Tổn th−ơng mô bệnh học của suy thân cấp:

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học 2 (Phần 11) pps (Trang 27 - 29)

Một điều đáng chú ý là mặc dù bệnh nguyên gây ra suy thân cấp rất khác nhau, nh−ng lại gây ra cùng một bệnh cảnh lâm sàng, cùng kiểu vô niệu, kéo dài trong cùng một khoảng thời gian. Để giải thích vấn đề này phải khám nghiệm tổn th−ơng giải phẫu bệnh, hình ảnh mô bệnh học cho thấy tất cả các dạng tổn th−ơng là t−ơng tự nhau và quá trình tiến triển cũng t−ơng tự nhau ở các bệnh nhân.

4.1. Hình ảnh đại thể:

Kích th−ớc thân to lên do phù nề, trọng l−ợng mỗi thân tăng có thể tới 250g. Vỏ thân dễ bóc tách khỏi nhu mô thân. Trên mặt cắt vùng vỏ thân nhạt màu, trái với vùng tuỷ thân lại bị xung huyết đỏ xẫm.

4.2. Hình ảnh vi thể:

+ Cầu thân: cầu thân còn nguyên vẹn, nh−ng các quai mao mạch xẹp do thiếu máu. Một số tr−ờng hợp thấy tắc các mao mạch trong l−ới mao mạch cầu thân.

+ ống thân: đặc tr−ng tổn th−ơng của suy thân cấp thấy ở ống thân. ống l−ợn gần tổn th−ơng nặng trong nhiễm độc do ống l−ợn gần là vùng bài tiết chất độc của thân. ống l−ợn

xa tổn th−ơng nặng trong sốc và tan máu cấp. Mức độ tổn th−ơng ống thân nặng hay nhẹ khác nhau:

- Mức độ nhẹ: tế bào biểu mô ống thân phù nề, lòng ống thân hẹp lại.

- Mức độ vừa: tế bào biểu mô ống thân bị hoại tử, ty lạp thể biến mất, tế bào mất nhân và bào t−ơng, còn màng nền.

- Mức độ nặng: thấy đứt đoạn ống thân, tế bào ống thân bị hoại tử kèm theo mất cả màng nền, th−ờng vào ngày thứ 4 hoặc thứ 5 của vô niệu. Có thể thấy hoại tử ở bất kỳ đoạn nào của ống thân từ ống l−ợn gần đến ống góp, nh−ng đặc biệt hay xảy ra ở đoạn thứ 2 của ống l−ợn gần (ống thẳng), đoạn này nằm ở ranh giới vỏ-tuỷ. Có thể thấy một nhóm nephron bị tổn th−ơng, ở vùng tổn th−ơng thấy ống thân bị hoại tử, màng nền bị đứt đoạn không còn nguyên vẹn.

Hình ảnh chung cho cả 3 mức độ tổn th−ơng: thấy lòng ống thân có hồng cầu, bạch cầu, trụ hạt màu nâu bẩn (trụ chứa xác các tế bào biểu mô ống thân), có thể thấy trụ sắc tố...

+ Tổ chức kẽ thân:

Tổn th−ơng kẽ thân xảy ra sớm trong những giờ đầu của vô niệu, phù nề kẽ thân thấy rõ ở vùng nối vỏ-tuỷ. Giai đoạn sớm này ch−a thấy xâm nhập tế bào viêm; muộn hơn vào ngày thứ 5 hoặc thứ 7 sẽ có xâm nhập tế bào viêm vào tổ chức kẽ thân. Phù nề kẽ thân thấy ở tất cả các bệnh nhân vô niệu, đặc biệt trong tổn th−ơng do nhiễm độc.

+ Mạch máu thân:

Các mạch máu lớn còn bình th−ờng, nh−ng những mạch máu nhỏ vùng vỏ thân th−ờng bị xẹp. Vùng tuỷ, đặc biệt vùng nối vỏ-tuỷ th−ờng bị tổn th−ơng trầm trọng hơn do thiếu máu, có thể thấy tắc nghẽn các mạch máu nhỏ.

+ Quá trình tiến triển của tổn th−ơng mô bệnh học:

- Giai đoạn đầu của pha vô niệu: hình ảnh giải phẫu cầu thân bình th−ờng nh−ng các quai mao mạch xẹp và không có máu, có lắng đọng protein trong khoang niệu, phù kẽ thân và xung huyết các mao mạch vùng kẽ thân. ống thân tổn th−ơng nhẹ nh−ng tế bào biểu mô ống l−ợn gần bị phù nề, lòng ống l−ợn xa giãn chứa đầy trụ và hồng cầu.

- Giai đoạn sau của vô niệu: thấy tổn th−ơng hoại tử tế bào ống thân, có những ống thân bị đứt đoạn, có tắc nghẽn các mạch máu nhỏ.

- Giai đoạn đái trở lại: cầu thân trở lại bình th−ờng, các quai mao mạch trong cầu thân giãn và chứa đầy hồng cầu. Tổn th−ơng ống thân có cả hoại tử và đứt đoạn ống thân, thêm vào đó có sự tái sinh của tế bào biểu mô ống thân. Có chỗ tế bào biểu mô ống thân trở lại bình th−ờng với diềm bàn chải nguyên vẹn. Có chỗ tế bào biểu mô ống thân dẹt, lòng ống thân giãn rộng, chỗ khác vẫn có phù nề tế bào và tắc nghẽn ống thân.

- Giai đoạn phục hồi: tổ chức kẽ thân giảm phù nề và giảm thâm nhiễm, một số nephron đã bình phục hoàn toàn; một số khác bình phục ít vì tổn th−ơng quá nặng. ống thân giãn với các tế bào biểu mô dẹt, bên cạnh có những tế bào vẫn còn phù nề.

Một phần của tài liệu Giáo trình bệnh học 2 (Phần 11) pps (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)