5. Đóng góp của đề tài
2.3.5. Nhận xét đánh giá thực trạng
- ƯU ĐIỂM
+ Công ty đã phân chia thị trường thành nhiều khu vực khác nhau.
+ Hầu hết những chương trình Marketing cho một sản phẩm mới bất kì khi đưa ra thị trường đều được Công ty áp dụng theo tiến trình. Sản phẩm ngày càng được chú trọng và trao chút từ hình ảnh đến chất lượng sản phẩm. Đặc biệt đã đưa ra một dòng sản phẩm mới với những kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc lấy cảm hứng từ những quý tộc nước Anh nên tạo sự khác biệt so với những thương hiệu khác. Xây dựng được phong cách thời trang tiện dụng, thoải mái và vui vẻ mà vẫn rất sang trọng lịch lãm nam tính với hai dòng sản phẩm là office và casual.
+ Chiến lược “ bám sát giá thị trường “ mà công ty đưa ra rất phù hợp cho thị trường quần áo thời trang. Trong điều kiện thị trường khá nhạy cảm về giá. Định giá sản phẩm đa dạng phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng.
+ Chính sách phân phối ngày càng được mở rộng tạo điều kiện cho mọi người đều được sử dụng sản phẩm Merriman.
+ Quan trọng nhất là chính sách xúc tiến truyền thông cổ động đang được Công ty rất chú trọng, quảng bá rộng rãi theo nhiều kênh khác nhau. Áp dụng nhiều hình thức quảng bá là thế mạnh của Merriman.
- NHƯỢC ĐIỂM :
+ Merriman chỉ mới tập trung quảng bá cũng như xúc tiến bán hàng ở các thị trường lớn như Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội . Các thị trường vẫn chưa được triển khai một cách tốt nhất.
+ Đưa ra một dòng thời trang mới với những tính năng sản phẩm mới đặc biệt là kiểu thời trang theo hơi hướng phương Tây dành cho các quý ông lịch lãm, nhưng sẽ là một thách thức lớn đối với những người không thích lối thời trang này.
+ Với chính sách xúc tiến bán hàng, sử dụng nhiều kênh quảng bá nhưng chưa tìm ra một kênh có tiềm năng nhất để đưa ra được những đòn Marketing mạnh nhất, vì thường những kênh mạnh hơn có lượng người biết đến nhiều hơn sẽ mang lại hiệu quả quảng cáo tốt hơn nếu quảng cáo nhiều kênh.
+ Với kết quả khảo sát khách hàng thì Công ty sử dụng kênh truyền thông qua tivi chưa thật sự hiệu quả. Mặc dù, qua kênh này thì khách hàng sẽ biết đến thương hiệu nhiều hơn và tiếp cận được nhiêù đối tượng khách hàng hơn
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM MAY MẶC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
DỆT MAY HÒA THỌ 3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp.
3.1.1. Tiềm năng của thị trường thời trang và ngành dệt may.
Ngày nay, với sự phát triển và tăng trưởng vượt bậc của nền kinh tế thì mức sống người dân cũng ngày một nâng cao,chính vì thế như cầu tiêu thụ sản phẩm về may mặc cũng vì thế mà ngày càng nhiều hơn. Cùng với sự phát triển đó là sự mọc lên của hàng loạt các cửa hiệu, không những các thương hiệu trong nước mà còn có cả thương hiệu ngoài nước .Chính vì thế mà sự cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng gay gắt hơn.
Việt Nam là một thị trường có dân số trẻ, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng, kinh tế phát triển ổn định. Bên cạnh đó, nhu cầu mua sắm hàng thời trang của người Việt lại bắt nhịp nhanh với các nước trên thế giới.
Với giá cả hợp lý cùng các mẫu thiết kế đa dạng phù hợp với phong cách ăn mặc của đại đa số người Việt Nam, các thương hiệu nổi tiếng trong nước như Blue Exchange, Viethy… và các sản phẩm của Tổng Công ty may Việt Tiến, Nhà Bè, May 10 hay An phước… vẫn là sự lựa chọn của đa số người Việt Nam.
Giá cả chính là một lợi thế để các sản phẩm thời trang mang thương hiệu Việt cạnh tranh được với các thương hiệu nước ngoài, tuy nhiên, một khi mức thu nhập của người dân ngày càng ổn định hơn thì tất nhiên, chất lượng cũng như kiểu dáng mới là sự lựa chọn hàng đầu. Để có thể làm được điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước cần chú trọng trong khâu thiết kế, đội ngủ thiết kế cần được đào tạo một cách bài bản, đồng thời không ngừng học hỏi, đổi mới để có thể cạnh tranh được trong một lĩnh vực rất tiềm năng này.
Trên thị trường hiện nay, các sản phẩm Dệt may Việt Nam được phân phối thông qua khoảng 15.000 đại lý và cửa hàng bán lẻ. Trong thời gian gần đây, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu do mức độ cạnh tranh trên thị trường thế giới ngày càng trở nên gay gắt, các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam đang thúc đẩy bán hàng trên thị trường trong nước.
3.1.3. Mục tiêu và phương hướng của Công ty trong thời gian tới
Với xu hướng hội nhập vào nên kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay, Công ty đã đề ra phương hướng phát triển trong những năm tới như sau :
Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng cường sức mạnh cạnh tranh của mình trên thị trường đồng thời đầu tư cải tiến máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất thay thế dần các trang thiết bị lạc hậu, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất.
Chú trọng đào tạo công nhân, nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động, nâng cao trình độ quản lý của cán bộ công nhân viên trong công ty. Đưa ra những chiến lược trong hoạt động kinh doanh tốt để đưa sản phẩm của mình không những phát triển ở thị trường nội địa mà còn thâm nhập sang các thị trường nước ngoài. Phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng, mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm từng bước đáp ứng nhu cầu khách hàng. Cũng như thực hiện tốt các mối quan hệ khách hàng, tiếp tục mở rộng thị trường hiện có và các thị trường tiềm năng trong và ngoài nước.
3.2. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm may mặc tại Công ty Dệt may Hòa Thọ mặc tại Công ty Dệt may Hòa Thọ
3.2.1. Giải pháp 1: Tăng cường nhân lực cho bộ phận Marketing3.2.1.1. Lý do đưa ra giải pháp: 3.2.1.1. Lý do đưa ra giải pháp:
Marketing có vai trò rất quan trọng trong việc chỉ đạo,đưa ra các phương hướng để từ đó làm cơ sở cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, và là một công cụ dùng để xác định phương hướng và hoạch định chiến lược cho tương lai. Nhờ hoạt động Marketing sẽ giúp doanh nghiệp trả lời nđược những câu hỏi mà doanh nghiệp đã đặt ra trướcđó như : mình cần phải sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Số lượng bao nhiêu? Giá bán và xúc tiến bán như thế nào? Để sao cho đáp ứng phù hợp nhất với mọi mong muốn của khách hàng trong hiện tại cũng như trong tương lai.
Hiện nay, số lượng công việc tại ban thương hiệu là rất nhiều. Một số chức năng và nhiệm vụ chính của Ban thương hiệu là:
Nghiên cứu về thị trường, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng, xây dựng dòng sản phẩm mang thương hiệu thời trang của Tổng Công ty.Tổ chức thiết kế mẫu thiết kế rập may mẫu theo đúng định vị của dòng sản
phẩm hiện tại của công ty. Khai thác và phát triển nguồn nguyên phụ liệu phù hợp cho dòng sản phẩm thời trang. Xây dựng và giám sát kênh phân phối sản phẩm,xây dựng các chính sách ưu đãi cho hệ thống phân phối sản phẩm.
Thực hiện các chương trình truyền thông PR thương hiệu, sản phẩm, tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng…
Tuy nhiên với lực lượng nhân sự hiện tại của công ty thì chưa thể giải quyết hết tất cả những công việc nêu trên, đặt biệt Merriman đang trong thời kỳ triển khai mạnh mẽ hơn bao giờ hết, với 3 nhân viên chủ yếu phụ trách công tác Marketing. Một người phải thực hiện rất nhiều việc từ liên hệ khách hàng, vạch kế hoạch Marketing…Từ những lý do trên, Công ty nên tăng cường thêm số lượng nhân viên cho bộ phận Marketing để đáp ứng phù hợp hơn với công việc nhằm cân đối tốt nhất nhiệm vụ của các thành viên từ đó hiệu quả hoạt động sẽ tốt hơn.
3.2.1.2. Hướng chọn giải pháp:
Nhiệm vụ của các bộ phận sẽ được mở rộng ra và hoạt động sâu hơn trong từng mảng của hoạt động Marketing.
+ Xây dựng chiến lược Marketing trong ngắn và trung hạn.
+ Dự báo sự biến động của môi trường kinh doanh và những thay đổi thị trường trong tương lai gần.
+ Nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng, dự báo nhu cầu sản phẩm hàng năm + Tìm kiếm các nhà cung ứng thay thế.
+ Lựa chọn và quản lý kênh phân phối.
+ Lập kế hoạch hỗ trợ công tác tiêu thụ sản phẩm.
+ Thực hiện công tác xúc tiến nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm, khuyếch trương thương hiệu Merriman.
+ Tiếp nhận những phản hồi từ phía khách hàng và các đối tác.
Với những nhiệm vụ trên cơ cấu của bộ phận Marketing cần phân chia mỗi người theo số công việc được giao. Đối với đặc trưng của sản phẩm chúng ta nên phân chia theo khu vực địa lý.
3.2.1.3 . Giải pháp cụ thể:
a. Về cơ cấu tổ chức
thành viên chịu trách nhiệm quản lý và theo dõi tình hình tiêu thụ và các hoạt
động liên quan khác như đối thủ cạnh tranh trên địa bàn đó, môi trường và thị hiếu người tiêu dùng đối với sản phẩm, xem xét lại hiệu quả tiếp thị… Từ đó,mỗi nhân viên có nhiệm vụ phân tích và đánh giá những điểm mạnh cũng như điểm yếu của hoạt động để đề ra những biện pháp khắc phục, bổ sung, cải tiến sản phẩm và hoạt động nhằm đưa ra được những sản phẩm, hoạt động tốt nhất phù hợp với mọi nhu cầu của thị trường. Để có thể có được những thông tin trên các nhân viên có thể lấy từ các đại lý, gửi bảng đánh giá tới các nhà máy may trên địa bàn hay trực tiếp tới các cửa hàng thời trang lớn để điều tra. Qua đó ta thu thập được những thông tin chính xác và có thể giới thiệu sản phẩm tới các bạn hàng mới.
b. Về cơ cấu nhân sự
Công ty cần bố trí nhân viên một cách phù hợp nhất đúng người đúng việc. Đồng thời nhân viên phải có chuyên môn trình độ am hiểu về Marketing, có kinh nghiệm làm việc lâu năm và am hiểu một cách tổng thể về Công ty mình. Việc bố trí các vị trí như sau:
- Trưởng bộ phận Marketing hiện đã có và nhiệm vụ của trưởng bộ phận - Quản lý toàn bộ mọi hoạt động Marketing.
- Tham mưu với phòng kinh doanh để thực hiện mọi nhiệm vụ khác sao cho chúng có mối quan hệ chặt chẽ và bổ trợ cho nhau.
- Tổng hợp đưa ra các quyết định phù hợp với mục tiêu và chiến lược mà Công ty đã đề ra.
- Phân bổ ngân sách cho các hoạt động Marketing thông qua ý kiến của cấp trên. - Bộ phận nghiên cứu Marketing, nên bố trí 3 người quản lý theo 3 khu vực là Miền Bắc, Miền Trung và Miền Nam.
- Thường xuyên theo dõi những diễn biến của thị trường, qua đó đưa ra những nhận định khách quan, chính xác và kịp thời nhất.
- Tổng hợp, đánh giá các chương trình tiêu thụ, quảng cáo, khuyến mãi, điều tra thị hiếu khách hàng để tham mưu cho lãnh đạo lập kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Duy trì mối quan hệ với khách hàng, các đối tác, bên cạnh đó tìm thêm nhiều khách hàng và đối tác mới.
- Tuyển chọn những người năng nổ, nhanh nhẹn có khả năng giao tiếp và nghiệp vụ chuyên môn tốt, am hiểu sâu sắc về sản phẩm.
- Bên cạnh đó Công ty hiện nay đã có nhân viên bán hàng. Nhân viên này sẽ kết hợp với bộ phận Marketing để có thể đưa ra những đánh giá đầy đủ và chính xác hơn nhằm tham mưu với trưởng bộ phận Marketing để đưa ra các quyết định có hiệu quả cao nhất
Nghiên cứu các hình thức tiêu thụ nào là hiệu quả nhất, kết hợp với các ý kiến của bộ phận nghiên cứu và phòng kinh doanh để đưa ra những chính sách tốt nhất.
- Nhiệm vụ của nhân viên này là :
+ Duy trì tốt mối quan hệ với các đại lý, các kênh phân phối của Công ty.
+ Theo dõi và có điều chỉnh với các dịch vụ sau bán khi có sự thay đổi về yêu cầu của khách hàng, thu thập phản hồi của khách hàng.
+ Bộ phận quảng cáo, khuyến mãi, chào hàng: Gồm ít nhất 2 người vì khối lượng công việc rất nặng.
+ Nghiên cứu hình thức xúc tiến, phương tiện, thời điểm.
+ Đảm nhiệm việc tìm đối tác thực hiện, ký kết hợp đồng và thực hiện. + Chuẩn bị hàng mẫu, bản chào hàng.
+ Đánh giá kết quả đạt được và đưa ra những nhận định
Nên tuyển những nhân viên có hiểu biết sâu rộng về Marketing về các hoạt động xúc tiến, am hiểu về sản phẩm, am hiểu về thị trường.
3.2.2. Giải pháp 2: Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường 3.2.2.1. Lý do đưa ra giải pháp
Nghiên cứu thị trường được xem là một trong các hoạt động quan trọng mang tính chất tiền đề của công tác kế hoạch hóa hoạt động sản xuất kinh doanh, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc xác định đúng hướng phát triển của doanh nghiệp ở hiện tại cũng như trong tương lai. Việc nghiên cứu thị trường tốt sẽ giúp doanh nghiệp đề ra những kế hoạch, chiến lược phù hợp với nhu cầu và năng lực của doanh nghiệp hơn
Việc nghiên cứu thị trường hiện tại của Merriman chỉ đơn thuần là cử nhân viên đi khảo sát khu vực đó mà không có kế hoạch cụ thể chọn những thị trường tiềm năng và kết hợp từ nhiều nguồn phân tích, đánh giá thị trường nào là phù hợp nhất cho việc đặt các cửa hàng Merriman tại các địa điểm đó.
Trong điều kiện hội nhập và phát triển như hiện nay đòi hỏi Công ty phải tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khách hàng. Công ty cần coi đây là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn nếu muốn Merriman thật sự định vị được trong tâm trí khách hàng trong thời gian tới vì giai đoạn sản phẩm thâm nhập
vào thị trường là một giai đoạn cực kỳ quan trọng đánh dấu sự tiếp tục tồn tại của nó trong tương lai hay không.
3.2.2.2 Hướng chọn giải pháp:
Trong thời gian tới Công ty nên kết hợp hai cách thức nghiên cứu là qua sách báo, tạp chí, trang web và nghiên cứu thực tế. Đặc biệt là công tác thực tế cần đẩy mạnh hơn nữa về cả quy mô và nguồn lực. Các mục tiêu cần đạt được:
- Định lượng được quy mô thị trường hiện tại và tương lai.
- Thu thập thông tin về kết cấu khách hàng, thu nhập bình quân của người tiêu dùng, phong tục, thói quen, giá trị thẩm mỹ…
- Xác định được đối thủ cạnh tranh, xác định điểm mạnh và điểm yếu của họ để so sánh với Công ty, chiến lược của đối thủ cạnh tranh hiện tại và tương lai.
- Dự báo được những biến động của môi trường kinh doanh có thể xảy ra và xu hướng thay đổi của thị trường trong thời gian tới.
Phương pháp điều tra :
- Điều tra tại một số địa bàn mà có doanh thu cao, căn cứ vào các chỉ tiêu như: Thu nhập, quan điểm thẩm mỹ, phong tục tập quán, thời tiết…
- Ở thị trường trong nước có thể tiến hành tập trung ở những thành phố lớn như: Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Nam, Quảng Trị,… đây là những thị trường gần trung tâm sản xuất. Tiếp sau đó mở rộng ra những thị trường mới mẻ hơn như các thành phố ở Tây Nguyên, các vùng ở miền Tây Nam Bộ…
- Ở thị trường nước ngoài tuy Công ty chưa có hướng mở rộng thị trường ra