Tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc về trách nhiệm của các Tập đoàn xuyên

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay (Trang 56 - 57)

5 Chẳng hạn như: Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về Nguyên tắc và Quyền cơ bản tại nơi làm

2.2.2. Tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc về trách nhiệm của các Tập đoàn xuyên

quốc gia (United Norms on the Responsibility of Transnational Corporations)

Sáng kiến thứ hai của Liên Hợp Quốc bắt nguồn từ Tiểu ban phòng chống phân biệt đối xử và bảo vệ người thiểu số (nay là Tiểu ban thúc đẩy và bảo vệ

quyền con người – Sub Commisson on the Promotion and Protection of Human Rights) vào năm 1998. Mặc dù nhiệm vụ của Tiểu ban không nêu rõ việc phải tạo

ra một công cụ để điều chỉnh hoạt động của các tập đoàn xuyên quốc gia Tuy nhiên, vào tháng 8 năm 1999 trong phiên họp tại Geneva, Tiểu ban đã đề xuất văn bản “Nguyên tắc về hành vi của các doanh nghiệp liên quan đ n quyền con người hướng tới mong muốn thiết lập một bộ luật đưa vào các quy định của doanh nghiệp [31], mặc dù bản chất tự nguyện hay bắt buộc của nguyên tắc này đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Ngày 13 tháng 8 năm 2003, Tiểu ban thúc đẩy và bảo vệ quyền con người đã nhất trí thơng qua Dự thảo Quy tắc về Trách nhiệm của các Tập đoàn xuyên quốc gia và các Doanh nghiệp Kinh doanh khác liên quan đ n Quyền con người. Theo Dự thảo này, các tiêu chí đánh giá TNXH của DN trong bảo đảm quyền con người bao gồm:

1. Doanh nghiệp đảm bảo sẽ không gây tác động tiêu cực đến việc hưởng thụ QCN;

2. Doanh nghiệp sẽ thiết lập các cơ chế nội bộ đảm bảo tuân thủ các QCN i; 3. Doanh nghiệp phải chịu sự giám sát độc lập;

4. Doanh nghiệp sẽ đảm bảo không phân biệt đối xử;

5. Doanh nghiệp sẽ không được hưởng lợi từ các bối cảnh nơi quyền nhân đạo bị vi phạm;

6. Doanh nghiệp sẽ tôn trọng quyền lao động;

7. Doanh nghiệp sẽ duy trì các hoạt động tiếp thị công bằng;

8. Doanh nghiệp sẽ tơn trọng mơi trường và đóng góp cho sự phát triển bền vững; 9. Những tiêu chí này sẽ được áp dụng cho các nhà thầu, nhà thầu phụ, nhà cung cấp

10. Doanh nghiệp sẽ bồi thường kịp, thời hiệu quả và đầy đủ cho các cá nhân, tổ chức và cộng đồng.

50

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)