Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học AISC thành phố hồ chí minh tại đà nẵng(1) (Trang 48 - 53)

TP .HỒ CHÍ MINH TẠI ĐÀ NẴNG

2.2. Thực trạng công tác kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại CN.

2.2.3.4. Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán

 Kiểm soát việc phát hành báo cáo kiểm toán, thư quản lý.

Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của quá trình kiểm toán. Nó phản ánh kết quả làm việc của nhóm kiểm toán. Đối với những người sử dụng kết quả kiểm toán thì báo cáo kiểm toán là tài liệu duy nhất mà họ sử dụng.

Chính vì lý do đó, việc kiểm soát chất lượng báo cáo kiểm toán luôn được AISC chú trọng hoàn thiện. Quy trình phát hành báo cáo tài chính được công ty kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo cho các báo cáo kiểm toán phát hành là đúng

chuẩn mực, không sai sót, đáp ứng được yêu cầu của những người sử dụng .

Quy trình phát hành báo cáo kiểm toán tại AISC được mô tả như sau: : KTV tiến hành thu thập cam kết cung cấp đầy đủ thông tin của khách hàng như thư giải trình của Ban giám đốc, các thư xác nhận. Sau đó, tiến hành tổng kết hồ sơ kiểm toán, soát xét hồ sơ báo cáo, lập dự thảo báo cáo kiểm toán, nhận ý kiến phản hồi của khách hàng, hoàn tất điều chỉnh báo cáo và phát hành báo cáo kiểm toán chính thức và thư quản lý. Cuối cùng là lưu trữ hồ sơ kiểm toán.

Đối với cuộc kiểm toán tại công ty CP ABC, sau khi kết thúc thời gian thực tế tại khách hàng, KTV A sẽ tổng hợp giấy tờ làm việc của các thành viên trong nhóm kiểm toán. Nhóm kiểm toán dựa vào kết quả cuộc thảo luận của nhóm kiểm toán với khách hàng, kiểm toán viên sẽ tiến hành lập dự thảo báo cáo và thư quản lý. Bản dự thảo được lập thành biên bản kiểm toán do trợ lý KTV. Tại cuộc kiểm toán BCTC cho Cty CP ABC, KTV đều thu thập được đầy đủ giải trình của nhà quản lý.

Kế tiếp, trưởng nhóm kiểm toán và Ban Giám đốc sẽ lần lượt tiến hành đánh giá chất lượng giai đoạn kết thúc kiểm toán và được trình bày đầy đủ trên các giấy tờ làm việc.

Trưởng nhóm xem xét cách xử lý các vấn đề của kiểm toán viên phù hợp với chuẩn mực kế toán và kiểm toán hiện hành, kiểm tra lại các ý kiến trên BCKT, kiểm tra lại các chính sách kế toán được áp dụng tại đơn vị, thực hiện kiểm tra việc lập các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như kiểm tra tính số học của các chỉ số. Bên cạnh đó là tính logic trong trình bày, sắp xếp giấy tờ làm việc, tính đầy đủ của các bằng chứng thu thập; trình bày khoa học và chính xác của dự thảo Báo cáo kiểm toán. Công việc soát xét này được trình bày trên GLV [B130](Phụ lục 18). Yêu cầu giải thích làm rõ các vấn đề và điều chỉnh khi cần thiết.

Người thực hiện GLV này là trưởng nhóm kiểm toán/ chủ nhiệm kiểm toán hoặc Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán (người đặt câu hỏi) và thành viên nhóm kiểm toán (người trả lời).

Thời điểm thực hiện: Mẫu này sử dụng khi các cấp soát xét công việc nhóm kiểm toán thực hiện trong suốt cuộc kiểm toán. Mức độ soát xét hồ sơ kiểm toán tùy thuộc vào chính sách kiểm soát chất lượng ở từng DNKiT, phân công giữa trưởng nhóm kiểm toán, chủ nhiệm kiểm toán và Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán.

Cách thực hiện: Mẫu giấy tờ này dùng để ghi chép lại các điểm nhận xét của trưởng nhóm kiểm toán/chủ nhiệm kiểm toán/Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán về hồ sơ kiểm toán đã thực hiện. Các điểm nhận xét này cần được các cấp nhân viên chịu trách nhiệm phải trả lời và giải quyết thỏa đáng theo yêu cầu của cấp soát xét trước khi phát hành báo cáo kiểm toán chính thức.

Mục tiêu soát xét:

kiểm toán đề xuất không;

- Các BCTC không còn tồn tại sai sót trọng yếu mà chưa được phát hiện ra; - Tính phù hợp của giả định hoạt động liên tục khi lập BCTC;

- Quá trình kiểm toán được thực hiện phù hợp với phương pháp kiểm toán, chính sách kiểm soát chất lượng của công ty cũng như các CMKiT chi phối.

Khi soát xét giấy tờ làm việc của nhóm kiểm toán, cần kiểm tra những vấn đề chủ yếu sau đây:

- Tình hình kinh doanh, hệ thống kế toán và KSNB của đơn vị được kiểm toán đã được phản ánh đúng đắn;

- Các thủ tục đề ra theo CTKiT đã được thực hiện đầy đủ và đánh tham chiếu phù hợp đến các giấy tờ làm việc liên quan;

- Các mục tiêu kiểm toán đã đạt được và nhất quán với các bằng chứng kiểm toán thu thập được trong quá trình kiểm toán và hỗ trợ cho ý kiến kiểm toán;

- Tất cả các vấn đề quan trọng về kế toán, kiểm toán và báo cáo đã được phản ánh đầy đủ vào Mẫu B410-Tổng hợp kết quả kiểm toán;

- Các số liệu trên BCTC được kiểm toán phải được đánh tham chiếu đến các giấy tờ làm việc liên quan;

- Mọi giấy tờ làm việc đã phản ánh đầy đủ các yếu tố cần thiết bao gồm: Mục tiêu, nguồn gốc số liệu, phạm vi công việc thực hiện (giai đoạn kiểm tra, phương pháp chọn mẫu), công việc đã thực hiện, kết quả thực hiện, kết luận, đánh tham chiếu đến các phần hành liên quan.

Chú ý, người soát xét có thể hủy bỏ những ghi chú soát xét khi đảm bảo rằng tất cả các điểm soát xét đã được giải quyết triệt để và được lưu lại trong hồ sơ kiểm toán.

Sau khi được soát xét bởi trưởng nhóm hồ sơ kiểm toán sẽ được gửi đến thành viên Ban Giám đốc phụ trách kiểm toán kiểm tra lại các ý kiến kiểm toán và đối chiếu với các vấn đề phát sinh nhằm đảm bảo các vấn đề đã nêu trên báo cáo kiểm toán đã bao quát hết các vấn đề phát sinh tại khách hàng. Bằng xét đoán nghề nghiệp, thành viên Ban Giám đốc phụ trách kiểm toán sẽ đọc toàn bộ báo cáo kiểm toán và đi sâu vào xem xét việc lập một số các chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo, các chỉ tiêu có biến động lớn hoặc bất thường, thực hiện phân tích tính logic của các chỉ tiêu trên báo cáo kiểm toán. Đưa ra ý kiến và những vấn đề báo cáo cần chỉnh sửa trên Báo cáo kiểm toán trước khi chuyển Giám đốc. Giám đốc sẽ là khâu soát xét cuối cùng.

Sau khi đã soát xét giấy tờ cho toàn bộ cuộc kiểm toán, Ban Giám đốc sẽ dựa vào chất lượng hồ sơ kiểm toán để quyết định chấp nhận phát hành báo cáo hay kiểm toán bổ sung. Đồng thời, CNKT Nguyễn Thị Hiệp sẽ tiến hành soát xét, phê duyệt để phát hành BCKiT và thư quản lý trên giấy tờ làm việc [B110](Phụ lục 17).

cuộc kiểm toán.

Thời điểm thực hiện: Sau khi đã hoàn thành dự thảo báo cáo kiểm toán chờ phát hành. Mẫu B110 cần phải được hoàn thành trước khi phát hành báo cáo kiểm toán chính thức.

Cách thực hiện: Thành viên BGĐ phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và Chủ nhiệm kiểm toán chịu trách nhiệm hoàn thành mẫu này bằng cách đánh dấu (x) vào những công việc đã thực hiện. Bất kể một công việc nào chưa được thực hiện, hoặc thực hiện chưa được thỏa mãn thì người soát xét phải yêu cầu nhóm kiểm toán cần phải giải trình hoặc xem xét, đánh giá lại ảnh hưởng đến ý kiến kiểm toán.

Đồng thời, sau mỗi cuộc kiểm toán AISC đều đánh giá lại chất lượng của toàn bộ công việc, đánh giá chất làm việc của kiểm toán viên, đánh giá lại rủi ro của cuộc kiểm toán, từ đó rút các bài học kinh nghiệm.

Theo quy định của công ty, chỉ sau khi việc soát xét hoàn thành, tức có đầy đủ chữ ký của các cấp soát xét liên quan, thì dự thảo BCKT sẽ được gửi cho khách hàng và trưởng nhóm KTV Hồ Thị Hà Lan gửi tới cho khách hàng. Công ty AISC và công ty CP ABC sẽ cùng thỏa thuận để đi đến kết luận, phát hành báo cáo kiểm toán chính thức. Đối với trường hợp này, công ty CP ABC hoàn toàn nhất trí với dự thảo BCKT, KTV Hồ Thị Hà Lan phát hành BCKT chính thức và gửi cho KTV Nguyễn Thị Hiệp và Phạm Văn Vinh soát xét. Báo cáo chính thức được phát hành, gửi Ban Giám đốc ký duyệt, và gửi cho công ty CP ABC đồng thời lưu một bộ tại hồ sơ kiểm toán của công ty.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ DỊCH VỤ

TIN HỌC AISC TP.HỒ CHÍ MINH TẠI ĐÀ NẴNG.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chất lượng kiểm toán trong kiểm toán BCTC tại chi nhánh công ty TNHH kiểm toán và dịch vụ tin học AISC thành phố hồ chí minh tại đà nẵng(1) (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w