiểu trách nhiệm và sứ mệnh của mình:
"Chúng tôi đã đi không tiếc cuộc đời mình Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc ?
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc… Cỏ sắc và ấm quá, phải không em?".
(Khúc Bảy - Thanh Thảo)
Cách nói ấy, phải ghi nhận rằng, thơ thời tiền chiến và cả thời chống thực dân Pháp đều chƣa thể có, khi hãy còn thi vị hóa, có phần nào hoài cổ chất tráng sĩ cùng thanh gƣơm yên ngựa, đi để chết nhƣ tƣ thế hiệp khách Kinh Kha sang Tần, với những câu thơ khí phách nhƣ:
"Ly khách! Ly khách! Con đường nhỏ Chí lớn chưa về bàn tay không Thì không bao giờ nói trở lại Ba năm, mẹ già cũng đừng mong!"
(Tống biệt hành - Thâm Tâm).
Cùng với xu hƣớng tăng cƣờng tính chính luận, chất triết lí, thơ chống Mỹ đặc biệt chú trọng mở rộng chất liệu thơ từ hiện thực đời sống. Nhằm đề cập và giải đáp những vấn đề mang ý nghĩa chính trị của cuộc sống, thơ tìm đến khuynh hƣớng trữ tình chính trị với sự tăng cƣờng yếu tố chính luận. Bám sát thời sự diễn biến của cuộc
32
chiến đấu, kịp thời đề cập và giải đáp những vấn đề hệ trọng về tƣ tƣởng chính trị, khẳng định đƣờng lối và quyết tâm chiến đấu của dân tộc, lên án kẻ thù trong những âm mƣu thủ đoạn và tội ác của chúng…Ƣu thế nổi trội và cũng là sự đóng góp quan trọng nhất của thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ chính là việc gia tăng chất liệu hiện thực đời sống, mở rộng khả năng cho thơ chiếm lĩnh thực tại bộn bề, phong phú và đa dạng của hiện thực chiến tranh.
Về phƣơng diện nghệ thuật
Thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ đã thúc đẩy xu hướng tự do hóa hình thức thơ lên một bước mới. Nếu Thơ Mới tạo dáng lại cho câu thơ, đƣa câu thơ từ điệu ngâm sang điệu nói; thơ kháng chiến chống thực dân Pháp đã ghi đƣợc nhiều thành công trong việc đƣa khẩu ngữ, lời đối thoại của quần chúng vào thơ…đến thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ đã thực sự đa dạng với nhiều cách tổ chức và nhiều phong cách lời nói. Có lời đối thoại, lời tự bạch, tự khẳng định, lời suy ngẫm, triết lí, lời kêu gọi, mệnh lệnh, lại có lời kể và tả nhƣ những phóng sự, ghi nhanh.
Về cấu trúc bài thơ, ngoài những cách thức quen thuộc kế thừa từ Thơ Mới và thơ ca dân gian, thơ kháng chiến chống đế quốcMĩ có nhiều tìm tòi theo hướng mở rộng khuôn khổ, đa dạng hóa kết cấu bài thơ. Có bài thơ theo lối tùy bút, lại có những bài thơ đƣợc tổ chức thành từng chùm, thành chuỗi thơ theo một chủ đề, hoặc nhƣ những giao hƣởng, tổ khúc có chia thành nhiều chƣơng, đoạn. Nhu cầu mở rộng khuôn khổ và sức dung chứa của tác phẩm thơ đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thể trƣờng ca trong những năm cuối chiến tranh và sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ. Trong giai đoạn này, trƣờng ca không còn kết cấu theo mạch cốt truyện nhƣ những trƣờng ca xuất hiện trƣớc đó, mà đƣợc tổ chức theo sự phát triển của chủ đề. Các trƣờng ca này là một thể loại mang tính tổng hợp cả trữ tình, tự sự, chính luận.
Cùng sinh thành trong khói lửa chiến tranh, cùng phản ánh cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, về giọng điệu thơ kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mĩ có sự khác nhau rất rõ. Xét về giọng điệu, thơ kháng chiến chống thực dân Pháp chủ yếu là giọng kể.
Quê hương anh nước mặn, đồng chua Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ
33
Súng bên súng, đầu sát bên đầu Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính. Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh, Sốt run người, vừng trán ướt mồ hôi. Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay! Đêm nay rừng hoang sương muối Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới Đầu súng trăng treo.
(Đồng Chí- Chính Hữu)
Thì giọng điệu thơ kháng chiến chống chống đế quốc Mĩ là giọng điệu anh hùng ca. Hào hùng, sảng khoái, lạc quan là âm hƣởng chủ đạo của nền thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Có thể nói, ở mức độ này hay mức độ khác, phần lớn các sáng tác trong cuộc kháng chiến chống Mĩ đều là những tráng ca về sức sống vĩ đại của dân tộc. Tâm thế các nhà thơ là tâm thế những ca sĩ cất lên những giai điệu hào hùng, hƣớng về quê hƣơng xứ sở. Một dân tộc vừa đánh giặc vừa làm thơ. Khi giặc Mĩ điên cuồng leo thang chiến tranh thì giọng thơ lại càng hào sảng, lạc quan.
Gặp em trên cao lộng gió Rừng lạ ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương Vai ác bạc quàng súng trường.
34
Ðoàn quân vẫn đi vội vã Bụi Trường Sơn nhoà trời lửa. Chào em, em gái tiền phương Hẹn gặp nhau nhé giữa Sài Gòn. Em vẫy cười đôi mắt trong.
(Lá đỏ - Nguyễn Đình Thi) Bên cạnh giọng hùng ca làm chủ âm, thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ còn có thêm giọng trữ tình thống thiết. Nếu giọng điệu hùng ca khởi phát từ cảm hứng sử thi thì giọng trữ tình thống thiết lại đƣợc sản sinh từ bản chất thể loại và mĩ cảm của nhà thơ. Thơ ca giai đoạn này là tiếng nói tình cảm của một dân tộc đứng ở đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, chất trữ tình hoà quyện tự nhiên, nhuần nhụy với chất anh hùng ca: chất trữ tình và anh hùng vẫn là hai thành phần, hai phẩm chất, hai giọng điệu quen thuộc của thơ ca yêu nƣớc truyền thống. Giọng trữ tình thống thiết trƣớc hết đƣợc xuất phát từ cảm hứng “rƣng rƣng” trƣớc vẻ đẹp của Đất nƣớc và Con ngƣời Việt Nam trong những tháng năm gian khổ nhƣng rất đỗi hào hùng.
“Đất nghèo nuôi những anh hùng Chìm trong máu chảy lại vùng đứng lên Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”
(Bài ca Hắc Hải) Đó là những bài thơ viết về nỗi đau đất nƣớc bị chia cắt trong thập niên đầu của cuộc kháng chiến.
“Tôi không phải người đi kiếm khổ đau Nhưng khổ đau vẫn là sự thực
Như đất nước lòng ta chưa thống nhất Em ở đâu rồi, em ở đâu?”
Giọng điệu triết lý, suy tưởng giàu tính chính luận thường được thể hiện bằng thể thơ tự do, ít gieo vần, chủ yếu là thơ điệu nói, cấu trúc câu thơ thường theo hướng mở rộng. Nhờ tăng số lƣợng âm tiết trong câu thơ mà nhà thơ có khả năng diễn tả nhiều cảm nhận, nhiều ý tƣởng của mình về cuộc sống. Tuy nhiên mở rộng không có nghĩa là dài dòng, vô vị mà nó vẫn giữ đƣợc tính hàm súc, vẫn đi bằng nhịp
35
điệu. Tiếng gọi đàn của giọng thơ này chính là Chế Lan Viên. Thơ ông không chỉ đằm thắm trong cảm xúc mà còn suy ngẫm sâu sắc, hƣớng tới lý giải những vấn đề của dân tộc và thời đại. Chẳng hạn, viết về Tổ quốc, ngợi ca Tổ quốc trong những năm chống Mĩ, Chế lan Viên vừa say mê vừa tỉnh táo để soi Tổ quốc từ nhiều phía: Tổ quốc lừng lẫy, toả sáng nhƣng cũng đầy nƣớc mắt, đau thƣơng, giọng thơ trầm lắng, đi vào chiều sâu triết lí:
“Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời, Cửa vẫn đóng và đời im ỉm khoá.
Các pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ
Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi”
(Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? - Chế lan Viên) Chất giọng triết lý, suy tưởng thường gắn với tính chính luận, khái quát. Về phương diện này, những nhà thơ trẻ thời thời kháng chiến chống đế quốc Mĩ đã có