8. Cấu trúc của đề tài
2.1. Mục tiêu xây dựng hệ thống câu hỏi phát triển năng lực đọc hiểu
Xây dựng mô hình CH phát triển năng lực đọc hiểu thơ kháng chiến chống đế quốc Mĩ góp phần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phƣơng pháp dạy và học Ngữ văn theo hƣớng khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức kĩ năng của ngƣời học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự học, theo phƣơng châm “giảng ít, học nhiều”. Vận dụng mô hình CH phát triển năng lực đọc hiểu trên giúp HS chuyển cách học từ chủ yếu là lắng nghe và ghi chép sang suy nghĩ và phản hồi tích cực với bạn, với thầy, phối hợp các hoạt động học tập của cá nhân và của nhóm. Nhờ đó GV cũng sẽ tổ chức đa dạng các hình thức dạy học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông. Mô hình CH phát triển năng lực đọc hiểu đọc hiểu cũng giúp việc kiểm tra đánh giá hạn chế yêu cầu ghi nhớ máy móc, “học tủ”; tăng cƣờng đánh giá việc hiểu, vận dụng kiến thức, kĩ năng vào việc giải quyết các vấn đề lí thuyết và thực tế.
Xây dựng hệ thống CH phát triển năng lực đọc hiểu nhằm hình thành khung CH nòng cốt bao quát nội dung và phƣơng pháp dạy học đọc hiểu tác phẩm. Đó là những CH mà dạy bất cứ tác phẩm nào cũng cần phải đặt ra, có nội dung tƣơng ứng với các khái niệm cơ bản hoặc kĩ năng, phƣơng pháp chủ yếu mà ngƣời học phải lĩnh hội. Từ khung CH phát triển năng lực đọc hiểu đó, GV sẽ triển khai thành hệ thống các CH cụ thể, phong phú, đa dạng cho từng bài, sao cho phù hợp với đặc trƣng thể loại, với trình độ HS, điều kiện dạy học nhất định.
Xây dựng hệ thống CH phát triển năng lực đọc hiểu nhằm giúp ngƣời đọc (HS) hình thành kĩ năng đặt câu hỏi cho chính mình dựa trên hệ thống từ khóa có tính định hƣớng thông tin; tự trả lời câu hỏi để khám phá chiều sâu của tác phẩm; xa hơn nữa là biết cách đặt câu hỏi cho ngƣời dạy - đây là một trong những năng lực rất quan trọng cần hƣớng tới của quá trình đọc hiểu. Việc HS đặt đƣợc câu hỏi cho ngƣời dạy (một dạng của lớp học đảo ngược) giúp học sinh rèn luyện khả năng tƣ duy ngôn ngữ, kĩ năng giao tiếp ứng xử, thái độ tự tin trong học tập, phát triển tƣ duy và kĩ năng một cách bền vững.
48
Xây dựng và vận dụng mô hình CH phát triển năng lực đọc hiểu nhằm chứng minh tính ƣu việt và hiệu quả của phƣơng pháp dạy học đàm thoại, vấn đáp - một phƣơng pháp dạy học quan trọng trong dạy học đọc hiểu tác phẩm. Nếu GV biết phối hợp sử dụng linh hoạt với các phƣơng pháp trong dạy học nhƣ dạy học kiến tạo, dạy học theo dự án, dạy học theo nhóm hợp tác,... thì hệ thống CH phát triển năng lực đọc hiểu vẫn là xƣơng sống của giờ học văn theo tinh thần đổi mới, có vai trò khuyến khích HS tìm tòi, khám phá, tự trình bày ý kiến, giải quyết tình huống có ý nghĩa thực tế.
Mô hình CH phát triển năng lực đọc hiểu cũng sẽ góp phần định hƣớng đổi mới kiểm tra đánh giá năng lực đọc, viết của HS nhằm đáp ứng mục tiêu môn học của chƣơng trình giáo dục phổ thông mới.