Tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con ngƣờ

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay (Trang 52 - 53)

1 Liên quan đến khái niệm QCN, cần lư uý rằng thuật ngữ human rights trong tiếng Anh có thể được dịch là QCN (theo tiếng thuần Việt) hoặc nhân quyền (theo Hán – Việt) Theo Đại từ điển Tiếng Việt, “nhân quyền

2.2. Tiêu chí đánh giá trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con ngƣờ

bảo đảm quyền con ngƣời

Trong thập kỷ qua, cộng đồng quốc tế đã có những tiến bộ đáng kể trong việc kiểm tra và làm rõ mối liên hệ giữa các doanh nghiệp và nhân quyền. Nhiều sáng kiến tự nguyện đã được các công ty, cơ quan công nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan liên chính phủ và các nhóm có liên quan khác nhau xây dựng. Các sáng kiến bao gồm các nguyên tắc tự nguyện và quy tắc ứng xử, các quy trình giám sát và báo cáo và các chỉ số báo cáo có trách nhiệm với xã hội. Trong những sáng kiến như vậy, hàng trăm doanh nghiệp trên tồn thế giới đã cơng khai cam kết tuân thủ các tiêu chuẩn nhân quyền cụ thể.

46

Tiêu chí đánh giá thực hiện TNXH của DN gồm 2 loại: Tiêu chuẩn định tính và tiêu chuẩn định lượng. Trong đó, tiêu chuẩn định lượng là tiêu chuẩn có thể đo lường bằng con số tuyệt đối hoặc tương đối (tỷ lệ %); Tiêu chuẩn định tính là những tiêu chuẩn được sử dụng để đánh giá các vấn đề không thể được lượng hoá bằng các con số được như: thái độ, mức độ hài lòng, động cơ, quan điểm, nhận thức… Để đánh giá việc đạt được mục tiêu trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp, việc đo lường có thể được thực hiện đối với một số lĩnh vực

Tiêu chí đánh giá thực hiện TNXH của DN được xác định dựa trên cơ sở yêu cầu pháp luật, các quy định trong các bộ quy tắc ứng xử hay bộ tiêu chuẩn thực hiện TNXH mà doanh nghiệp áp dụng và các yêu cầu khác mà doanh nghiệp đề ra. Các tiêu chuẩn này phải đảm bảo gắn với mục tiêu, phải xuất phát từ mục tiêu; gắn với dấu hiệu thường xuyên; gắn với sự quan sát tổng hợp và phải gắn với trách nhiệm người thực hiện. Trong đó các tiêu chí đánh giá này phải phản ánh được kết quả thực hiện mục tiêu của TNXH của DN mà doanh nghiệp đã đề ra ngay từ đầu. Đồng thời các tiêu chí này phải gắn với thành tích của các cá nhân và tổ chức cụ thể. Đặc biệt khi doanh nghiệp gắn kết chiến lược kinh doanh với TNXH của DN thì cần phải đưa ra các chỉ tiêu đánh giá thực hiện TNXH của DN vào trong bộ chỉ số đánh giá thành tích (KPIs) của người lao động trong doanh nghiệp, đặc biệt là của nhà quản trị các cấp.

Liên quan đến tiêu chí đánh giá TNXH của DN, dường như chỉ có sự thống nhất chung về nguyên tắc. Trên thực tế, có rất nhiều cơ quan, tổ chức đưa ra các sáng kiến về tiêu chí để đánh giá TNXH của DN trong bảo đảm QCN3

.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay (Trang 52 - 53)