3.1. Định hướng kinh doanh của Công Ty
3.1.1. Định hướng phát triển
Từ khi thành lập đến nay, công ty đã trải qua trên 3 năm đi vào hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh môi giới BĐS tại Thành phố Đà Nẵng. Vì là công ty mới thành lập, cùng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường hiện nay thì đạt được hiệu quả thì công ty phải đề ra và thực hiện những mục tiêu sau:
-Tạo sự tin cây đến khách hàng : Trong bất kì ngành nghề nào, việc duy trì sự tin cậy với khách hàng vô cùng quan trọng, công ty muốn tồn tại và phát triển bền vững cần mang đến cho khách hàng một sự tin cậy càng cao càng tốt. Đặc biêt, lĩnh vực kinh doanh thì đa số khách hàng lựa chọn dịch vụ tại đâu thì yếu tố tin cậy từ nơi đó càng cao. Chính vì vậy, nâng cao mức độ đáng tin cậy của công ty đối với khách hàng là mục tiêu hàng đầu.
-Mở rộng thị trường: Khách hàng là nguồn doanh thu quan trọng, là huyết mạch cho sự tồn tại của công ty. Một công ty khi tham gia vào thị trường, mục tiêu đầu tiên hướng đến là phương hướng kinh doanh của công ty, nêu rõ là phải phát triển thị trường, tìm kiếm nhiều khách hàng mới. Công ty Mizuki đã định hướng được thị trường của doanh nghiệp mình, thị trường hiện tại của công ty là Đà Nẵng – Hội An. Nhưng tương lai gần, công ty sẽ mở rộng sang các tỉnh lân cận. Từng bước khẳng định vị trí đứng trên thị trường kinh doanh – môi giới BĐS.
-Tăng khả năng đáp ứng: Đáp ứng mọi nhu cầu liên quan về sản phẩm, dịch vụ của khách hàng kịp thời, kịp lúc để thõa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Tăng cường mở rộng tìm kiếm các sản phẩm mới, tăng khả năng đáp ứng là mục tiêu quan trọng đối với công ty trong thị trường gay gắt hiện nay.
-Nhân lực: Một công ty không thể không hoạt động tốt nếu như thiếu yếu tố con người tham gia. Phát triển đội ngũ nhân lực là một trong những mục tiêu mà công ty đã đề ra trong phương án phát triển.
3.1.2. Mục tiêu của việc hoàn thiện công tác chăm sóc khách hàng hàng
Trải qua 3 năm đi vào hoạt động, công ty dần đi vào hoàn thiện hoạt động kinh doanh của mình. Để mở rộng và đi đến mục tiêu phát triển tương lai, công ty đã bắt đầu quan tâm tới bộ phận CSKH. Bước đầu, bộ phận CSKH sẽ do phòng Marketing đảm nhiệm phụ trách. Một số chức năng và nhiệm vụ của bộ phận CSKH như
-Tham mưu cho lãnh đạo doanh nghiệp quản lí, điều hành công tác CSKH của doanh nghiệp.
-Xây dựng kế hoạch và chủ động thực hiện kế hoạch CSKH trong kế hoạch marketing của doanh nghiệp.
-Xây dựng và ban hành quy định về CSKH của doanh nghiệp.
-Tổ chức tập huấn, hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện CSKH của các nhân nhân viên
-Tham gia điều tra, nghiên cứu thị trường
-Thường xuyên theo dõi biến động của khách hàng, tiếp nhận và xử lí các thông tin phản hồi, ý kiến đóng góp của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ bên mình.
Hoàn thiện quy trình chăm sóc khách hàng đầy đủ các bước. Quy trình chăm sóc khách hàng thường bao gồm: Khai thác và quản lí thông tin khách hàng – tiếp nhận nhu cầu và phân loại khách hàng – Tư vấn, tiếp thị – Thực hiện giao dịch – Duy trì và chăm sóc khách hàng.