(Nguồn: aisc.com.vn)
Tất cả hồ sơ và báo cáo kiểm toán trước khi thực hiện và phát hành đều phải trải qua sự soát xét của các cấp phê duyệt tùy vào từng giai đoạn của cuộc kiểm toán. Đối với các giấy tờ làm việc do trưởng nhóm kiểm toán lập thì sẽ do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc soát xét, Trưởng nhóm sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra các giấy tờ làm việc của KTV hoặc trợ lý KTV lập.
2.2.3. Quy trình kiểm soát chất lượng kiểm toán BCTC tại AISC.
Kiểm soát chất lượng kiểm toán là yếu tố quan trọng và bắt buộc trong mọi cuộc kiểm toán và ở mọi cấp độ. Chất lượng của các cuộc kiểm toán sẽ dần tạo được niềm tin tối với những đối tượng quan tâm và ngày càng nâng cao vị thế của công ty kiểm toán trên thị trường. Chính vì thế, AISC rất chú trọng khâu kiểm soát chất lượng kiểm toán qua ba giai đoạn: giai đoạn tiền kiểm toán, giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện và kết thúc kiểm toán.
Công ty AISC KSCL kiểm toán theo “Quy chế kiểm soát chất lượng mẫu áp dụng cho doanh nghiệp kiểm toán nhỏ và vừa theo Quyết định số 373-2015/VACPA ngày 14/12/2015” của Chủ tịch VACPA.
2.2.3.1. Kiểm soát chất lượng giai đoạn tiền kiểm toán
- Hàng năm, công ty kiểm toán gửi thư chào hàng đến cho khách hàng có nhu cầu kiểm toán. Thư chào hàng là bức thông điệp giới thiệu về uy tín, chất lượng dịch vụ của công ty AISC. Sau khi chào hàng, nếu có nhu cầu khách hàng sẽ chấp nhận kiểm toán. Nhận được lời mời kiểm toán, công ty cử đại diện tiếp xúc trực tiếp, tìm hiểu khách hàng như những khó khăn mà đơn vị gặp phải, những yêu cầu của khách hàng
- Sau đó, KTV tiến hành xác định công việc, phạm vi kiểm toán và tìm hiểu, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp rồi tiến đến ký kết hợp đồng kiểm toán. Đồng thời, Phó giám đốc dựa vào đặc điểm riêng biệt và lĩnh vực hoạt động của mỗi khách hàng…mà lựa chọn số lượng, kinh nghiệm và năng lực của đoàn kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán
2.2.3.2. Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán.
Lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên của một cuộc kiểm toán có vai trò quan trọng, chi phối tới chất lượng và hiệu quả của toàn cuộc kiểm toán. Kế
hoạch kiểm toán là định hướng cho KTV trong cuộc kiểm toán, giúp KTV thu thập bằng chứng đầy đủ, có hiệu quả; đây cũng là một căn cứ để đánh giá tính hiệu quả, chất lượng của cuộc kiểm toán.
Kiểm soát chất lượng ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chủ yếu tập trung vào các công tác sau:
Kiểm soát khách hàng thông qua việc đánh giá chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng dịch vụ
Kiểm soát việc lập kế hoạch kiểm toán.
Kiểm soát tính độc lập của nhóm KTV thực hiện cuộc kiểm toán.
a. Kiểm soát khách hàng thông qua việc đánh giá chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng dịch vụ
Thị trường kiểm toán ngày càng có nhiều sự cạnh tranh, và việc tìm kiếm khách hàng mới cũng như duy trì khách hàng cũ là rất cần thiết nhưng công ty AISC rất thận trọng trong việc lựa chọn, duy trì hoặc chấp nhận khách hàng. Trong một cuộc kiểm toán, việc tìm hiểu, đánh giá khách hàng liên quan trực tiếp đến chất lượng kiểm toán và uy tín của công ty. Một hợp đồng kiểm toán chỉ được ký kết khi kiểm toán viên và công ty kiểm toán nhận định rủi ro của cuộc kiểm toán ở mức chấp nhận được.
Công ty AISC đã áp dụng theo Quy trình KSCL mẫu do VACPA ban hành được thể hiện thông qua sơ đồ dưới đây
Sơ đồ 4: Sơ đồ quy trình đánh giá chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng dịch vụ.
(Nguồn: Quy trình KSCL mẫu do VACPA ban hành)
Người thực hiện công việc này là chủ nhiệm kiểm toán, chịu trách nhiệm tiếp xúc với khách hàng tiềm năng, thu thập thông tin cần thiết, đánh giá sơ bộ và lập các biểu mẫu theo quy định, trình các cấp phê duyệt.
[Thành viên Ban Giám đốc] gặp gỡ, trao đổi với khách hàng (trực tiếp/qua điện thoại). Thu thập thông tin và điền Mẫu “Tìm hiểu thông tin sơ bộ về khách hàng” (với KH mới) và“Cập nhật thông
tin” (đối với KH cũ).
[Thành viên Ban Giám đốc] đưa ra quyết định ban đầu về việc chấp nhận hay từ chối khách hàng mới; duy trì hoặc từ chối khách hàng
cũ.
(*) Trường hợp chấp nhận KH mới: Gửi thư cho KTV tiền nhiệm (theo Mẫu “Thư gửi KTV tiền nhiệm”) và thu thập các thông tin từ các nguồn khác
đối với khách hàng mới
(*)
Trường hợp từ chối: Thông báo trực tiếp với khách hàng mới/cũ [và báo cáo với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo pháp luật và các quy định có liên quan]
Lập Mẫu “Đánh giá chấp nhận KH”(đối với KH mới) và “Đánh giá duy trì KH (đối với KH cũ)
[Tổng Giám đốc/Giám đốc] phê duyệt chấp nhận/duy trì khách hàng (Tham vấn 1 hoặc tất
cả thành viên Ban Giám đốc)
Thương thảo các điều khoản hợp đồng. Soạn dự thảo hợp đồng
Ký kết Hợp đồng chính thức
Lưu thông tin khách hàng vào hệ thống dữ liệu Công ty. Thường xuyên duy trì, cập nhật thông tin
Người phê duyệt (giám sát) là thành viên BGĐ/GĐ chi nhánh. Trường hợp hợp đồng được đánh giá là rủi ro cao,phải đợi sự đồng ý của thành viên BGĐ khác (hoặc toàn bộ BGĐ và tổng công ty) trước khi chấp thuận khách hàng. Điều này phụ thuộc vào chính sách quản lý chất lượng kiểm toán của công ty.
Thời điểm thực hiện: lập và phê chuẩn trước khi ký hợp đồng/Thư hẹn kiểm toán.
Cách thực hiện
• KTV thu thập thông tin, tài liệu, phỏng vấn khách hàng và trả lời các câu hỏi theo Mẫu.
• KTV đánh giá rủi ro hợp đồng, căn cứ vào các yếu tố ngành nghề, mức độ quan tâm của công chúng, hiểu biết ngành nghề, trình độ công nghệ và đặc thù của nguồn nhân lực của công ty để đưa ra hướng dẫn về đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng.
• Công việc kiểm soát của Thành viên BGĐ là soát xét các thông tin đã được KTV tìm hiểu đầy đủ và thỏa mã những yêu cầu sau:
- Thông tin chung về doanh nghiệp: thông tin pháp lý, địa chỉ, loại hình doanh nghiệp, các hoạt động chủ yếu trong năm, mục tiêu chiến lược của khách hàng.
- Mục đích mời kiểm toán: việc xác định mục đích mời kiểm toán giúp xác định được đối tượng sử dụng BCKT để từ đó xác định mức rủi ro mong muốn cho phù hợp và xây dựng chương trình cũng như các thủ tục kiểm toán cần thiết. Kiểm toán viên sẽ mô tả lại trên giấy tờ làm việc về nguyên nhân khách hàng muốn có báo cáo kiểm toán và các bên liên quan cần sử dụng kết quả đó, các dịch vụ và báo cáo yêu cầu là gì và ngày hoàn thành dịch vụ.
- Thông tin về tình hình kinh doanh của đơn vị mời kiểm toán: các sản phẩm dịch vụ chính của công ty, đặc điểm quy trình sản xuất kinh doanh, phương thức phân phối sản phẩm, cung cấp dịch vụ. Bên cạnh đó, kiểm toán viên sẽ thu thập báo cáo tài chính trong năm liền kề để xem xét một số các chỉ tiêu tài chính cơ bản để xem xét khái quát tình hình tài chính của khách hàng cũng như tốc độ phát triển, quy mô của khách hàng…
- Thông tin về cơ cấu tổ chức hoạt động: Thu thập các thông tin liên quan đến bộ máy lãnh đạo, cơ cấu tổ chức, các chi nhánh và địa bàn hoạt động.
- Thông tin liên quan đến hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng: từ bộ máy đến chế độ kế toán và các vấn đề vướng mắc khách hàng gặp phải…
Thông thường, KTV được phân công phải đánh giá và tìm hiểu mức độ rủi ro có cao hay không khi khách hàng có một trong các đặc điểm sau đây:
• Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán; • Công ty đại chúng;
• Công ty có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục; • Công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
• Có nghi ngờ về tính chính trực của BGĐ/Ban Quản trị
• BGĐ Công ty có sức ép lớn phải hoàn thành các chỉ tiêu tài chính năm; • Công ty đang có kiện tụng, tranh chấp;
• Công ty đang có kiểm tra, thanh tra của cơ quan nhà nước; • Các năm trước có lãi lớn nhưng năm nay bị lỗ lớn;
• BCTC có nhiều khoản nợ phải trả lớn, đầu tư tài chính dài hạn lớn, nhiều hoạt động liên doanh, liên kết…lớn;
• Thường xuyên thay đổi HĐQT, BGĐ, Kế toán trưởng, KTV;
• Bổ nhiệm kiểm toán sau ngày 20xx và có số dư TM, hàng tồn kho lớn…
Sau đó, thành viên BGĐ/GĐ chi nhánh cùng xem xét, đánh giá và phê duyệt việc chấp nhận khách hàng.
Đối với khách hàng cũ, duy trì thường xuyên việc thu thập thông tin, tài liệu đối với khách hàng cũ để phục vụ việc đánh giá duy trì quan hệ khách hàng. Soát xét hợp đồng dịch vụ năm trước và kế hoạch tiếp tục cung cấp hợp đồng dịch vụ năm nay, cân nhắc sự cần thiết phải luân chuyển thành viên nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ.
Công việc này được thể hiện ở giấy làm việc A120-Phụ lục 3
A120 1/5 Công ty TNHH Kiểm toán & DVTH TP.Hồ Chí Minh (AISC) Tên Ngày
Tên khách hàng: CÔNG TY CP ABC Người thực hiện Hiệp 20/01/2016
Ngày khóa sổ: 31/12/2015 Người soát xét 1 Tú 12/03/2016
Nội dung: Chấp nhận duy trì khách hàng cũ & đánh giá rủi ro hợp đồng
Người soát xét 2
I. THÔNG TIN CƠ BẢN 1. Tên KH: Công ty CP ABC
1. Năm đầu tiên kiểm toán BCTC 2012
2. Số năm DNKiT đã cung cấp dịch vụ kiểm toán BCTC cho KH này: 2
3. Tên và chức danh của người liên lạc chính: Trần Thị Mỹ Lệ - KTT
4. Địa chỉ: Lô G, đường Tạ Quang Bửu, phường Hòa Hiệp Bắc, Q. Liên Chiểu, Đà Nẵng, Việt Nam.
Điện thoại: 05113771xxx Fax: 05113771xxx
Email: Website: www.xxx.com.vn
5. Loại hình DN: Công ty CP niêm yết
6. Năm tài chính: Từ ngày: 01/01/2015 đến ngày: 31/12/2015
7. Năm hoạt động: 2005 Số năm hoạt động: 10
8. Ngành nghề kinh doanh của DN và hàng hóa, dịch vụ cung cấp, bao gồm cả các hoạt động độc lập hoặc liên kết.
- Sản xuất săm, lốp cao su, đắp và tái chế lốp cao su.
- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê.
- Sản xuất sản phẩm khác từ cao su.
- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác.
- Kinh doanh, xuất nhập khẩu các sản phẩm cao su và vật tư thiết bị cho ngành công nghiệp cao su; Kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp.
- Chế tạo, lắp đặt thiết bị ngành công nghiệp cao su.
- Khám chữa bệnh y tế ban đầu cho cán bộ công nhân viên công ty.
9. Các quy định pháp lý đặc thù liên quan đến hoạt động của DN (Nếu có).
10. Các cổ đông chính, HĐQT và BGĐ (tham chiếu A310):
Họ và tên Vị trí Ghi chú
Phan Văn Tiền Chủ tịch HĐQT
Nguyễn Mạnh Sơn ThànH viên HĐQT- Phó TGĐ
Hoàng Mạnh Thắng Thành viên HĐQT
Nguyễn Thanh Bình Thành viên HĐQT-TGĐ
Hà Phước Lộc Thành viên HĐQT- Phó TGĐ
Phạm Ngọc Phú Thành viên HĐQT
Nguyễn Huy Hiếu Thành viên HĐQT
A120 2/5 11. Người đại diện DN (họ tên, chức danh): Nguyễn Thanh Bình. TGĐ công ty
12. Tên ngân hàng DN có giao dịch:
+ Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam – CN Đà Nẵng
+ Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – CN Hải Vân + Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Đà Nẵng + Ngân hàng TMCP Công thương Ngũ Hành Sơn
+ Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – CN Đà Nẵng + Ngân hàng TMCP Quân đội – CN Đà Nẵng
+ Ngân hàng TNHH MTV Standard Chartered – CN TP. Hồ Chí Minh + Ngân hàng TNHH MTV ANZ (VN) CN TP. Hồ Chí Minh
+ Ngân hàng TNHH MTV HSBC (Việt Nam)
+ Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) – CN Đà Nẵng
Địa chỉ:__________________________________________________________________
13. Các đơn vị trực thuộc
Tên đơn vị Địa điểm Lĩnh vực kinh doanh Ghi chú
14. Thông tin về các khoản đầu tư
Tên công ty Địa điểm Lĩnh vực KD Số tiền Tỷ lệ
+ Công ty CP Philips Carbon Black Việt Nam
Lô đất số 4, Khu công nghiệp Mỹ Xuân A, Huyện Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu
6,069,881,035 5%
15. Các bên liên quan
Bên liên quan Mối quan hệ Các giao dịch chủ yếu
Công ty CP Cao su Sao vàng Chung chủ đầu tư Bán hàng Công ty Cổ phần Phân Lân Nung Chảy
Văn Điển
Chung chủ đầu tư Bán hàng Công ty TNHH MTV Vật tư và XNK Hóa
chất
Chung chủ đầu tư Bán hàng Công ty Cổ phần Công nghiệp cao su
miền Nam
Chung chủ đầu tư Bán hàng
16. Mô tả mối quan hệ giữa DNKiT và KH này được thiết lập như thế nào: Tiền thân của hai Công ty đều xuất thân từ Công ty Nhà nước.
17. Kiểm tra các thông tin liên quan đến DN và những người lãnh đạo thông qua các phương tiện thông tin đại chúng ( báo, tạp chí, internet,v.v...)
A120 3/5 19. Chuẩn mực về Chế độ kế toán mà DN áp dụng trong việc lập và trình bày BCTC
× Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VASs) và Chế độ kế toán (doanh nghiệp) Việt Nam □ Chuẩn mực lập và trình bày BCTC quốc tế (IFRSs và IASs)
20. Giá trị vốn hóa thị trường của DN( đối với Cty niêm yết) 4870,1 tỷ
21. Chuẩn mực kiểm toán mà KTV và DNKiT áp dung làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán × Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam(VSAs)
□ Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISAs) □ Chuẩn mực kiểm toán khác ( mô tả cụ thể)
22. Các dịch vụ và báo cáo được yêu cầu là gì và ngày hoàn thành.
Kiểm toán báo cáo tài chính năm 2015, ngày hoàn thành: trước ngày 10/3/2016
23. Mô tả tại sao DN muốn có BCTC được kiểm toán và các bên liên quan nào cần sử dụng BCTC đó. Minh bạch tình hình tài chính. Đảm bảo quyền lợi của các cô đông, các bên góp vốn. Và có đủ điều kiện để thực hiện các hoạt động đầu tư tài trợ
II. CÁC VẤN ĐỀ CẦN XEM XÉT
Có Không N/A Ghi chú /Mô
tả
1. Các sự kiện của năm hiện tại
DNKiT có đầy đủ nhân sự có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm và các nguồn lực cần thiết để tiếp tục phục vụ KH
Có bất cứ nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan đến tính chính trực của BGĐ DN? Báo cáo kiểm toán về BCTC năm trước có “ ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến có chấp nhận toàn phần”?
Có dấu hiệu nào cho thấy sự lặp lại của vấn đề dấn đến ý kiến kiểm toán như vậy trong năm nay không? Liệu có các giới hạn về phạm vi kiểm toán dẫn đến việc ngoại trừ/từ chối đưa ra ý kiến trên BCKT năm nay không?
Có nghi ngờ nào phát sinh trong quá trình làm việc liên quan đến tính chính trực của BGĐ DN không? DN có hoạt động trong môi trường pháp lý đặc biết, hoạt động trong lĩnh vực suy thoái, giảm mạnh về lợi nhuận
Có vấn đề nào liên quan đến sự không tuân thủ pháp luật nghiêm trọng của BGĐ DN không?
Có nghi ngờ lớn về khả năng hoạt động liên tục của DN không?
Có những vấn đề bất lợi, kiện tụng, tranh chấp bất thường, rủi ro trọng yếu liên quan đến lĩnh vực hoạt động của DN không?
DN có nhiều giao dịch quan trọng với các bên liên quan không?
DN có những giao dịch bất thường trong năm hoặc gần cuối năm không?
A120 4/5
DN có những vấn đề kế toán hoặc nghiệp vụ phức tạp dễ gây tranh cãi mà chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể?