8. Cấu trúc của đề tài
2.3. Thiết kế hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu thơ kháng chiến
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về câu hỏi, câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, chúng tôi đã đề xuất khái niệm về câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu: Câu hỏi phát triển năng lực là câu hỏi tác động đến tư duy của người đọc, nhằm hướng đến việc nắm bắt đúng thông tin và giá trị của tác phẩm; biết cách cảm nhận, phân tích, thưởng thức, đánh giá cái hay cái đẹp của tác phẩm một cách khoa học, thuyết phục;kiến tạo nghĩa cho tác phẩm, vận dụng cái đọc được trong tác phẩm vào cuộc sống.
51
Đây là một khái niệm chung về câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng. Áp dụng khái niệm này cần bám sát vào đặc trƣng của từng thể loại. Phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm truyện, tác phẩm thơ và văn bản kịch rất khác nhau do đặc trƣng thể loại. Ở đây ngƣời viết đề xuất khái niệm và dùng khái niệm này vào tìm hiểu văn bản thơ nói chung, thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ nói riêng dựa trên đặc trƣng của thể loại và đặc trung riêng của giai đoạn thơ giai đoạn này. Để giáo viên dễ dàng trong việc thiết kế hệ thống câu hỏi trong việc dạy học; để học sinh hình thành kĩ năng đặt câu hỏi trong quá trình học văn, đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng; để học sinh thực sự phát triển năng lực đọc hiểu, chúng tôi xin đề xuất việc xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ thành những nhóm câu hỏi đó là:
+ Nhóm câu hỏi đọc hiểu nội dung tác phẩm
+ Nhóm câu hỏi đọc hiểu hình thức tác phẩm
+ Nhóm câu hỏi liên hệ, so sánh, kết nối
+ Nhóm câu hỏi hình dung tƣởng tƣợng, nhập thân trải nghiệm
+ Nhóm câu hỏi sáng tạo
Mỗi nhóm câu hỏi này sẽ đƣợc chia thành nhiều loại nhỏ và đƣợc thiết kế theo tiến trình của bài học: trước khi đọc; trong khi đọc; sau khi đọc. Cách thiết kế này sẽ giúp giáo viên và học sinh nắm đƣợc một cách chắc chắn việc sử dụng từng nhóm câu hỏi theo tiến trình bài học, cùng với hệ thống từ khóa cho từng kiểu câu hỏi: trước khi đọc sử dụng dạng câu hỏi nào? Trong khi đọc sử dụng dạng câu hỏi nào? Sau khi đọc sử dụng dạng câu hỏi nào? Mục đích để làm gì? Đặc điểm của câu hỏi? Từ khóa để nhận diện?
Về mặt bản chất, việc thiết kế hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ và các văn bản thơ nói chung cơ bản có những điểm tƣơng đồng. Bởi thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ cũng mang những đặc trƣng của thể loại thơ nhƣ các văn bản thơ của các giai đoạn trƣớc. Việc đọc hiểu văn bản nói chung và văn bản thơ nói riêng vẫn luôn phải thực hiện các thao tác nhƣ: huy động kiến thức nền; đọc hiểu nội dung; đọc hiểu nghệ thuật; đọc so sánh kết nối, đọc mở rộng …Vậy khi sử dụng câu hỏi để phát triển năng lực đọc hiểu thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ, cần phải hƣớng vào khai thác những đặc trƣng có tính khu biệt của thơ giai đoạn này, trong sự so sánh kết nối với thơ kháng chiến chống thực dân Pháp, với Thơ Mới, nếu cần có thể là cả thơ trung đại…Cái riêng mang tính khu biệt
52
của thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ trƣớc hết là ở giọng điệu sử thi, là âm hƣởng anh hùng ca; là chất triết lí, suy tƣ về Đất nƣớc, về Nhân dân, về cuộc kháng chiến…Khác với thơ kháng chiến chống thực dân Pháp, thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ mở rộng phạm vi phản ánh, tăng cƣờng chất liệu hiện thực…
Để tiện cho việc thiết kế giáo án ở phần thực nghiệm,trong phần thiết kế hệ thống câu hỏi này, ngƣời viết tập trung vào 02 tác phẩm trong chƣơng trình Ngữ văn 12 là bài thơ Sóngcủa nữ thi sĩ Xuân Quỳnh và đoạn trích Đất Nước - trích Trƣờng ca Mặt đƣờng khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, làm ví dụ minh họa. Từ những ví dụ minh họa này có thể đem vào áp dụng trong quá trình đọc hiểu bất kì một tác phẩm thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ khác không có trong chƣơng trình giáo dục phổ thông.