30 Tạo cơ hội cho NLĐ tham gia ý kiến vào việc quan trọng
KẾT LUẬN CHƢƠNG
Câu hỏi lớn đang đặt ra ở Việt Nam hiện nay: làm thế nào để các QCN được thúc đẩy, bảo đảm, bảo vệ trên thực tế? Luận án tham góp vào việc trả lời câu hỏi nêu trên bằng việc giải mã một nội dung: cần phải làm gì để tăng cường TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam hiện nay?.
Chương 4 của luận án tập trung luận giải cho ba quan điểm lớn với cách hiểu là ba định hướng quan trọng cần triển khai phúc đáp yêu cầu tăng cường TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN. Trên cơ sở đó, luận án đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm hiện thực hố ba quan điểm nói trên. Trong nhóm giải pháp thứ nhất (nhóm giải pháp chung) gồm 06 đề xuất, luận án đã dành điểm nhấn cho các đề xuất về hoàn thiện khung khổ pháp luật, nâng cao hiệu quả tổ chức thực thi pháp luật, nâng cao nhận thức của các chủ thể, xây dựng và lồng ghép TNXH của Dn trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, tăng cường thực thi bộ quy tắc ứng xử của doanh nghiệp. Trong nhóm giải pháp thứ hai ( nhóm các giải pháp cụ thể), luận án gắn việc đề xuất các giải pháp với các hạn chế đã được xác định tại chương 3, nhằm hướng tới khắc phục các nguyên nhân của hạn chế. Theo đó, luận án tập trung luận giải cho cách giải quyết một số vấn đề trọng yếu nhất hiện nay liên quan tới lĩnh vực lao động như: tổ chức thanh tra lao động, tổ chức cơng đồn, thủ tục tham vấn và đối thoại tại nơi làm việc giữa người sử dụng lao động và người lao động, tổ chức thương lượng tập thể, thủ tục khiếu nại về lao động. Trong lĩnh vực môi trường, các đề xuất của luận án chú ý các khía cạnh thời sự như: cơ chế quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, vấn đề xả thải và xử lý chất thải, vấn đề về thanh tra, kiểm tra, giám sát trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo về vi phạm pháp luật về môi trường và quyền về môi trường của công dân.
Do quy mô của luận án tiến sĩ khơng cho phép có đủ dung lượng để luận giải thật đầy đủ, chi tiết về các đề xuất nhưng mong muốn của luận án là cố gắng đưa ra hệ thống các giải pháp tương đối tồn diện trên bình diện chung và một số biện pháp cụ thể trong hai lĩnh vực được lựa chọn là đối tượng nghiên cứu chính của luận án. Đây cũng chính là đích đến của luận án.
141
KẾT LUẬN
TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN là vấn đề còn tương đối mới mẻ ở Việt Nam. Vì vậy, cả trên phương diện nhận thức và phương diện chính sách pháp luật, điều chỉnh pháp luật, thực thi pháp luật đang còn khá nhiều vướng mắc, bất cập ở nước ta. Trong khi đó, yêu cầu bảo đảm QCN và phát triển bền vững đất nước đang đặt TNXH của DN ở vị trí đặc biệt quan trọng. Đó chính là lý do thúc đẩy việc lựa chọn chủ đề luận án với mong muốn góp phần làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN, xác lập cơ sở khoa học cho một số giải pháp tăng cường TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
Phúc đáp mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án đã triển khai nội dung nghiên cứu chủ đề trong 4 chương, đi từ tổng quan tình hình nghiên cứu và xác định những vấn đề cần nghiên cứu của luận án đến làm rõ những khía cạnh lý luận căn cốt về TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN, làm rõ thực trạng TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam, xác định những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân và từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp tăng cường TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam hiện nay.
Trong quan niệm của tác giả luận án, TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN được hiểu là “cam kết tự nguyện và nghĩa vụ hành động thực tế của doanh nghiệp về việc doanh nghiệp tôn trọng quyền con người, tránh gây ra hoặc góp phần vào các tác động tiêu cực đến quyền con người; tìm cách ngăn chặn hoặc giảm thiểu các tác động bất lợi về quyền con người có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của họ nhằm đóng góp cho sự phát triển bền vững của xã hội, khơng chỉ xét ở khía cạnh lợi ích kinh tế, mà cịn xét trên khía cạnh đạo đức, pháp lý và từ thiện . Từ đó, có thể nhận thấy TNXH của DN có những đặc điểm riêng và những vai trò quan trọng đối với bảo đảm QCN, đối với lợi ích của doanh nghiệp cũng như đối với sự phát triển bền vững của quốc gia. Nhận thức trên về TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN cũng cho phép luận án đề cập các tiêu chí đánh giá TNXH của DN và xây dựng khung lý thuyết về điều chỉnh pháp luật đối với TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi TNXH của DN.
Nền tảng lý luận cho phép luận án đi sâu đánh giá thực trạng pháp luật và thực trạng thực hiện TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam trong hai
142
lĩnh vực mà QCN dễ bị xâm hại nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận diện toàn diện về những hạn chế và chỉ ra các nguyên nhân của hạn chế chính là một trong những điểm mới của luận án so với các cơng trình nghiên cứu về cùng chủ đề này.
Căn cứ lý luận và thực tiễn giúp luận án có được cơ sở khoa học để đề xuất quan điểm và giải pháp tăng cường TNXH của DN trong việc bảo đảm QCN ở Việt Nam hiện nay. Tính hệ thống và cụ thể của các giải pháp đã được luận án đặt thành trọng tâm và là một trong những cố gắng mang lại tính mới của luận án.
Cũng cần nói thêm rằng, do tính chuyên ngành của luận án, các giải pháp dành điểm nhấn ở khía cạnh pháp lý. Ngay trong các giải pháp pháp lý, trọng tâm luận án nghiêng về các đề xuất hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật trong hai lĩnh vực chủ chốt: lao động và môi trường. Tuy nhiên, rõ ràng là hệ thống pháp luật chỉ phát huy được hiệu quả khi từ hiến pháp đến các đạo luật, văn bản pháp luật đồng bộ, thống nhất với nhau, trong đó hiến pháp là đạo luật gốc, các luật khác phải phù hợp với nó. Pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại doanh nghiệp có quy định chặt chẽ đến đâu, tính khả thi của nó cũng khơng cao nếu thiếu sự đồng bộ với các luật khác có liên quan. Trong doanh nghiệp, quyền và lợi ích của người lao động được đảm bảo thực hiện đến đâu, ở mức độ nào lại phụ thuộc phần lớn vào người sử dụng lao động và khả năng thực tế có thể đáp ứng của doanh nghiệp. Do vậy, việc bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động phải được đặt trong mối tương quan hợp lý với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động, phát triển. Chính vì thế, việc hồn thiện pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động làm việc tại doanh nghiệp cần được đặt trong sự thống nhất, đồng bộ giữa các luật trong cùng ngành luật kinh tế như: việc sửa đổi các quy định liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động trong Bộ luật lao động không được mâu thuẫn, cản trở hoạt động của nhà đầu tư nước ngoài, của doanh nghiệp theo quy định trong Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp... Bên cạnh đó, giữa các ngành luật trong hệ thống pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau.
143