5. Bệnh cảnh lâm sàng.
5.2.1. Triệu chứng lâm sàng:
100 ml/24giờ. Nếu d−ới 100 ml/24giờ thì đ−ợc coi là vô niệu, d−ới 500ml/24giờ là thiểu niệu. Vô niệu là biểu hiện của hoại tử ống thân cấp, tuy nhiên vài ngày đầu có thể vẫn còn l−ợng n−ớc tiểu d−ới 100 ml/24giờ. N−ớc tiểu xẫm màu, có thể có máu, mủ, đôi khi có vi khuẩn.
+ Trong nhiều tr−ờng hợp thấy thân to và đau, đôi khi đau dữ dội, có phản ứng tăng cảm thành bụng và hố thắt l−ng, điểm s−ờn thắt l−ng đau, dấu hiệu vỗ hố thắt l−ng d−ơng tính. Các triệu chứng trên gợi ý có tắc nghẽn đ−ờng dẫn niệu.
+ Phù: tuỳ theo l−ợng n−ớc và muối đ−a vào cơ thể, nếu đ−a vào nhiều thì có thể gây ra phù phổi cấp. Phải theo dõi cân nặng bệnh nhân, tốt nhất là theo dõi áp lực tĩnh mạch trung tâm (CVP) để điều chỉnh cân bằng n−ớc và điện giải cho thích hợp.
+ Triệu chứng tiêu hoá: miệng và l−ỡi khô, nôn, buồn nôn, chán ăn, có thể có ỉa chảy. Đôi khi có cơn đau bụng cấp giống nh− viêm phúc mạc cấp, cần chẩn đoán phân biệt với viêm phúc mạc thực sự; nếu đau bụng do tăng urê máu cấp sẽ giảm và hết nhanh sau lọc máu.
+ Triệu chứng tim mạch:
- Huyết áp th−ờng thấp hoặc bình th−ờng trong pha thiểu niệu hoặc vô niệu. Nếu vô niệu kéo dài thì huyết áp sẽ tăng dần, huyết áp tâm thu tăng nhiều hơn huyết áp tâm tr−ơng. Càng những ngày sau huyết áp càng tăng, thậm chí thấy huyết áp tăng dần trong cùng một ngày. Huyết áp tăng phụ thuộc vào cân bằng n−ớc-điện giải, đặc biệt là tình trạng quá tải natri.
- Tim có thể bình th−ờng cả về lâm sàng và điện tim. Vô niệu kéo dài sẽ gây tăng kali máu dẫn tới làm biến đổi điện tim và gây ngừng tim, những rối loạn này sẽ đ−ợc điều chỉnh sau lọc máu. Suy tim rất hiếm gặp, nếu có thì có đặc điểm là suy tim có tăng tốc độ dòng máu, tăng cung l−ợng tim, tăng áp lực tĩnh mạch trung tâm. Nếu bệnh nhân có bệnh tim từ tr−ớc, có thể thấy có rối loạn nhịp, phù phổi cấp, trụy mạch.
- Viêm màng ngoài tim có thể gặp trong suy thân cấp. Biểu hiện của viêm màng ngoài tim là có tiếng cọ màng ngoài tim hoặc đau vùng tr−ớc tim. Ng−ời ta thấy có mối liên quan giữa viêm màng ngoài tim với viêm niêm mạc ống tiêu hoá.
+ Triệu chứng thần kinh: chuột rút, co giật có thể xảy ra nếu có rối loạn n−ớc-điện giải, nh−ng hiếm gặp; ở trẻ em có thể có co giật khi có tăng huyết áp do quá tải natri, quá tải thể tích. Hôn mê do urê máu cao hiện nay hiếm gặp do có nhiều tiến bộ trong điều trị. Những triệu chứng thần kinh sẽ mất đi nhanh chóng sau lọc máu.
+ Biến đổi về máu: thiếu máu hay gặp nh−ng không nặng, trừ tr−ờng hợp mất máu, sốt rét ác tính hay tan máu cấp. Bạch cầu th−ờng tăng, có thể tăng tới 20 ì 109/l đến 30 ì 109/l. Số l−ợng tiểu cầu th−ờng là bình th−ờng.
+ Triệu chứng hô hấp: bộ máy hô hấp chỉ bị ảnh h−ởng thứ phát bởi các biến chứng nh− phù phổi do quá tải muối và thể tích. Rối loạn hô hấp có thể gặp trong các tr−ờng hợp vô niệu nặng và kéo dài do toan máu, do rối loạn tuần hoàn hoặc biến chứng viêm phế quản-phổi.
+ Tình trạng toàn thân: phụ thuộc vào nguyên nhân và chất l−ợng điều trị. Thân nhiệt có thể bình th−ờng, tăng cao hoặc giảm thấp. Sốt khi có nhiễm khuẩn hay mất n−ớc tế bào. Tăng urê máu cấp gây giảm thân nhiệt ở một số bệnh nhân, nh−ng ở những bệnh nhân khác ở cùng mức urê máu, thân nhiệt lại không giảm. Cho đến nay, cơ chế này ch−a đ−ợc rõ. Một số bệnh nhân có cân nặng giảm trong giai đoạn này.