Khảo sát câu hỏi trong SGK Ngữ văn THPT

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học thơ chống Mỹ (Trang 47 - 54)

8. Cấu trúc của đề tài

1.2.1. Khảo sát câu hỏi trong SGK Ngữ văn THPT

Chúng tôi tiến hành khảo sát và phân loại câu hỏi dạy học tác phẩm văn chƣơng ở bộ SGK Ngữ văn trong chƣơng trình THPT (cả bộ chuẩn và bộ nâng cao). Số lƣợng

41

CH chỉ tính theo số thứ tự ghi ở cuối bài học về một tác phẩm nào đó, không tính theo các câu nhỏ trong một CH lớn. Tính cả các tác phẩm đọc thêm. Nhìn chung thì đa số các tác phẩm ở hai bộ sách (bộ chuẩn và bộ nâng cao) là trùng nhau, số tác phẩm chênh lệch nhau ít (bộ nâng cao có nhiều tác phẩm hơn). Cụ thể nhƣ sau:

1.2.1.1. Khảo sát CH trong SGK Ngữ văn (bộ chuẩn)

- Lớp 10 tập 1: có 23 bài, tất cả có 115 CH - Lớp 10 tập 2: có 13 bài, tất cả có 72 CH - Lớp 11 tập 1: có 21 bài, tất cả có 121 CH - Lớp 11 tập 2: có 18 bài, tất cả có 108 CH - Lớp 12 tập 1: có 18 bài, tất cả có 100 CH - Lớp 12 tập 2: có 12 bài, tất cả có 61 CH

=> SGK Ngữ văn THPT (bộ chuẩn) có tất cả 105 bài, với 577 CH.

1.2.1.2. CH trong SGK Ngữ văn (bộ nâng cao)

- Lớp 10 tập 1: có 25 bài, tất cả có 175 CH - Lớp 10 tập 2: có 19 bài, tất cả có 95 CH 75 - Lớp 11 tập 1: có 29 bài, tất cả có 163 CH - Lớp 11 tập 2: có 25 bài, tất cả có 128 CH - Lớp 12 tập 1: có 17 bài, tất cả có 100 CH - Lớp 12 tập 2: có 12 bài, tất cả có 75 CH

=> SGK Ngữ văn THPT (bộ nâng cao) có tất cả 127 bài, với 736 CH.

Nhận xét chung: hệ thống câu hỏi trong cả hai bộ sách trên về cơ bản đƣợc phân thành 5 loại:

+ Câu hỏi tìm hiểu giá trị nội dung tác phẩm: thƣờng là phân tích tình huống truyện, không gian thời gian; hoàn cảnh tâm trạng…

+ Câu hỏi tìm hiểu giá trị nghệ thuật tác phẩm: thƣờng là yêu cầu nhận xét về tu từ, giọng điệu, không gian, thời gian nghệ thuật…

+ Tìm hiểu nội dung thông qua hình thức nghệ thuật: thƣờng là yêu cầu nhận xét, đánh giá của các biện pháp tu từ, sức gợi từ các hình ảnh nghệ thuật, kết cấu, nhịp …

+ Định hướng tìm hiểu tác phẩm: thƣờng là yêu cầu đọc tiểu dẫn, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục, đề tài, chủ đề, mở đầu, kết thúc…

+ Câu hỏi nâng cao: thƣờng đƣa ra ý kiến yêu cầu học sinh kiến giải, đề xuất cách hiểu…

42

Tuy nhiên, về mặt hình thức lẫn nội dung, CH phát triển năng lực đọc hiểu cho HS chƣa đƣợc GV chú trọng. Mỗi giờ dạy có từ 1 đến 3 CH phát triển năng lực đọc hiểu cho HS. Chiếm tỉ lệ rất thấp. GV vẫn chịu ảnh hƣởng nhiều từ truyền thống lí luận dạy học trƣớc thƣờng chú trọng chủ yếu vào việc lĩnh hội thu nhận kiến thức của HS. Nhƣ vậy, thật khó để có thể gây ấn tƣợng cho HS, khó làm cho HS thấy thích thú, phấn khởi, say mê với những giờ học TPVC bởi nó cứ diễn ra đều đều, bình thƣờng, trầm lắng.

Với phƣơng pháp truyền thụ kiến thức chủ yếu từ nguồn thông tin của tác phẩm, từ kiến văn và kinh nghiệm của GV nên vai trò của HS trong cơ chế dạy học không đƣợc xem trọng, học sinh không phải là trung tâm của của hoạt động dạy học. Cách dạy này khiến học sinh không thể phát triển đƣợc phẩm chất, năng lực của mình. Với học sinh, những lời thầy cô là khuôn vàng thước ngọc, học trò không thể thoát ra khỏi cái khuôn thƣớc ấy. Đó là lối dạy áp đạt: Áp đặt kiến thức, áp đặt cả cách nghĩ, cách cảm, tƣ duy phản biện - một kiểu tƣ duy đặc biệt quan trọng trong phát triển năng lực - không có đất để phát triển.

1.2.2.Thực trạng xây dựng và sử dụng câu hỏi trong dạy đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ

Trong chƣơng trình lớp 12 thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ đƣợc đƣa vào giảng dạy có 02 tác phẩm (trong đó một tác phẩm là bài đọc thêm) và một đoạn trích:

Sóng của Xuân Quỳnh; Bác ơi của Tố Hữu (đọc thêm); Đất Nƣớc (trích trƣờng ca Mặt đƣờng khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.

Tác phẩm

Số lƣợng câu hỏi trong phần hƣớng

dẫn học bài

Số lƣợng câu hỏi trong giáo án của

Giáo viên

Số lƣợng câu hỏi trong giờ dạy của

Giáo viên Sóng (Cơ bản) 04 20 30

Bác ơi (Cơ bản) 04 16 25

Đất Nƣớc (Cơ bản) 05 25 35

Sóng (Nâng cao) 05 20 25

Bác ơi (Nâng cao) 05 15 20

Đất Nƣớc(Nâng cao) 06 25 33

Về chất lƣợng các câu hỏi trong SGK: hệ thống câu hỏi trong cả hai bộ sách trên về cơ bản đƣợc phân thành 5 loại:

43

+ Câu hỏi tìm hiểu giá trị nội dung tác phẩm: thƣờng là tìm hiểu nội dung của từng khổ thơ, đoạn thơ, nội dung tƣ tƣởng của tác phẩm

+ Câu hỏi tìm hiểu giá trị nghệ thuật tác phẩm: thƣờng là yêu cầu nhận xét về tu từ, giọng điệu, không gian, thời gian nghệ thuật…

+ Tìm hiểu nội dung thông qua hình thức nghệ thuật: thƣờng là yêu cầu nhận xét, đánh giá của các biện pháp tu từ, sức gợi từ các hình ảnh nghệ thuật, kết cấu, nhịp …

+ Định hướng tìm hiểu tác phẩm: thƣờng là yêu cầu đọc tiểu dẫn, tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục, đề tài, chủ đề, mở đầu, kết thúc…

+ Câu hỏi nâng cao: thƣờng đƣa ra ý kiến yêu cầu học sinh kiến giải, đề xuất cách hiểu…

Vấn đề ở đây là hầu hết các câu hỏi trong phần hƣớng dẫn học bài vẫn mang nặng tính định hƣớng và áp đặt kiến thức. Học sinh không tƣ duy thoát ra ngoài hệ thống câu hỏi ấy, bởi những câu hỏi đã “ khống chế” học sinh bằng những đơn vị, những vấn đề mang tính bắt buộc phải thực hiện và tìm hiểu tác phẩm theo những hƣớng mà giáo viên hay ngƣời soạn sách, đã vạch sẵn, để đi đến một kết luận, một cái đích nhƣ mong muốn của thầy cô.

Một vấn đề nữa là với số lƣợng câu hỏi hạn chế, số lƣợng tác phẩm quá ít, tác phẩm lại không tiêu biểu cho thơ kháng chiến, chính vì thế học sinh học những tác phẩm này hầu nhƣ không hề gắn kết với cái thời kì đầy khói lửa chiến tranh kia. Thực tế giáo viên giảng Sóng của Xuân Quỳnh nhƣ một bài thơ tình yêu đơn thuần mà không thấy đƣợc sự trăn trở, suy tư, tình yêu cá nhân hòa trong tình yêu đất nước, và sẵng sàng dâng hiến, sẵn sàng hi sinh cho những tỉnh cảm thiêng liêng ấy; dạy tác phẩm Đất Nƣớc mà chỉ chăm chăm khai thác chất liệu dân gian, không gian địa lí, thời gian lịch sử, chiều sâu văn hóa mà coi nhẹ tính chất thức tỉnh thế hệ thanh niên Miền Nam trong vùng địch tạm chiếm xuống đƣờng đấu tranh…

Về chất lƣợng các câu hỏi trong giờ dạy đọc hiểu của giáo viên:

Ngƣời viết đã khảo sát câu hỏi đƣợc giáo viên sử dụng trong dạy đọc hiểu 03 tác phẩm thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ ở cả hai bản: cơ bản và nâng cao

Địa điểm khảo sát: Trƣờng THPT Thanh Miện 2 Số lƣợng câu hỏi khảo sát: 100 câu

44

Tính chất câu hỏi Số lƣợng Tỉ lệ %

Câu hỏi ngẫu hứng 15 15

Câu hỏi đóng, chắp vá vụn vặt, không có hệ thống 30 30 Câu hỏi khó, dung lƣợng kiến thức lớn 5 5

Câu hỏi tái hiện 45 45

Câu hỏi tổng hợp, khái quát 5 5

Tổng 100 100

Có thể nhận thấy, số lƣợng câu hỏi mà giáo viên nêu ra trong một tiết dạy là tƣơng đối nhiều, có lớp giáo viên đã đặt đến 25 câu hỏi trong một tiết dạy trên lớp. Việc sử dụng quá nhiều câu hỏi khiến giờ đọc văn trở lên khô khan, mất chất văn. Đồng thời câu hỏi trở nên vụn vặt không đi vào trọng tâm bài học.

Loại câu hỏi ngẫu hứng chiếm 15% số lƣợng câu hỏi trong một bài dạy. Những câu hỏi này đƣợc đặt ra một cách rất tùy tiện, thích thì hỏi, không chủ định trƣớc, không sát nội dung, không phát triển năng lực.

Loại câu hỏi chắp vá vụn vặt, không có hệ thống chiếm 30% số lƣợng câu hỏi trong một bài dạy về một tác phẩm. Loại câu hỏi này phá vỡ tính chỉnh thể của tác phẩm, kiến thức học sinh thu nhận đƣợc không có tính hệ thống.

Loại câu hỏi khó, dung lƣợng kiến thức lớn. Loại câu hỏi này vƣợt quá khả năng tƣ duy lí luận của học sinh, khiến giờ học trở nên nặng nề.

Loại câu hỏi tái hiện chiếm 45% số lƣợng câu hỏi. Bản chất của câu hỏi tái hiện không phải là câu hỏi phát triển năng lực, bởi những câu hỏi này không làm cho học sinh “động não”, không khơi dậy nhu cầu tìm tòi khám phá nội dung ngầm ẩn bên trong tác phẩm. Dẫu rằng trong quá trình đọc hiểu, câu hỏi tái hiện cũng rất cần thiết, đó là bƣớc đầu để học sinh thâm nhập vào tác phẩm, nhƣng đó không phải là cái đích cuối cùng đối với học sinh.

Loại câu hỏi tổng hợp, khái quát chiếm 5% số lƣợng câu hỏi. Loại câu hỏi này đặt học sinh vào tình huống để học sinh tƣ duy. Đây là dạng câu hỏi phát triển năng lực, nhƣng tỉ lệ còn hơi ít.

45

Về hoạt động dạy đọc hiểu thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ

Hoạt động Mức độ

1. GV sử dụng hệ thống câu hỏi đọc hiểu T K Tb Y

1.1. Có sự phân hóa đối tƣợng x 1.2. Bám sát đặc trƣng thể loại x 1.3. Có tính hệ thống, logic, khuyến khích HS tích cực. x 1.4. Tích hợp các kiến thức, kĩ năng, trải nghiệm của HS x

2. GV sử dụng hệ thống bài tập đọc hiểu T K Tb Y

2.1. Sử dụng đa dạng hình thức bài tập x 2.2. Vừa sức và có khả năng giải quyết trong giờ học x 2.3. Tƣờng minh, sáng rõ về yêu cầu cần giải quyết x 2.4. Có tính giáo dục, khái quát, thiết thực và định hƣớng x

3. GV sử dụng công cụ đánh giá T K Tb Y

3.1. Năng lực vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học vào một tình huống thực tiễn.

x

3.2. Tập trung vào năng lực thực hiện x 3.3. Hƣớng đến mọi thời điểm học và căn cứ vào nhiệm vụ

đƣợc giao.

x

4. GV sử dụng linh hoạt, hiệu quả các PPDH đọc hiểu T K Tb Y

4.1. Phƣơng pháp dạy đọc kí hiệu x 4.2. Phƣơng pháp giải mã văn bản x 4.3. Phƣơng pháp dạy kiến tạo nghĩa cho văn bản x

Từ thực trạng trên, vấn đề đặt ra là để phát triển năng lực đọc hiểu, thì giáo viên phải thiết kế đƣợc hệ thống câu hỏi hƣớng đến việc phát triển năng lực. Ngƣời viết đồng ý với quan điểm của ngƣời soạn sách đó là: Đọc hiểu một tác phẩm suy cho cùng hiểu đƣợc giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, kiến giải và đề xuất cách hiểu (đồng sáng tạo với ngƣời viết). Chính vì thế, ở luận văn này, ngƣời viết thiết kế câu hỏi thành ba nhóm: nhóm câu hỏi đọc hiểu nội dung; nhóm câu hỏi đọc hiểu hình thức và nhóm câu hỏi mang tính chất cộng cụ phục vụ cho việc đọc hiểu nội dung và hình thức tác phẩm( câu hỏi huy động kiến thức nền; câu hỏi liên hệ, so sánh, kết nối; câu hỏi đánh giá, mở rộng, sáng tạo..). Những câu hỏi này đƣợc thiết kế một cách

46

linh hoạt theo các cấp độ nhận thức của Bloom: Nhận biết; thông hiểu; vận dụng thấp, vận dụng cao...

Phải sử dụng một cách linh hoạt bởi, trong quá trình nghiên cứu về câu hỏi phát triển năng lực, chúng tôi nhận ra rằng: Cũng giống nhƣ bất cứ mô hình lý thuyết nào, phân loại tƣ duy của Bloom cũng có những mặt mạnh và mặt hạn chế nhất định. Điểm mạnh nhất của nó là đã đề cập đến một chủ đề rất quan trọng về tƣ duy và đã đề ra một cấu trúc các thang bậc tƣ duy rất tiện lợi cho việc vận dụng. Khi sử dụng bảng phân loại của Bloom, giáo viên thƣờng có một danh sách gồm nhiều câu hỏi gợi ý liên quan đến những mức độ khác nhau trong bảng phân loại. Nói cách khác, dựa vào thang nhận thức này, giáo viên đặt câu hỏi theo 6 cấp độ nhận thức để phát triển tƣ duy của học sinh. Tuy nhiên, thế gới ngày nay đã khác xa với những điều mà phƣơng pháp phân loại của Bloom phản ánh năm 1956. Sự hiểu biết về cách thức học tập của học sinh cũng nhƣ cách thức dạy học của giáo viên đã đƣợc tăng lên rất nhiều và các nhà giáo dục đã nhận ra rằng dạy và học chứa đựng nhiều hơn là chỉ có phát triển tƣ duy. Đó chính là nhu cầu đƣợc nhập thân trải nghiệm, đƣợc hình dung tƣởng tƣợng, dự đoán, so sánh kết nối tác phẩm; là tình cảm, lòng tin của học sinh, của giáo viên cũng nhƣ của môi trƣờng văn hóa xã hội trong lớp học… sẽ giúp học sinh rất nhiều trong quá trình phát triển năng lực. Một thực tế là, trong 6 cấp độ nhận thức đó không phải cấp độ nào cũng phát triển năng lực. Sự phát triển năng lực chỉ thực sự bắt đầu ở cấp độ thứ 3- cấp độ vận dụng. Chính vì thế chứng tôi cho rằng cần phải áp dụng một cách linh hoạt, kết hợp 6 cấp độ nhận thức của Bloom trong việc xây dựng các câu hỏi, để mỗi câu hỏi thực sự là câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh.

Tiểu kết chƣơng 1

Tóm lại: Dạy học theo định hƣớng phát triển năng lực là xu thế tất yếu của việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo xu hƣớng toàn cầu. Trọng tâm của chƣơng này chúng tôi tập trung làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu

về năng lực, về đọc hiểu, về câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. Từ đó đề xuất những khái niệm mang tính định hƣớng cho việc nghiên cứu hệ thống câu hỏi phát triển năng lực. Đây chính là nền tảng, là tiền đề lí luận cho quá trình nghiên cứu của đề tài, đồng thời gợi ý ngƣời viết đi sâu vào mối quan hệ nội dung của các khái niệm khoa học và đề xuất các biện pháp xây dựng và vận dụng CH phát triển năng lực đọc hiểu thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ cho HS lớp 12.

47

Chƣơng 2

BIỆN PHÁP XÂY DỰNG VÀ VẬN DỤNG HỆ THỐNG CÂU HỎI PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU TRONG DẠY HỌC THƠ KHÁNG CHIẾN

CHỐNG ĐẾ QUỐC MĨ CHO HỌC SINH LỚP 12

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Xây dựng câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh lớp 12 trong dạy học thơ chống Mỹ (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)