8. Cấu trúc của đề tài
2.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
2.2.1. Bám sát mục tiêu dạy học đọc hiểu trong trường THPT
Đối với giáo viên việc xác định mục tiêu trong quá trình dạy học là đặc biệt quan trọng. Có xác định mục tiêu đúng mới có thể thiết kế hệ thống câu hỏi phù hợp. Có một thực tế, khi nói đến dạy học phát triển năng lực là ngƣời ta hay nói đến một quan điểm dạy học không chú trọng quá nhiều đến việc trang bị kiến thức, kĩ năng mà chú tâm đến việc hình thành, phát triển năng lực của ngƣời học. Đây là một cách hiểu lầm tai hại. Một xu hƣớng dạy học chăm chăm phát triển năng lực mà coi nhẹ kiến thức bài học đang xuất hiện. Hiện tƣợng dạy một đằng thi một nẻo là một thực tế. Dạy coi nhẹ nội dung kiến thức, chỉ trú trọng phát triển năng lực, trong khi thi lại đòi hỏi lƣợng kiến thức sâu, rộng đang thực sự gây trở ngại cho quá trình đổi mới.
Cần phải hiểu, phát triển năng lực, chính là phát triển tất cả những năng lực có thể để học tập và giải quyết những vấn đề của thực tiễn một cách tốt nhất. Phát triển năng lực đọc hiểu có thể hiểu là phát triển năng lực huy động kiến thức nền, sự trải nghiệm, vốn văn hóa…vào giải mã và kiến tạo nghĩa cho tác phẩm. Hiểu sâu tác phẩm, từ đó có năng lực giải quyết các tác phẩm khác; các vấn đề gặp phải trong thực tiễn đời sống. Chính vì thế cần phải xác định rõ, xác định đúng mục tiêu là ngƣời học làm đƣợc gì sau khi học tác phẩm để bám sát và vận dụng trong quá trình dạy học. Khái niệm làm đƣợc hiểu theo nghĩa hành dụng, là khả năng ứng phó, ứng xử với các vấn đề, tình huống nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. Chƣơng trình phổ thông mới quan tâm đến chuẩn đầu ra của môn học, của cả chƣơng trình, của từng bài học. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu môn học hƣớng ngƣời dạy và cả ngƣời học đến việc tuân thủ những mô thức chung của quá trình dạy học.
49
2.2.2. Đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực của học sinh
Một trong những mục tiêu quan trọng của môn Ngữ văn là hình thành phát triển năng lực đọc hiểu cho HS. Năng lực đọc hiểu là năng lực nắm bắt đúng thông tin và giá trị của tác phẩm; biết cách cảm nhận, phân tích, thưởng thức, đánh giá cái hay cái đẹp của tác phẩm một cách khoa học, thuyết phục;kiến tạo nghĩa cho tác phẩm, biết cách vận dụng cái đọc được trong tác phẩm vào cuộc sống.
Để đáp ứng yêu cầu phát triển năng lực đọc hiểu, hệ thống CH phải hƣớng dẫn HS biết đọc và giải mã từ ngữ, nhận biết và giải thích chính xác nghĩa gốc, nghĩa trong văn cảnh của từ, giải mã các tầng nghĩa của tác phẩm, kiến tạo nghĩa cho tác phẩm, vận dụng cái đọc được trong tác phẩm vào cuộc sống ...
2.2.3. Phù hợp với mục tiêu của các hoạt động đọc hiểu
Việc thiết kế CH phát triển năng lực đọc hiểu phải phù hợp với đặc điểm của hoạt động đọc, nghĩa là, hệ thống câu hỏi luôn đƣợc xây dựng trên nguyên tắc: HS luôn phải huy động kiến thức nền, luôn phải liên hệ, so sánh, kết nối, mở rộng văn bản, phát triển năng lực vận dụng và kết nối những kiến thức đã học, từ bài đọc hiểu cụ thể để giải quyết các tình huống phong phú của đời sống, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thực tiễn và nhu cầu học tập suốt đời của mỗi học sinh.
Để làm đƣợc điều này, giáo viên nên chia câu hỏi thành những nhóm: Nhóm câu hỏi đọc hiểu nội dung; nhóm câu hỏi đọc hiểu hình thức và nhóm câu hỏi mang tính chất cộng cụ phục vụ cho việc đọc hiểu nội dung và hình thức tác phẩm như: câu hỏi huy động kiến thức nền; câu hỏi liên hệ, so sánh, kết nối; câu hỏi đánh giá, mở rộng, sáng tạo...Những câu hỏi này đƣợc thiết kế theo các cấp độ nhận thức: Nhận biết; thông hiểu; vận dụng thấp, vận dụng cao...
2.2.4. Căn cứ vào đặc trưng của thể loại thơ
Hệ thống CH phát triển năng lực đọc hiểu cần hƣớng dẫn học sinh vận dụng hiểu biết về đặc trƣng thể loại để khám phá tác phẩm. Mà khám phá một tác phẩm suy cho cùng là khám phá về phƣơng diện nội dung và hình thức của tác phẩm; thấy đƣợc tƣ tƣởng của tác giả gửi vào tác phẩm. Phát triển năng lực đọc hiểu cần hƣớng HS tới việc khám phá cái hay cái đẹp của nội dung và hình thức, tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm. Để làm đƣợc điều đó, hệ thống CH phát triển năng lực đọc hiểu phải hƣớng đến việc giải mã các yếu tố thuộc phƣơng diện nội dung (Đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề, cảm hứng nghệ thuật…); và các yếu tố thuộc phƣơng diện nghệ thuật của tác phẩm (Ngôn từ, kết cấu, giọng điệu , thể loại…) song song với việc so
50
sánh, kết nối tác phẩm với hoàn cảnh ra đời, với thời đại, với các tác phẩm cùng thời…để giải mã và kiến tạo nghĩa cho tác phẩm. Cần đảm bảo tính khái quát theo đặc trƣng thể loại vừa chú ý đến tính riêng, nét khác biệt của mỗi tác phẩm. Đọc hiểu văn bản thơ khác với đọc hiểu văn bản truyện. Đọc hiểu tác phẩm truyện cần hƣớng vào các yếu tố thuộc phƣơng diện nội dung: đề tài, chủ đề, nhân vật, hình tượng, cốt truyện, tình tiết, biến cố, giá trị tư tưởng, giá trị nhân đạo...; và các yếu tố thuộc phƣơng diện nghệ thuật của tác phẩm: không gian, thời gian nghệ thuật, đặc điểm lời văn, ngôi kể, điểm nhìn trần thuật, bút pháp miêu tả, kết cấu, thể loại...Đọc hiểu tác phẩm thơ cần hƣớng vào các yếu tố thuộc phƣơng diện nội dung: đề tài, chủ đề, tư tưởng chủ đề, cảm hứng nghệ thuật và các yếu tố thuộc phƣơng diện nghệ thuật của tác phẩm: không gian, thời gian nghệ thuật, từ ngữ vần điệu, thanh điệu, nhịp điệu; hình tượng nhân vật trữ tình; các biện pháp tu từ, cấu tứ...
2.2.5. Đảm bảo tính phân hóa trong dạy học
Mỗi HS có sự khác biệt về phẩm chất tâm lí, sức khỏe, NL nhận thức, kiến thức nền, hứng thú, sở thích, mục đích và phong cách học tập,… Do đó, việc xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực cũng cần phải đảm bảo yêu cầu phân hóa để hoạt động học tập đạt hiệu quả tốt nhất. Để thực hiện định hƣớng ấy, việc thiết kế CH phát triển năng lực đọc hiểu thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ cần tuân thủ những yêu cầu sau: Đa dạng về mức độ nhận thức để tất cả HS đều có thể trả lời, đa dạng về hình thức tổ chức lớp học để khuyến khích HS học tập tốt hơn, chẳng hạn có CH yêu cầu HS trao đổi với nhóm, cặp đôi nhƣng đồng thời vẫn có những CH yêu cầu HS hoạt động cá nhân … Đối với những CH khó nên có thêm hệ thống CH hƣớng dẫn cụ thể để HS giải quyết vấn đề đƣợc đặt ra trong CH lớn.
2.3. Thiết kế hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ cho học sinh lớp 12 chống đế quốc Mĩ cho học sinh lớp 12
Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về câu hỏi, câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc, chúng tôi đã đề xuất khái niệm về câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu: Câu hỏi phát triển năng lực là câu hỏi tác động đến tư duy của người đọc, nhằm hướng đến việc nắm bắt đúng thông tin và giá trị của tác phẩm; biết cách cảm nhận, phân tích, thưởng thức, đánh giá cái hay cái đẹp của tác phẩm một cách khoa học, thuyết phục;kiến tạo nghĩa cho tác phẩm, vận dụng cái đọc được trong tác phẩm vào cuộc sống.
51
Đây là một khái niệm chung về câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng. Áp dụng khái niệm này cần bám sát vào đặc trƣng của từng thể loại. Phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm truyện, tác phẩm thơ và văn bản kịch rất khác nhau do đặc trƣng thể loại. Ở đây ngƣời viết đề xuất khái niệm và dùng khái niệm này vào tìm hiểu văn bản thơ nói chung, thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ nói riêng dựa trên đặc trƣng của thể loại và đặc trung riêng của giai đoạn thơ giai đoạn này. Để giáo viên dễ dàng trong việc thiết kế hệ thống câu hỏi trong việc dạy học; để học sinh hình thành kĩ năng đặt câu hỏi trong quá trình học văn, đọc hiểu tác phẩm văn chƣơng; để học sinh thực sự phát triển năng lực đọc hiểu, chúng tôi xin đề xuất việc xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ thành những nhóm câu hỏi đó là:
+ Nhóm câu hỏi đọc hiểu nội dung tác phẩm
+ Nhóm câu hỏi đọc hiểu hình thức tác phẩm
+ Nhóm câu hỏi liên hệ, so sánh, kết nối
+ Nhóm câu hỏi hình dung tƣởng tƣợng, nhập thân trải nghiệm
+ Nhóm câu hỏi sáng tạo
Mỗi nhóm câu hỏi này sẽ đƣợc chia thành nhiều loại nhỏ và đƣợc thiết kế theo tiến trình của bài học: trước khi đọc; trong khi đọc; sau khi đọc. Cách thiết kế này sẽ giúp giáo viên và học sinh nắm đƣợc một cách chắc chắn việc sử dụng từng nhóm câu hỏi theo tiến trình bài học, cùng với hệ thống từ khóa cho từng kiểu câu hỏi: trước khi đọc sử dụng dạng câu hỏi nào? Trong khi đọc sử dụng dạng câu hỏi nào? Sau khi đọc sử dụng dạng câu hỏi nào? Mục đích để làm gì? Đặc điểm của câu hỏi? Từ khóa để nhận diện?
Về mặt bản chất, việc thiết kế hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ và các văn bản thơ nói chung cơ bản có những điểm tƣơng đồng. Bởi thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ cũng mang những đặc trƣng của thể loại thơ nhƣ các văn bản thơ của các giai đoạn trƣớc. Việc đọc hiểu văn bản nói chung và văn bản thơ nói riêng vẫn luôn phải thực hiện các thao tác nhƣ: huy động kiến thức nền; đọc hiểu nội dung; đọc hiểu nghệ thuật; đọc so sánh kết nối, đọc mở rộng …Vậy khi sử dụng câu hỏi để phát triển năng lực đọc hiểu thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ, cần phải hƣớng vào khai thác những đặc trƣng có tính khu biệt của thơ giai đoạn này, trong sự so sánh kết nối với thơ kháng chiến chống thực dân Pháp, với Thơ Mới, nếu cần có thể là cả thơ trung đại…Cái riêng mang tính khu biệt
52
của thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ trƣớc hết là ở giọng điệu sử thi, là âm hƣởng anh hùng ca; là chất triết lí, suy tƣ về Đất nƣớc, về Nhân dân, về cuộc kháng chiến…Khác với thơ kháng chiến chống thực dân Pháp, thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ mở rộng phạm vi phản ánh, tăng cƣờng chất liệu hiện thực…
Để tiện cho việc thiết kế giáo án ở phần thực nghiệm,trong phần thiết kế hệ thống câu hỏi này, ngƣời viết tập trung vào 02 tác phẩm trong chƣơng trình Ngữ văn 12 là bài thơ Sóngcủa nữ thi sĩ Xuân Quỳnh và đoạn trích Đất Nước - trích Trƣờng ca Mặt đƣờng khát vọng của Nguyễn Khoa Điềm, làm ví dụ minh họa. Từ những ví dụ minh họa này có thể đem vào áp dụng trong quá trình đọc hiểu bất kì một tác phẩm thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ khác không có trong chƣơng trình giáo dục phổ thông.
2.3.1. Nhóm câu hỏi đọc hiểu nội dung văn bản
2.3.1.1. Câu hỏi tìm hiểu đề tài của tác phẩm
Mục đích: Yêu cầu học sinh phát hiện và phân tích đề tài, mảng đề tài mà tác phẩm đề cập.
Đặc điểm: Đây là dạng câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu tác phẩm trên cơ sở phát hiện, phân tích một phƣơng diện nội dung của tác phẩm: đề tài. Hiểu sâu về đề tài, so sánh kết nối để thấy đƣợc cái mới mẻ của tác giả khi viết về một đề tài quen thuộc.
Từ khóa: Dạng câu hỏi tìm hiểu đề tài là dạng câu hỏi thông hiểu, loại CH này thƣờng dùng các cụm từ: Hãy chỉ ra…? Em biết gì về…nó có ý nghĩa như thế nào?
Ví dụ 1:(Câu hỏi nhận biết) Bài thơ viết về đề tài gì? Trình bày những hiểu biết của em về đề tài đó?
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Ví dụ 2: (Câu hỏi so sánh, kết nối) Em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về những tác phẩm cùng viết về đề tài này? Các nhà thơ đã khai thác đề tài này như thế nào?
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Ví dụ 3:(Câu hỏi thông hiểu) Cái mới của Xuân Quỳnh khi khai thác đề tài tình yêu qua bài thơ Sóng là gì?
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Ví dụ 4:(Câu hỏi thông hiểu) Cách mà Xuân Quỳnh khai thác đề tài này giúp ta hiểu thêm gì về hồn thơ Xuân Quỳnh?
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Ví dụ 5: (Câu hỏi thông hiểu) Khai thác đề tài tình yêu giữa những năm tháng khói lửa chiến tranh, Xuân Quỳnh muốn nói điều gì?
53
Ví dụ 6: (Câu hỏi nhận biết) Xác định chủ đề của bài thơ Sóng?
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Ví dụ 7: (Câu hỏi nhận biết) Sau khi tìm hiểu bài thơ, em hãy xác định chủ đề của bài thơ ?
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Ví dụ 8: (Câu hỏi nhận biết) Đến với đề tài tình yêu, Xuân Quỳnh tập trung làm nổi bật vấn đề gì qua bài thơ Sóng?
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Ví dụ 9: (Câu hỏi đánh giá) Mượn hình tượng Sóng, Xuân Quỳnh đã có những quan niệm như thế nào về tình yêu?
(Sóng - Xuân Quỳnh)
Ví dụ 10: (Câu hỏi đánh giá) Em hãy đọc toàn bài thơ "Sóng", phát hiện và kết nối những câu thơ biểu hiện cảm xúc yêu đương với những câu thơ khơi sâu suy nghĩ về tình yêu trong tâm hồn nhà thơ để khái quát tư tưởng chủ đề của "Sóng". ?
(Sóng - Xuân Quỳnh)
2.3.1.2. Câu hỏi tìm hiểu chủ đề của tác phẩm
Mục đích: Yêu cầu học sinh phát hiện và phân tích chủ đề mà tác phẩm đề cập.
Đặc điểm: Đây là dạng câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu tác phẩm trên cơ sở phát
hiện, phân tích một phƣơng diện nội dung của tác phẩm: chủ đề. Hiểu sâu về chủ đề, so sánh kết nối để thấy đƣợc cái mới mẻ của tác giả khi viết về một đề tài quen thuộc.
Từ khóa: Dạng câu hỏi tìm hiểu chủ đề là dạng câu hỏi phân tích, đánh giá, loại
CH này thƣờng dùng các cụm từ: Sau quá trình… hãy rút ra…? Vấn đề…đặt ra là gì? Hãy nêu…?Từ đề tài về… tác giả đẵ đặt ra vấn đề gì ?
Ví dụ 1:Sau quá trình phân tích tác phẩm, hãy rút ra chủ đề của tác phẩm?
Ví dụ 2: Vấn đề tác giả đặt ra trong tác phẩm này là gì ?
Ví dụ 3: Em hãy xác định chủ đề của tác phẩm ?
Ví dụ 4: Từ đề tài về… tác giả đẵ đặt ra vấn đề gì ? 2.3.1.3. Câu hỏi tìm hiểu cảm hứng của tác phẩm
Cảm hứng nghệ thuật là nội dung tình cảm chủ đạo của tác phẩm. Những trạng thái tâm hồn, những cảm xúc đƣợc thể hiện đậm đà, nhuần nhuyễn trong văn bản sẽ truyền cảm và hấp dẫn ngƣời đọc. Qua cảm hứng nghệ thuật ngƣời đọc cảm nhận đƣợc tƣ tƣởng, tình cảm của tác giả gửi vào tác phẩm.
54
Mục đích: Yêu cầu học sinh làm rõ cảm hứng nghệ thuật của tác phẩm.
Đặc điểm: Đây là dạng câu hỏi giúp học sinh tìm hiểu tác phẩm trên cơ sở phát hiện, phân tích một phƣơng diện nội dung của tác phẩm: cảm hứng nghệ thuật. Dạng câu hỏi này mang tính khám phá, phát hiện, đánh giá sự vận động của mạch cảm xúc, làm rõ cảm hứng nghệ thuật của tác phẩm.
Từ khóa: Dạng câu hỏi tìm hiểu cảm hứng nghệ thuật là dạng câu hỏi phân tích, đánh giá, loại CH này thƣờng dùng các cụm từ: Sau quá trình… hãy rút ra…? Cảm hứng chủ đạo… là gì? Hãy nêu…?Cảm hứng nào khơi nguồn…? Tác giả viết …bằng cảm xúc…?
Ví dụ 1: Sau quá trình phân tích tác phẩm, hãy làm rõ cảm hứng chủ đạo của tác phẩm?
Ví dụ 2: Cảm hứng nào khơi nguồn cho tác giả viết tác phẩm này ?
Ví dụ 3: Em hãy nêu cảm hứng chủ đạo của tác phẩm ?
Ví dụ 4: Xuân Quỳnh đã viết “ Sóng” bằng cảm xúc ntn? 2.3.1.4. Câu hỏi khám phá nội dung tư tưởng của tác phẩm