Thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực môi trường

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay (Trang 105 - 111)

9 Theo BLLĐ 2012, lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07 thì mới được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

3.2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực môi trường

trong bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực môi trường

Trong những năm qua, TNXH của DN trong bảo đảm QCN trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam đã được nâng cao đáng kể. Các quy định pháp luật có liên

99

quan đến vấn đề này ngày càng được tôn trọng và thực hiện đầy đủ hơn bởi các doanh nghiệp.

Mặc dù vậy, trong việc bảo đảm QCN trong lĩnh vực môi trường ở Việt Nam hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của mình, thể hiện qua những lĩnh vực cụ thể như sau:

Thứ nhất, trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng cơ bản, môi trường đơ thị.

Cả nước hiện có hơn 200 khu cơng nghiệp và khoảng trên 1.000 khu/cụm công nghiệp do UBND các tỉnh, thành phố quyết định thành lập. Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Mơi trường, chỉ có khoảng 43% số khu cơng nghiệp đã đi vào hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung (kể cả các hệ thống hoạt động chưa hiệu quả). Ngun nhân chính của tình hình trên là do các chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất không thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về môi trường. Một số doanh nghiệp không lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) theo quy định cũng như không lập Báo cáo ĐTM bổ sung khi thực hiện đầu tư mở rộng sản xuất. Nhiều doanh nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý chất thải đúng quy định để bảo đảm giảm thiểu ô nhiễm trước khi xả thải vào môi trường. Một số doanh nghiệp khác có đầu tư hệ thống xử lý nước thải công nghiệp theo quy định nhưng không vận hành hoặc chỉ vận hành để đối phó.

Tỷ lệ khu cơng nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng giai đoạn 2016 – 2019

100

Tỷ lệ Cụm Cơng nghiệp có hệ thống xử lý nƣớc thải tập trung đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trƣờng giai đoạn 2016 - 2019

Ngu n: Bộ TNMT (2019)

Không chỉ ở các khu cơng nghiệp, tình trạng ơ nhiễm mơi trường ở khu vực đô thị ở nước ta ngày càng gia tăng, trong đó bao gồm ơ nhiễm khơng khí do phương tiện giao thơng và ơ nhiễm do hoạt động xây dựng cùng chất thải sinh hoạt. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến ô nhiễm ở khu vực đô thị là tại nhiều dự án xây dựng khu đô thị, khu chung cư, các doanh nghiệp bất động sản đã không thực hiện hoặc chỉ thực hiện việc đánh giá tác động môi trường một cách hình thức. Các doanh nghiệp này cũng tìm cách hối lộ các quan chức hoặc “lách luật để hạ thấp các tiêu chuẩn về giảm thiểu ô nhiễm trong lĩnh vực xây dựng cơ bản. Hậu quả là một lượng lớn chất thải, nước thải từ các cơ sở sản xuất và khu dân cư bị thải trực tiếp ra các bãi rác, địa điểm công cộng và sông hồ ở các thành phố lớn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Tỷ lệ nƣớc thải ở các đô thị loại IV trở lên ở Việt Nam đƣợc thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn giai đoạn 2016 - 2018

101

Thứ hai, trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh học.

Tình hình vi phạm pháp luật môi trường trong lĩnh vực khoáng sản của các doanh nghiệp thời gian qua cũng diễn ra nghiêm trọng ở nước ta. Hiện cả nước có trên 1.500 doanh nghiệp tham gia hoạt động thăm dị, khai thác khống sản, nhưng rất nhiều doanh nghiệp không chấp hành nghiêm túc quy định pháp luật về BVMT. Các hành vi vi phạm phổ biến là: không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết BVMT trong quá trình khai thác, chế biến khống sản; khơng thực hiện việc xây dựng cơng trình xử lý nước thải hoặc thực hiện không đúng những nội dung xây dựng cơng trình xử lý chất thải trong bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường; Xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép; khơng phục hồi, hồn thổ hồn ngun mơi trường sau khai thác...

Nguyên nhân của tình trạng trên một mặt cũng là do các doanh nghiệp tìm cách hối lộ các quan chức thực thi pháp luật BVMT, hoặc dùng nhiều phương thức, thủ đoạn để “lách luật . Mặt khác, do điều kiện các điểm khai thác đều nằm ở các vùng sâu, vùng xa, trong khi công tác quy hoạch mỏ, quản lý nhà nước về lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức, ý thức trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hạn chế.

Trong lĩnh vực bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, theo thống kê sơ bộ, mỗi năm ở nước ta bình quân xảy ra 7.000 – 8.000 vụ phá rừng, làm mất gần 6.000 ha/năm; tương ứng là có khoảng gần 20.000 vụ vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép. Mặc dù việc phá rừng có thể là do cá nhân hoặc các nhóm, song nhiều doanh nghiệp cũng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp dưới dạng tiếp tay cho lâm tặc (như tiêu thụ lâm sản của chúng). Có doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào phá rừng, trong đó dùng những phương thức thủ đoạn như: Thuê người dân địa phương khai thác, vận chuyển gỗ, thu gom, tập kết gỗ tại những điểm bí mật rồi tổ chức vận chuyển đến nơi tiêu thụ; dùng hóa chất, chặt, đốt cho cây chết dần để khai thác. Có doanh nghiệp thường xuyên thay đổi phương tiện vận chuyển; sử dụng giấy tờ hợp pháp để quay vòng nhiều lần; làm giả dấu búa kiểm lâm; vận chuyển với khối lượng dưới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu bị bắt giữ, tịch thu hàng hóa thì tìm cách mua thanh lý…

Ngun nhân cơ bản dẫn đến tình trạng trên vẫn là do ý thức trách nhiệm xã hội yếu kém của một số doanh nghiệp. Ngồi ra cịn có một số ngun nhân khác như lợi nhuận rất cao từ việc buôn bán lâm sản, động vật hoang dã quý hiếm, nên các đối tượng lợi dụng các sơ hở trong chính sách pháp luật, những khó khăn trong cơ chế

102

quản lý của chính quyền và cơ quan chuyên ngành các cấp để thực hiện các hành vi vi phạm. Nhu cầu về sử dụng các loại lâm sản, sản phẩm từ động vật rừng rất lớn ở nước ta cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này.

Thứ ba, trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, làng nghề.

Hiện nay cả nước có khoảng gần 100 doanh nghiệp/cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, nhưng chỉ có khoảng 1/3 số cơ sở nằm trong các khu công nghiệp tập trung, cịn lại nằm rải rác bên ngồi, xen kẽ trong các khu dân cư. Nhiều doanh nghiệp/cơ sở vì lợi nhuận nên khơng chấp hành các quy định pháp luật về sản xuất, lưu trữ thuốc bảo vệ thực vật, dẫn đến nguy cơ gây ơ nhiễm mơi trường. Thêm vào đó, cả nước hiện có 260 kho thuốc bảo vệ thực vật, chủ yếu là các loại thuốc quá hạn sử dụng là tang vật của một số vụ việc vi phạm chưa được xử lý, phần lớn số thuốc này chưa được tiêu huỷ theo đúng quy định, công tác lưu giữ, bảo quản chưa được quan tâm đúng mức, gây tác động xấu đến môi trường, ô nhiễm nặng tới môi trường đất và nguồn nước.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, cùng với việc phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản, cây lương thực, hoa màu kéo theo tình trạng ơ nhiễm môi trường nghiêm trọng, nhất là ô nhiễm nguồn nước tại các sông, kênh, hồ, mương, đồng ruộng, ô nhiễm không khí ở khu vực nơng thơn. Ngun nhân của tình trạng trên là do phần lớn lượng chất thải từ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không được xử lý mà thải trực tiếp ra kênh mương, đồng ruộng; lạm dụng hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật; vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật không được thu gom, xử lý triệt để. Công tác quy hoạch vùng chăn nuôi, quản lý môi trường ở khu vực nông nghiệp, nông thôn chưa được quan tâm đúng mực, gần đây mới chỉ chú trọng đến việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm đối với hàng nơng sản thực phẩm.

Tình trạng nhiễm ở các làng nghề nước ta tồn tại từ rất lâu nhưng chưa có biện pháp khắc phục hiệu quả, hiện vẫn diễn ra nghiêm trọng, gây nhiều bức xúc trong xã hội. Hiện có đến 46% số làng nghề trong diện điều tra có mơi trường bị ơ nhiễm nặng, trong đó ở các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ hàm lượng các chất ô nhiễm vượt quá quy chuẩn Việt Nam hàng chục lần. Nhiều làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, tái chế phế liệu (giấy, nhựa, kim loại...) phát sinh khối lượng chất thải rắn rất lớn sau q trình sản xuất, chất thải này khơng được thu gom, xử lý mà xả thẳng ra các khu vực công cộng, đặc biệt là ao hồ, bờ đê gây tắc nghẽn hệ thống thốt nước, ơ nhiễm nghiêm trọng nước mặt, nước dưới đất.

Đối với các làng nghề, ngun nhân chính của tình trạng ơ nhiễm là do là do công nghệ sản xuất ở nhiều làng nghề cịn lạc hậu, quy mơ sản xuất nhỏ thường là hộ

103

cá thể, không đủ năng lực tài chính, kỹ thuật để đầu tư cơng nghệ xử lý chất thải, một phần do hiểu biết và ý thức BVMT của nhân dân còn hạn chế, do tập quán, lịch sử để lại, một mặt khác có khơng ít cơ sở tại các làng nghề chỉ chạy theo lợi nhuận, cố tình khơng xử lý chất thải nhằm giảm thiểu chi phí. Thêm vào đó, hiện chưa có cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở các làng nghề hoặc công tác quản lý môi trường lĩnh vực này còn lỏng lẻo, hạn chế và chồng chéo.

Mặc dù ô nhiễm trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và ở các làng nghề do nhiều chủ thể gây ra, bao gồm các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân, song ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này, và nhiều doanh nghiệp trong số đó đã khơng thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội của mình trong hoạt động kinh doanh.

Thứ tư, trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu và quản lý chất thải nguy hại.

Tình trạng nhập khẩu trái phép rác thải công nghiệp, chất thải nguy hại, phế liệu chưa được làm sạch vào Việt Nam diễn biến phức tạp. Mỗi năm có hàng trăm nghìn tấn rác thải, phế liệu được nhập khẩu vào nước ta như nhựa phế liệu, sắt phế liệu, thiết bị máy tính cũ, ắc quy chì cũ... Có dấu hiệu hình thành các băng, ổ nhóm, đường dây vận chuyển, kinh doanh rác. Tình trạng trên xảy ra phổ biến ở các cảng biển lớn như Hải Phịng, Quảng Ninh, TP. Hồ Chí Minh, chưa kể lượng hàng hóa được nhập lậu qua cửa khẩu, đường biên giới, nhất là khu vực biên giới Tây Nam. Phương thức, thủ đoạn mà đối tượng vi phạm thường sử dụng là khai báo gian dối, ngụy trang tinh vi, lợi dụng chính sách tạm nhập tái xuất, nhập nguyên liệu sản xuất, khi bị phát hiện thì từ chối nhận hàng với lý do gửi nhầm, lập cơng ty ma... Điển hình các vụ của Cơng ty cổ phần Cửu Long Vinashin, Công ty TNHH Thế kỷ mới, Cơng ty cổ phần Kim khí Sài Gịn, Công ty TNHH Anh Trang...

Riêng trong lĩnh vực quản lý chất thải nguy hại, số lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, lĩnh vực y tế, từ các vụ vi phạm pháp luật trong nhập khẩu phế liệu... rất lớn (tính riêng lượng chất thải nguy hại từ các làng nghề trên toàn quốc ước đạt trên 2800 tấn/ngày) nhưng chưa được xử lý đúng quy định pháp luật.

Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực trên thu được lợi nhuận rất cao từ việc nhập khẩu, kinh doanh rác thải nên thường xuyên cố tình vi phạm pháp luật và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thêm vào đó, hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh vực này chưa rõ ràng, cụ thể, do đó dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong cơng tác quản lý, cơng tác điều tra, xử lý.

104

Ngồi ra, cơng tác quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng tại một số địa phương trong vấn đề này có phần cịn bng lỏng cũng khiến cho tình trạng trở nên trầm trọng.

Thứ năm, trong lĩnh vực môi trường y tế và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hiện nay trên cả nước có khoảng 13.640 cơ sở khám chữa bệnh các loại với tổng số hơn 220.000 giường bệnh (trong đó có khoảng 1.300 cơ sở khám chữa bệnh tuyến Trung ương, tỉnh, huyện, bệnh viện ngành). Với số lượng như trên, tổng lượng chất thải rắn y tế phát sinh khoảng 500 tấn/ngày, trong đó tỷ lệ chất thải y tế nguy hại chiếm khoảng 20%, chưa tính hàng triệu m3 nước thải y tế. Lượng chất thải này gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn đất, nguồn nước và cả khơng khí ở nhiều địa phương, đặc biệt là những khu vực có các cơ sở khám chữa bệnh.

Nguyên nhân của tình trạng trên là do các cơ sở khám chữa bệnh (các doanh nghiệp trong lĩnh vực này) chạy theo lợi nhuận, không chấp hành quy định pháp luật, bỏ qua các quy tắc về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, cắt xén các chi phí cần thiết cho việc thu gom, xử lý chất thải y tế. Thêm vào đó, cơng tác quản lý chất thải y tế chưa được chú trọng, bị bng lỏng trong một thời gian dài trước khi có những vụ việc mang tính cảnh báo. Thêm vào đó, nhu cầu khám chữa bệnh tăng cao trong khi kinh phí đầu tư hạ tầng của các cơ sở khám chữa bệnh chưa đáp ứng, có tình trạng vừa hoạt động vừa xây dựng; một số bệnh viện, cơ sở y tế và nhân viên coi thường pháp luật, cố tình thực hiện hành vi vi phạm vì động cơ vụ lợi.

Trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, tình hình vi phạm của các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm và chế biến thức ăn diễn ra rất nghiêm trọng, nguy cơ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua đường thực phẩm, số người mắc bệnh và tử vong do ăn phải thực phẩm khơng an tồn ngày một tăng cao. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do sự suy giảm đạo đức kinh doanh của một bộ phận doanh nghiệp, cá nhân, chỉ chú trọng lợi nhuận, bất chấp sức khỏe người tiêu dùng; Thêm vào đó, thói quen, ý thức tiêu dùng, mức sống của một bộ phận nhân dân, nhất là khu vực nơng thơn cịn thấp, thường không đề cao chất lượng, chủ yếu chỉ chú ý giá cả…

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay (Trang 105 - 111)