Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học thơ chống Mỹ (Trang 97)

8. Cấu trúc của đề tài

3.5.1. Phân tích kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm đƣợc đánh giá trên các phƣơng diện:

- Dựa trên kết quả kiểm tra cuối giờ học của 04 lớp thực nghiệm và 04 lớp đối chứng

Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra 15 phút vòng thực nghiệm 1 Đối tƣợng Tiêu chí Thực nghiệm Đối chứng Số lƣợng Phần trăm Số lƣợng Phần trăm Giỏi 36 22,5% 20 12,5% Khá 100 62,5% 76 47,5% Trung bình 24 15% 40 25% Yếu 0 0% 24 15% Kém 0 0% 0 0% Tổng 160 100% 160 100%

91

Bảng tổng hợp kết quả kiểm tra 15 phút vòng thực nghiệm 2 Đối tƣợng Tiêu chí Thực nghiệm Đối chứng Số lƣợng Phần trăm Số lƣợng Phần trăm Giỏi 40 25% 23 14,4% Khá 96 60% 73 45,6% Trung bình 24 15% 45 28% Yếu 0 0% 19 12% Kém 0 0% 0 0% Tổng 160 100% 160 100%

Tổng hợp kết quả khảo sát giáo viên

Các mức độ Kết quả

Số lƣợng %

1. Thầy (cô) đánh giá nhƣ thế nào về dạy học PTNL ở nhà trƣờng hiện nay?

Rất phù hợp 20/20 100%

Phù hợp 0/20 0%

Không phù hợp 0/20 0%

2. Trong chƣơng trình Ngữ văn 12 cơ bản, thầy (cô) đánh giá nhƣ thế nào về thơ kháng chiến chống Mỹ đối với HS?

Hay, khó và HS thích. 18/20 90% Khó và HS thích ở mức độ bình thƣờng. 2/20 10% Không hay, dễ và HS không yêu thích. 0/20 0% 3. Thầy (cô) quan sát đƣợc gì về thái độ, hoạt động học tập của HS trong giờ học thơ kháng chiến chống Mỹ theo hƣớng PTNL?

Hào hứng, tích cực. 20/20 100% Tham gia không tích cực. 0/20 0% Không tham gia các hoạt động học tập. 0/20 0% 4. Thầy (cô) sẽ lựa chọn cách thức dạy học nhƣ thế nào khi dạy học thơ kháng chiến chống Mỹ cho học sinh lớp 12?.

Phát triển năng lực 20/20 100%

Đọc chép 0/20 0%

92

Tổng hợp kết quả năng lực đọc hiểu của HS Đối tƣợng Các thành tố và chỉ báo năng lực Lớp Thực nghiệm Đối chứng Số lƣợng % Số lƣợng %

1 Năng lực nhận biết thông tin văn bản

Thông tin chung về tác giả, tác phẩm, thời đại 80/80 100% 52/80 65%

Thông tin ở tầng ngôn từ của tác phẩm 80/80 100% 47/80 59%

Xác định ý chính của tác phẩm 70/80 87,5% 18/80 22,5% 2. Năng lực phân tích, kết nối thông tin

Luận giải ý tưởng 60/80 75% 15/80 19%

Đối chiếu, phân tích những biểu hiện cụ

thể về nội dung và nghệ thuật 72/80 90% 20/80 25%

Khái quát thông tin 80/80 100% 32/80 40%

3. Năng lực phản hồi, đánh giá tác phẩm

Nhận xét, đánh giá giá trị của tác phẩm 78/80 98% 17/80 21%

Khái quát hóa các vấn đề lí luận 65/80 81% 13/80 16%

Khẳng định giá trị tác phẩm 70/80 87,5% 21/80 26%

4. Năng lực vận dụng kiến thức

Giải quyết các vấn đề thực tiễn 60/80 75% 20/80 25%

Đọc- hiểu các văn cùng thể loại 75/80 94% 10/80 12,5%

Rút ra bài học cho bản thân 80/80 100% 30/80 37,5%

5. Năng lực sáng tạo trong cuộc sống

Kiến giải ý nghĩa tư tưởng cuộc sống có

liên quan đến tác phẩm 70/80 88% 10/80 12,5%

Nêu được giải pháp vận dụng phù hợp 60/80 75% 10/80 12,5%

3.5.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Dựa vào bảng tổng hợp kết quả làm bài kiểm tra của HS ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có thể nhận thấy rằng: Ở lớp dạy thực nghiệm, khi sử dụng câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu thơ kháng chiến chống Mỹ, học sinh tiếp thu kiến thức về thơ kháng chiến chống Mỹ tốt hơn các lớp đối chứng. Cụ thể ở vòng thực nghiệm

93

1, tỷ lệ HS các lớp thực nghiệm đạt điểm giỏi là 22,5 cao hơn lớp đối chứng 10%. Tỷ lệ HS đạt điểm khá là 62,5% cao hơn lớp đối chứng 15%. Tỷ lệ HS bị điểm trung bình là 15% thấp hơn lớp đối chứng 10%. Không có HS bị điểm yếu, kém, trong khi lớp đối chứng tỷ lệ HS bị điểm yếu là 15%.

Ở vòng thực nghiệm 2, tỷ lệ HS các lớp thực nghiệm đạt điểm giỏi là 25% cao hơn lớp đối chứng 10,6%. Tỷ lệ HS đạt điểm khá là 60% cao hơn lớp đối chứng 14,4%. Tỷ lệ HS bị điểm trung bình là 15% thấp hơn lớp đối chứng 13%. Không có HS bị điểm yếu, kém, trong khi lớp đối chứng tỷ lệ HS bị điểm yếu là 12%.

Về phía giáo viên, hầu hết giáo viên đều rất hứng thú hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu trong dạy học thơ kháng chiến chống Mỹ. Cụ thể là 100% giáo viên lựa chọn sử dụng câu hỏi phát triển năng lực, thay cho hệ thống câu hỏi trong SGK.

Về phía học sinh, dựa trên số liệutổng hợp kết quả năng lực đọc hiểu, đễ dàng có thể nhận thấy ở các lớp thực nghiệm, chỉ số phát triển năng lực đọc hiểu của học sinh rất cao, trong khi chỉ số ấy ở các lớp đối chứng còn rất khiêm tốn.

Nhƣ vậy có thể khẳng định, việc sử dụng câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu vào dạy đọc hiểu thơ kháng chiến chống Mỹ đã khiến khả năng tiếp thu của HS tốt hơn, tỷ lệ điểm khá, giỏi cao hơn. Học sinh biết cách huy động kiến thức nền về tác giả, tác phẩm, thời đại; liên hệ so sánh kết nối những kiến thức nền vào giải mã và kiến tạo nghĩa cho tác phẩm, khám phá các phƣơng diện nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, đọc hiểu tác phẩm dựa trên đặc trƣng thể loại.

Không khí lớp học sôi nổi, học sinh tích cực tìm hiểu tác phẩm; giáo viên biết cách thiết kế hệ thống câu hỏi phát triển năng lực, tạo đƣợc sự hứng thú và phát triển đƣợc các năng lực cho HS trong giờ học đọc hiểu.

Tiểu kết chƣơng 3

Nội dung của chƣơng 3 thể hiện quá trình thực nghiệm để kiểm chứng các kết quả nghiên cứu. Quá trình thực nghiệm đƣợc triển khai trên cơ sở xác định mục đích và yêu cầu thực nghiệm, phân tích cách thức lựa chọn đối tƣợng, địa bàn và thời gian thực nghiệm, trên cơ sở này, ngƣời viết thiết kế bài học thực nghiệm và tiến hành cho dạy thực nghiệm qua hai vòng. Mặc dù phạm vi và điều kiện thực nghiệm còn hạn chế, nhƣng kết quả của hai vòng thực nghiệm đã chứng minh cho tính khả thi của đề tài nghiên cứu.

94

KẾT LUẬN

Dạy học theo hƣớng phát triển năng lực của ngƣời học đang trở thành một hƣớng đi đúng đắn hiện nay mà nhiều quốc gia đang theo đuổi, đáp ứng xu thế toàn cầu. Nói về nghệ thuật dạy học là nói đến nghệ thuật đặt câu hỏi, điều này càng quan trọng khi dạy học theo hƣớng phát triển năng lực học sinh. Câu hỏi chính là “linh hồn” của bài học, là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của bài học ấy. Câu hỏi là một sản phẩm trung gian quyết định đến sự lĩnh hội tri thức mới về một sự vật, hiện tƣợng nào đó của chủ thể nhận thức, là con đƣờng định hƣớng cho học sinh chiếm lĩnh tri thức. Giáo viên phải khai thác đƣợc sức mạnh đặc biệt của câu hỏi trong giờ học. Một hệ thống câu hỏi đƣợc thiết kế một cách khoa học có vai trò nhƣ một yếu tố mang tính định hƣớng phát triển năng lực học sinh, giúp học sinh chủ động tƣ duy, chủ động chiếm lĩnh tri thức.

Để phát triển năng lực đọc hiểu, nhất là đọc hiểu thơ kháng chiến chống Mỹ, chúng tôi thiết kế hệ thống câu hỏi trên nguyên tắc: Bám sát mục tiêu dạy học đọc hiểu trong trƣờng THTP; đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực của học sinh; thể hiện rõ đặc điểm của hoạt động đọc hiểu. Đọc hiểu văn bản theo đặc trƣng thể loại, thể hiện tính phân hóa trong hoạt động dạy học. Từ những nguyên tắc này, hệ thống câu hỏi đƣợc đƣợc phân thành từng loại: Loại câu hỏi huy động kiến thức nền; câu hỏi khám phá các phƣơng diện nội dung và hình thức của tác phẩm, câu hỏi liên hệ, so sánh kết nối, câu hỏi sáng tạo... Mỗi lại câu hỏi có một đặc điểm khác nhau, đáp ứng mục đích khác nhau... Trên cơ sở làm rõ đặc điểm, mục đích, cách sử dụng, mỗi loại câu hỏi đƣợc đề xuất trong những tiến trình đọc hiểu nhất định nhằm phát huy năng lực đọc hiểu - một trong những vấn đề còn rất yếu của học sinh hiện nay.

Đề tài hoàn thành giúp cho giáo viên và cả học sinh nhận thức rõ vai trò của câu hỏi, phân biệt đƣợc câu hỏi thƣờng và câu hỏi phát triển năng lực. Với việc phân loại câu hỏi và sử dụng các loại câu hỏi trong từng tiến trình đọc hiểu, sẽ giúp giáo viên thiết kế giáo án nhanh và hiệu quả hơn, kĩ thuật sử dụng câu hỏi trong giờ đọc hiểu sẽ đƣợc nâng cao đáng kể, khắc phục tình trạng lúng túng khi câu hỏi đƣợc phân chia thành quá nhiều loại, theo quá nhiều tiêu chí trong khi mục tiêu của quá trình đọc hiểu là giải mã và kiến tạo nghĩa cho tác phẩm trong quá trình đọc hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm. Đối với học sinh, hệ thống câu hỏi của đề tài sẽ giúp các em phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ nói chung, thơ kháng chiến chống Mỹ nói riêng. Với việc phân loại và phân tích mục đích hƣớng, đặc điểm, tuè khóa nhận diện

95

của từng loại câu hỏi, đề tài cũng hƣớng đến việc giúp học sinh có kĩ năng đặt câu hỏi cho chính mình, cho bạn và xa hơn là cho chính thầy cô giáo trong quá trình đọc hiểu. Năng lực đặt câu hỏi là một trong những năng lực rất quan trọng trong năng lực đọc hiểu của học sinh.

Trong quá trình thực nghiệm, tính khả thi của đề tài rất cao, hầu hết giáo viên dạy thực nghiệm đều rất hứng thú với định hƣớng thiết kế và phân loại câu hỏi. Chất lƣợng câu hỏi đƣợc nâng cao, năng lực đọc hiểu của học sinh tiến bộ rõ rệt. Hy vọng, với đề tài này, giờ dạy văn bớt đơn điệu, nhàm chán, học sinh sẽ yêu môn văn hơn, qua đó từng bƣớc nâng cao chất lƣợng môn học.

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. A.Mmachiukin (1978), Tình huống có vấn đề trong tư duy và trong dạy học. 2. Vũ Tuấn Anh (1979), Văn học Việt Nam chống Mỹ cứu nước, Nxb Khoa học

xã hội, Hà Nội.

3. Trần Thanh Đạm (chủ biên) (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nxb Giáo dục, Hà Nội

4. Nguyễn Thái Hòa (2004), “Vấn đề đọc hiểu và dạy đọc hiểu”, Thông tin Khoa học Sư phạm, số05.

5. Lê Thị Bích Hồng (2010), Thơ với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nxb Hội nhà văn.

6. Lê Thị Bích Hồng, “Về thế hệ nhà thơ trƣởng thành trong kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc”, http://dangcongsan.vn/cpv

7. Phạm Thị Huệ (2012), “Mô hình câu hỏi dạy đọc hiểu văn bản nghị luận trong chƣơng trình ngữ văn trung học”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 85 (10/2012). 8. Đặng Thành Hƣng (2004), Tương tác hoạt động thầy - trò trên lớp học, Nxb

Giáo dục, Hà Nội

9. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.

10. Nguyễn Thanh Hùng (2011), Kĩ năng đọc hiểu Văn, Nxb Đại học Sƣ Phạm, Hà Nội.

11. Nguyễn Thanh Hùng (2012), Kĩ năng đọc hiểu văn, Nxb Giáo dục.

12. Mai Hƣơng (1983), Nghĩ về đóng góp của đội ngũ thơ trẻ trong thơ chống Mỹ, Văn học, số 1, tr.92-98.

13. I.F Kharlamôp (1979), Phát huy tính tích cực học tập của HS. Nxb GD 14. I.Ia.Lecne (H.Giáo dục, 1977), Dạy học nêu vấn đề. Phan Tất Đắc (dịch) 15. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 16. Phan Trọng Luận (2005), “Học sinh là trung tâm”, Phan Trọng Luận tuyển

tập, Nxb Giáo dục.

17. Phan Trọng Luận (2005), công trình nghiên cứu “Tiếp cận đồng bộ tác phẩm văn chƣơng trong nhà trƣờng”, Phan Trọng Luận tuyển tập, Nxb Giáo dục. 18. Phan Trọng Luận (2011), Văn chương bạn đọc sáng tạo, Nxb Đại học Sƣ

97

19. Hồ Tấn Nguyên Minh (2012), “Tìm một hƣớng đi mở cho giờ dạy Ngữ văn trong nhà trƣờng THPT”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Sƣ phạm.

20. Hoàng Kim Ngọc (1998), Những đóng góp của thơ trẻ thời kì chống Mỹ cứu nước, Nxb Đại hoc Quốc gia Hà Nội.

21. Hà Phong (2013), "Bàn về phƣơng pháp dạy đọc hiểu văn bản", Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, t4, 2014

22. Phƣơng pháp Xô-crát còn đƣợc xem là phƣơng pháp phát vấn trong dạy học. Xô-crát luôn giả vờ rằng mình không biết gì cả và ông chỉ đơn thuần đặt câu hỏi cho HS nhằm chỉ ra những chỗ bất nhất trong suy nghĩ của họ.

23. Ngô Thị Thanh Quý (2020), Đề cƣơng Dạy học tác phẩm văn học ở trường phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực người học, Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên.

24. Ngô Thị Thanh Quý (2020), Đề cƣơng Dạy học tác phẩm văn học ở trường phổ thông theo định hướng tiếp cận năng lực người học, Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên.

25. Trần Đình Sử (2004), Đọc hiểu văn bản - một khâu đột phá trong dạy học Ngữ Văn , Tạp chí giáo dục (102).

26. Trần Đình Sử (2016), “Đƣa kí hiệu học vào môn đọc văn THPT”, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học toàn quốc, Nxb Giáo dục Việt Nam.

27. Trần Tiến Thành (2012), “Mở rộng, thay đổi không gian lớp học- biện pháp hữu ích nhằm nâng cao chất lƣợng dạy học Ngữ văn”, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học toàn quốc về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Sƣ phạm.

28. Đỗ Ngọc Thống (2012), “Đánh giá kết quả học tập- một mắt xích trọng yếu của đổi mới giáo dục phổ thông”, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học toàn quốc về dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông Việt Nam, Nxb Đại học Sƣ phạm.

29. Đào Thị Thu Thủy (2016), “Đề xuất một số biện pháp dạy tích hợp liên môn trong môn Ngữ văn”, Kỉ yếu Hội thảo Khoa học toàn quốc, Nxb Giáo dục Việt Nam.

30. Nguyễn Thị Thu Thủy (2018), Đề cƣơng Phương pháp dạy đọc hiểu văn bản, Đại học Sƣ phạm Thái Nguyên.

98

31. Nguyễn Thị Thu Thủy (chủ biên), Đào Thị Hồng Hạnh, Trần Thị Ngọc (2017),

Lí luận dạy học Ngữ văn, Nxb Đại học Thái Nguyên. 32. Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG, H, 1999

33. Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), Nxb Hồng Đức

34. Trịnh Xuân Vũ (2002), Phương pháp dạy - học Văn ở bậc Trung học, Nxb ĐHQG Tp. HCM

35. Z.Ia.Rez (1983), Phương pháp luận dạy văn học. Phan Thiều (dich), Nxb GD,HN

Tài liệu tiếng Anh

36. Cotton, K. (1988), “Classroom questioning”. Northwest Regional Educational Laboratory. In The office of educational researchand improvement (OERI), USDepartment of Education.

37. Hunkins, F.P. (1987), “Student as key questioners”, In Questions, questioning techniques, and effective teaching, Wilen, William W. (Ed.), National Educational Association of The United States, Washington, D.C, pp.153 - 172. 38. Rand Reading Study Group (2002), Reading for understanding: Toward an R

& D program inreading comprehension, Santa Monica, CA: RAND Corporation. (available online atwww.rand.org/publications/MR/MR1465/). 39. Rosenblatt, L.M. (1988), Writing and reading: The transactional theory,

Center for the Study of Reading Technical Report; no. 416.

40. Ruddell, M.R. (1997), Teaching content reading and writing, Allyn and Bacon, Order Processing, PO Box 11071, Des Moines, IA 50336-1071.

41. The art and science of teaching (Nghệ thuật và khoa học dạy học -Robet Z.Maczano - Đỗ Hữu Châu dịch)

PL 1

PHỤ LỤC 1. PHIẾU HỌC TẬP

Em hãy điền thông tin cá nhân và hoàn thành các phiếu học tập này nhé. Thầy (cô) hy vọng chúng ta sẽ có một giờ học thú vị, bổ ích. Mong các em tích cực hợp tác. Cảm ơn các em nhiều!

Họ và tên học sinh:...

Lớp:...

Trƣờng:...

Yêu cầu: Huy động tri thức nền 1.1. Em hãy nêu cách hiểu các từ sau: Từ hay, từ khó Cách hiểu của em Trao đổi với bạn Xuôi Bắc-Ngƣợc Nam ... ... ... ... Hƣớng về anh một phƣơng ... ... ... ... Trong mơ còn thức ... ... ... ...

Sóng- ngày đêm không ngủ ...

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học thơ chống Mỹ (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)