Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học AISC thành phố hồ chí minh tại đà nẵng(1) (Trang 45 - 48)

TP .HỒ CHÍ MINH TẠI ĐÀ NẴNG

2.2. Thực trạng công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại CN.

2.2.3.3. Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán

Trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, công việc kiểm soát chủ yếu thực hiện bởi nhóm trưởng đối với thành viên trong đoàn kiểm toán thông qua các giấy tờ làm việc của họ cũng như thái độ, tiến độ làm việc. Phương thức kiểm soát chất lượng trong giai đoạn này thực hiện dưới hình thức:

- Hướng dẫn: Nhóm kiểm toán sẽ thảo luận về các vấn đề chung của khách hàng. Cụ thể như đặc điểm kinh doanh, những rủi ro có thể phát sinh làm ảnh hưởng tới nội dung, thời gian và phạm vi của các phương pháp kiểm toán có liên quan. Từ đó, trưởng nhóm kiểm toán hướng dẫn cho các thành viên còn lại.

- Thời gian thực hiện: Sau khi kết thúc giai đoạn lập kế hoạch, thực hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán, tổng hợp kết quả kiểm toán, lập dự thảo BCTC sau điều chỉnh hoặc dự thảo báo cáo kiểm toán.

- Người thực hiện: Trưởng nhóm kiểm toán, trợ lý kiểm toán, KTV.

- Người giám sát: Trưởng nhóm có trách nhiệm giám sát các trợ lý kiểm toán thực hiện đúng công việc được giao, các thủ tục cần thiết đều được thực hiện.

- Người soát xét lại: Cuối ngày làm việc, trưởng nhóm kiểm toán phải xét duyệt lại tất cả các giấy tờ làm việc của các thành viên khác để đảm bảo các bằng chứng đã thu thập đầy đủ để đưa ra kết luận. Việc xét duyệt lại được thể hiện bằng chữ ký tại ô của người soát xét 1. Thành viên BGĐ là người soát xét lại GLV cuối cùng và chỉ soát xét những GLV mà ban đầu KTV cho là trọng yếu, ảnh hưởng đến BCTC.

Dựa trên sự phân công hợp lý của trưởng nhóm kiểm toán ở giai đoạn lập kế hoạch, các KTV sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình dưới sự giám sát của trưởng nhóm kiểm toán để đảm bảo tiến độ cuộc kiểm toán. Sau mỗi phần hành, giấy tờ làm việc của trợ lý kiểm toán lập sẽ do KTV_trưởng nhóm kiểm toán soát xét. Việc kiểm soát của trưởng nhóm kiểm toán được thực hiện trong suốt cuộc kiểm toán.Trưởng nhóm sẽ là người trực tiếp giám sát các kiểm toán viên trong việc sử dụng các kỹ thuật để thu thập thông tin về đơn vị được kiểm toán, các kỹ thuật thực hiện thủ tục kiểm toán, thu thập bằng chứng kiểm toán. Các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên được nhóm trưởng soát xét nhằm đảm bảo các kỹ thuật thu thập đúng quy định, thông

tin thu được là đầy đủ, công việc tiến hành đúng chuẩn mực, đúng quy trình kiểm toán. Kiểm soát chất lượng từ trưởng nhóm kiểm toán luôn đặt dưới sự soát xét của Ban Giám đốc. KTV ở giai đoạn này sẽ tiến hành kiểm toán chi tiết theo từng tài khoản ở kế hoạch kiểm toán và các thủ tục hướng dẫn ở chương trình kiểm toán mẫu. Việc kiểm soát chất lượng được thể hiện rõ trong việc soát xét chi tiết hồ sơ, giấy tờ làm việc của kiểm toán viên, thể hiện cụ thể ở sơ đồ 4 sau:

Sơ đồ 5: Quy trình luân chuyển giấy tờ làm việc.

(Nguồn: aisc.com.vn)

Trưởng nhóm vẫn tiến hành soát xét hồ sơ kiểm toán chính thức trước khi giao cho Ban Giám đốc kiểm soát. Công tác kiểm soát chú trọng vào các yêu cầu sau:

• Các bằng chứng kiểm toán thu thập được là đầy đủ và thích hợp với ý kiến kiểm toán đề xuất không;

• Các BCTC không còn tồn tại sai sót trọng yếu mà chưa được phát hiện ra;

• Tính phù hợp của giả định hoạt động liên tục khi lập BCTC;

• Quá trình kiểm toán thực hiện phù hợp với phương pháp kiểm toán, chính sách kiểm soát chất lượng của công ty cũng như các chuẩn mực kiểm toán chi phối.

• Các thủ tục đề ra theo chương trình kiểm toán đã được thực hiện đầy đủ và đánh tham chiếu phù hợp đến các giấy tờ làm việc liên quan;

• Các mục tiêu kiểm toán đã đạt được và nhất quán với các bằng chứng kiểm toán

Trợ lý kiểm toán Trưởng nhóm kiểm toán

Lập GLV Ban giám đốc Lập giấy tờ làmviệc GLV GLV GLV Soát xét GLV có sai sót Chỉnh sửa GLV theo yêu cầu Soát xét GLV có sai sót GLV đã sửa Soát xét và điều chỉnh GLV đã sửa GLV đã sửa GLV đã duyệt GLV đã duyệt

thu thập được trong quá trình kiểm toán và hỗ trợ cho ý kiến kiểm toán;

• Tất cả các vấn đề quan trọng về kế toán, kiểm toán và báo cáo đã được phản ánh đầy đủ vào GLV [B410](Phụ lục 19) – tổng hợp kết quả kiểm toán.

• Các số liệu trên BCTC được kiểm toán phải được đánh tham chiếu đến các giấy tờ làm việc liên quan;

• Mọi giấy tờ làm việc đã phản ánh đầy đủ các yếu tố cần thiết bao gồm: Mục tiêu, nguồn gốc số liệu, phạm vi công việc thực hiện (giai đoạn kiểm tra, phương pháp chọn mẫu), công việc đã thực hiện, kết quả thực hiện, kết luận, đánh tham chiếu đến các phần hành liên quan.

• Tất cả các GLV đã được soát xét đều phải được ghi rõ tên (tên viết tắt) và ngày tháng thực hiện soát xét

• Các vấn đề phát hiện được trong quá trình kiểm toán phải được đưa lên các tài liệu [B410](Phụ lục 19) – tổng hợp kết quả kiểm toán.

Căn cứ vào các bước công việc trong kế hoạch kiểm toán, trưởng nhóm sẽ định kỳ thực hiện việc kiểm tra để đảm bảo công việc được thực hiện đúng mục tiêu và tiến độ. Giấy tờ làm việc của các phần hành cụ thể phải có đầy đủ: bảng tổng hợp số liệu, giấy tờ làm việc phục vụ cho thuyết minh báo cáo tài chính, chương trình kiểm toán và các giấy làm việc chi tiết khác. Các thông tin trên giấy tờ làm việc phải đảm bảo yêu cầu là những bằng chứng thuyết phục, đầy đủ để đưa ra kết luận cho mỗi phần hành.

Trưởng nhóm có thể thực hiện kiểm tra công việc của các thành viên trong nhóm vào cuối mỗi ngày hoặc định kỳ vài ngày một lần tuỳ theo tính chất phức tạp của từng cuộc kiểm toán, sau mỗi lần kiểm tra trưởng nhóm phải đưa ra những hướng dẫn cụ thể tiếp theo, những hướng dẫn này có thể khác với kế hoạch kiểm toán ban đầu nếu có những yếu tố làm thay đổi tính trọng yếu và mức rủi ro ban đầu để các thành viên tiếp tục thực hiện. Kiểm tra công việc của các thành viên trong nhóm cũng là một cách để đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm đã hiểu đúng và thực hiện đúng các bước công việc đã được xây dựng trong kế hoạch kiểm toán. Trong một số trường hợp trưởng nhóm kiểm toán có thể thực hiện phân cấp soát xét giấy tờ làm việc cho các trợ lý cấp dưới, chẳng hạn như trợ lý 3 năm kinh nghiệm sẽ thực hiện soát xét giấy tờ làm việc cho trợ lý 1 năm kinh nghiệm,… Tuy nhiên trưởng nhóm kiểm toán vẫn phải là người chịu trách nhiệm đến cùng về chất lượng giấy tờ làm việc của các thành viên trong nhóm với cấp lãnh đạo mà không thể giảm thiểu trách nhiệm này cho người khác.

Trong quá trình thực hiện cuộc kiểm toán tại khách hàng công ty CP ABC, sự kiểm soát của trưởng nhóm thể hiện như sau:

- Nhận thấy tiền là khoản mục dễ xảy ra các sai phạm vì tính chất đặc biệt của nó, trưởng nhóm kiểm toán luôn chỉ đạo các trợ lý kiểm toán chú trọng thực hiện

kiểm tra chi tiết khoản mục tiền với đầy đủ các thủ tục cần thiết. Tại khách hàng công ty CP ABC, kiểm toán phụ trách khoản mục tiền là KTV D đã thực hiện các thủ tục như: kiểm kê tiền mặt tại quỹ; gửi thư xác nhận đối với số dư tài khoản ngân hàng; phỏng vấn bộ phận kế toán về nguyên tắc kế toán áp dụng, thủ tục kiểm soát thu, chi tiền; kiểm tra các nghiệp vụ bất thường xảy ra. Từ đó, tổng hợp kết quả nhận được để đưa ra ý kiến về khoản mục này trên báo cáo kiểm toán. Sau khi hoàn tất công việc, KTV C chuyển giấy tờ làm việc cho KTV A soát xét. Sau khi xem xét giấy tờ của khoản mục này, KTV A nhận thấy giấy tờ đã được thực hiện đầy đủ, sắp xếp logic và đánh tham chiếu phù hợp và giải thích các vấn đề cụ thể, rõ ràng. Trong quá trình thực hiện công việc, KTV A luôn theo dõi quy trình thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết của KTV C cũng như giới hạn thời gian để đảm bảo cuộc kiểm toán diễn ra đảm bảo chất lượng và đúng thời gian.

- Tuy nhiên, việc kiểm tra về chất lượng trong quá trình thực hiện cũng như hỗ trợ giải quyết các vấn đề còn khúc mắc của trưởng nhóm kiểm toán không được thể hiện trên giấy tờ làm việc mà chỉ là các hoạt động trao đổi trực tiếp, tác nghiệp linh hoạt để đảm bảo chất lượng kiểm toán.

- Các giấy tờ làm việc được lập thành hồ sơ kiểm toán và gửi cho trưởng nhóm soát xét. Mục đích của việc soát xét là để đánh giá các bằng chứng kiểm toán thu thập được trong cuộc kiểm toán, làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán. Nhiệm vụ của KTV A là đảm bảo rằng tất cả các GLV do trợ lý kiểm toán lập đều được tự soát xét về nội dung và hình thức.

Công việc của người soát xét: Người soát xét công việc KSCL phải thường xuyên theo dõi và kiểm soát về tiến độ và chất lượng công việc thực hiện. Các yêu cầu cần có đó là: công việc được thực hiện đúng theo chương trình kiểm toán, tài liệu được lưu đầy đủ, rõ ràng trong hồ sơ làm việc; trưởng nhóm kiểm toán hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Ban Giám đốc sẽ là người soát xét cuối cùng đối với các giấy tờ làm việc của KTV và trợ lý kiểm toán. Ban giám đốc dựa trên chất lượng hồ sơ để quyết định là phát hành Báo cáo hay kiểm toán bổ sung. Quy trình kiểm soát ở AISC thực hiện trình tự từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất nhằm giúp công việc được thực hiện hiệu quả và tiết kiệm thời gian hơn.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học AISC thành phố hồ chí minh tại đà nẵng(1) (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w