Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm may mặc tại công ty cổ phẩm dệt may hòa thọ (Trang 25)

5. Đóng góp của đề tài

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Được thành lập từ năm 1962, tiền thân có tên là Nhà máy Dệt Hoà Thọ (SICOVINA) thuộc Công ty Kỹ nghệ Bông vải Việt Nam. Năm 1975, khi thành phố 29 Đà Nẵng được giải phóng Nhà máy Dệt Hoà Thọ được chính quyền tiếp quản và đi vào hoạt động trở lại vào ngày 21/04/1975.

Năm 1993, đổi tên thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Dệt Hoà Thọ theo quyết định thành lập số 241/TCLĐ ngày 24/03/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ. Năm 1997, đổi tên thành : Công ty Dệt May Hoà Thọ theo quyết định số 433/QĐ-TCLĐ của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam.

Năm 2005 chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt May Hoà Thọ theo quyết định số 200/2005/QĐ-TTg ngày 08/08/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 15/11/2006 chuyển thành Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hoà Thọ theo quyết định số 3252/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp, và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01 tháng 02 năm 2007.

Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hoà Thọ là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (VINATEX) và Hiệp Hội Dệt May Việt Nam (VITAX) thuộc Bộ Công thương.

Tổng diện tích: 145.000m2, trong đó diện tích nhà xưởng, kho khoảng 72.000m2. Tổng số cán bộ công nhân 5.978 người, trong đó bộ phận nghiệp vụ 283 người. Tổng công suất điện lắp đặt: 7.500 KW. Nguồn điện, khí nén, nước sạch sẵn có và dồi dào để mở rộng qui mô sản xuất.

Năm 1975 : Thành lập Nhà máy Sợi Hoà Thọ (nay là Công ty Sợi Hòa Thọ) Năm 1997 : Thành lập Nhà máy May Hoà Thọ - 1.

Năm 1999 : Thành lập Nhà máy May Hoà Thọ - 2. Năm 2002 : Thành lập Nhà máy May Hoà Thọ - 3.

Ngày 03/05/2010 giải thể sáp nhập vào Nhà máy may Hòa Thọ - 2

Năm 2001 : Thành lập Công ty May Hoà Thọ - Điện Bàn. Năm 2002 : Thành lập Công ty May Hoà Thọ - Quảng Nam. Năm 2003 : Thành lập Công ty May Hoà Thọ - Hội An. Năm 2007 : Thành lập Công ty May Hoà Thọ - Duy Xuyên. Năm 2007 : Thành lập Công ty May Hoà Thọ - Đông Hà Năm 2009 : Thành lập Công ty Cổ phần Thời trang Hoà Thọ. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

- Chức năng

Tổng công ty Cổ Phần Dệt may Hòa Thọ thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh các loại sợi vải, nhập khẩu các nguyên liệu, thiết bị thiết yếu dùng để kéo sợi đồng thời sản xuất hàng may mặc và khăn bông các loại theo yêu cầu kinh doanh của ngành, địa phương hay khu vực.

Sản phẩm chính của công ty.

+ Các sản phẩm sợi : Sợi cotton chải thô, chải kỹ, sợi TC, sợi polyester ( chỉ số từ net10 – net45)

+ Sẩn phẩm may mặc : Quần tây, quần kaki, áo thun, áo sơ mi, áo vest.

Ngoài hai sản phẩm truyền thống của công ty đã được thị trường công nhận là sơ mi và quần âu, các sản phẩm khác Công ty đều nhận gia công theo đơn đặt hàng của khách hàng với những mẫu mã và tiêu chuẩn chất lượng do chính khách hàng cung

cấp. Và với những đơn hàng gia công của những khách hàng quốc tế, Công ty đã bước đầu thành công trong việc thâm nhập vào thị trường quốc tế.

- Nhiệm vụ

Xây dựng và triển khai thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn kinh doanh và các loại tài nguyên, đất đai, và các nguồn lực khác do nhà nước giao.

Đổi mới công nghệ để phục vụ cho công tác quảng lý và sản xuất kinh doanh nhằm đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Nghiên cứu khả năng sản xuất, khả năng thâm nhập thị trường mới trong nước cũng như ngoài nước để có kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả.

Giải quyêt công ăn việc làm cho người lao động, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Hoạt động theo đúng ngành nghề đã đăng ký, thực hiện đúng các nhiệm vụ mà ngành và Tổng công ty giao cho.

Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước theo đúng quy định của pháp luật. Thực hiện các chế độ bảo hiểm, vệ sinh an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên trong công ty.

Thực hiện tốt công tác quốc phòng, phòng cháy chữa cháy, công tác bảo vệ môi trường sinh thái.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức - Cơ cấu tổ chức : - Cơ cấu tổ chức :

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Tổng Công ty Cổ phần Dệt may Hòa Thọ : quan hệ phối hợp. : quan hệ chỉ đạo.

Nhà Máy May Hòa Thọ 1

Nhà Máy May Veston Hòa Thọ

Cty May Hòa Thọ Đông Hà

Cty May Hòa Thọ Điện Bàn

Cty CP May Hòa Thọ Hội An

Cty May Hòa Thọ Duy Xuyên

Cty May Hòa Thọ Q. Nam

Nhà Máy Sợi Hòa Thọ 1

Nhà Máy Sơị Hòa Thọ 2

Cty CP Thời Trang Hòa Thọ CÁC CÔNG TY TRỰC THUỘC Phòng KTCN May Phòng KTCN Sợi Văn Phòng Tổng Cty Phòng Tài Chính Kế Toán

Phòng Kinh Doanh May Phòng Kinh Doanh Sợi Phòng Quản Lý Chất Lượng

Phòng Kỹ Thuật Đầu Tư Phòng Đời Sống Phòng Xuất Nhập Khẩu May

Ban Xây Dựng Thương Hiệu Ban Công Nghệ Thông Tin

Ban Kiểm Soát Nội Bộ

KHỐI VĂN PHÒNG CÔNG TY GÓP VỐN VÀ LIÊN KẾT

CTy CP May Phú Hòa An CTy CP Bông Vải Miền

Trung

CTy CP Bao Bì HT- Quảng Đà

CTy CP TM Chọn CTy TNHH Thêu Thiện Tín

CTy CP May HT – Phú Ninh HÔỊ ĐỒNG TƯ VẤN - Tuyển dụng - Lương - Thi đua - Kĩ thuật - Giá - Thanh lý - Khoa học kỷ thuật - Bảo hộ lao động - Hòa giải

ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CÁC ĐOÀN THỂ BAN ĐIỀU HÀNH

(Nguồn : Văn phòng Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hòa Thọ )

- Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban, bộ phận trong công ty

+ Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ): Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Tổng Công ty.

+ Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý Tổng Công ty, toàn quyền nhân danh Tổng Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợi của Tổng Công ty, trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ.

+ Ban kiểm soát: Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty.

+ Tổng Giám Đốc: Do HĐQT bổ nhiệm, bãi nhiệm, là người đại diện theo pháp luật của Công ty, chịu trách nhiệm trước HĐQT, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của Công ty.

+ Các nhà máy, Công ty trực thuộc: Có nhiệm vụ thực hiện một phần chức năng và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty.

- Khối văn phòng :

 Văn phòng: Có chức năng quản lý hành chính, văn phòng, công tác tiền lương của toàn thể cán bộ công nhân trong Công ty, thực hiện các chính sách khen thưởng và đề bạt cán bộ. Tham mưu cho lãnh đạo Công ty về việc tuyển dụng, sắp xếp bố trí việc đào tạo lao động, chế độ tiền lương và tiền thưởng. Quyết định chế độ làm việc, chế độ nghỉ việc của tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty.

 Phòng Tài chính - Kế toán: Chỉ đạo, tổ chức và hướng dẫn, kiểm tra bộ phận kế toán ở văn phòng và các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty. Tham mưu, đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.

 Phòng kế hoạch thị trường: Xúc tiến thương mại, tìm chọn khách hàng đàm phán, kí kết hợp đồng gia công may, triển lãm quảng cáo hàng may và sợi , thương mại điện tử, xây dựng giá thành.

 Phòng kỹ thuật đầu tư và quản lý chất lượng sản phẩm: Xây dựng, ban hành, kiểm tra, báo cáo tình hình thực hiện các định mức, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng và quy trình vận hành máy móc thiết bị.

 Phòng kỹ thuật công nghệ may: Xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật; xây dựng quy trình vận hành và bảo trì, bảo dưỡng các loại thiết bị may.

 Phòng quản lý chất lượng may: Tổ chức kiểm tra và hướng dẫn các Công ty, nhà máy May kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng may theo đúng tiêu chuẩn của khách hàng và Tổng Công ty ban hành.

 Phòng đời sống: Thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, an toàn vệ sinh trong môi trường làm việc, vệ sinh nước uống, an toàn lương thực thực phẩm. Đồng thời cũng quản lý và sửa chữa hệ thống nước và điện.

 Ban xây dựng thương hiệu:

Nghiên cứu về thị trường, khách hàng mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng…

Phối hợp với các đơn vị tư vấn xây dựng chiến lược và kế hoạch thương hiệu mới: đặt tên, logo, màu sắc, các yếu tố bản sắc thương hiệu…

Tổ chức – thiết kế mẫu – thiết kế mẫu cho thương hiệu mới và lập bộ tài liệu chuẩn để triển khai sản xuất.

Khai thác và tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu phù hợp với dòng sản phẩm mới. Cân đối và lập kế hoạch triển khai để sản xuất các đơn hàng của thương hiệu mới và các đơn hàng khác khi có yêu cầu.

Thực hiện các chương trình truyền thông quảng bá sản phẩm, các chương trình khuyến mãi, dịch vụ chăm sóc khách hàng…

 Xây dựng và giám sát các kênh phân phối sản phẩm: hệ thống cửa hàng chuyên, hệ thống Đại lý cấp I ở các trung tâm thương mại, siêu thị…

2.2. Nguồn lực của công ty 2.2.1. Tình hình sử dụng vốn 2.2.1. Tình hình sử dụng vốn

Bảng 2.1: Cân đối kế toán của công ty năm 2014 – 2016

( Đvt : đồng )

TÀI SẢN Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch

Tỷ trọng Chênh lệch Tỷ trọng 2014/2015 (%) 2015/2016 (%) Tài sản ngắn hạn 810,620,075,017 791,216,857,651 1,062,381,867,374 -19,403,217,366 98 271,165,009,723 134

Tiền và các khoản tương đương tiền 48,335,013,594 33,085,486,764 32,064,925,593 -15,249,526,830 68 -1,020,561,171 97

Đầu tư tài chính ngắn hạn 3,300,000,000 24,374,812,500 45,008,032,865 21,074,812,500 739 20,633,220,365 185

Các khoản phải thu ngắn hạn 299,300,824,178 246,070,069,924 360,666,595,307 -53,230,754,254 82 114,596,525,383 147

Hàng tồn kho 419,442,014,719 436,462,209,962 560,129,018,788 17,020,195,243 104 123,666,808,826 128

Tài sản ngắn hạn khác 40,242,222,526 51,224,278,501 64,393,294,821 10,982,055,975 127 13,169,016,320 126

Tài sản dài hạn 473,221,541,528 578,139,113,597 855,063,599,138 104,917,572,069 122 276,924,485,541 148

Tài sản cố định 437,201,513,605 536,743,067,687 790,276,850,106 99,541,554,082 123 253,533,782,419 147

Tài sản dở dang dài hạn 7,506,415,354 4,286,497,610 33,472,034,902 -3,219,917,744 57 29,185,537,292 781

Đầu tư tài chính dài hạn 15,611,217,113 5,883,665,782 3,060,702,000 -9,727,551,331 38 -2,822,963,782 52

Tài sản dài hạn khác 19,498,247,290 29,807,882,518 26,645,212,130 10,309,635,228 153 -3,162,670,388 89 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 1,283,841,616,545 1,369,355,971,248 1,917,445,466,512 85,514,354,703 107 548,089,495,264 140 NGUỒN VỐN Nợ phải trả 994,683,040,237 1,038,793,095,188 1,562,189,459,545 44,110,054,951 104 523,396,364,357 150 Nợ ngắn hạn 823,934,780,661 769,462,993,046 1,040,409,034,848 -54,471,787,615 93 270,946,041,802 135 Nợ dài hạn 170,748,259,576 269,330,102,142 521,780,424,697 98,581,842,566 158 252,450,322,555 194 Vốn chủ sở hữu 261,691,120,237 330,562,876,060 355,256,006,967 68,871,755,823 126 24,693,130,907 107 Vốn chủ sở hữu 261,691,120,237 330,562,876,060 355,256,006,967 68,871,755,823 126 24,693,130,907 107 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 1,283,841,616,545 1,369,355,971,248 1,917,445,466,512 85,514,354,703 107 548,089,495,264 140

Qua bảng cân đối kế toán từ năm 2014 – 2016 . Nhìn chung tình hình tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm. Cụ thể năm 2015 giảm 19.403.217.366 đồng với tỷ trọng là 2% , năm 2016 tăng mạnh 217.165.009.723 so với năm 2015 với tỷ trọng là 34%. Với tình hình hiện tại thì đây là một vấn đề đáng lo ngại của công ty vì quản lý không ổn định tài sản của mình, tình hình này kéo dài sẽ ảnh lớn rất lớn đến quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của công ty . Trong cơ cấu nguồn vốn của nă 2015 so với 2014 có đến 44.110.054.951 đồng nợ phải trả trong khi đó vốn chủ sở hữu chỉ chiếm 68.871.755.823. Và nợ phải trả vượt vốn chủ sở hữu năm 2016 so với năm 2015 là 523.396.364.357 đồng . Việc nợ phải trả cao hơn vốn chủ sở hữu cho thấy khả năng tài chính của doanh nghiệp thấp và không tạo được uy tín doanh nghiệp dẫn đến rủi ro về mặc đầu tư vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn chung tài sản và nguồn vốn của công ty đều tăng dần qua các năm,điều này chứng tỏ rằng quy mô của công ty ngày càng lớn, làm ăn ngày càng phát triển. Điều này cũng cho thấy rằng từ năm 2014 đến 2016 công ty đã mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị để mở rộng sản xuất cũng như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được tăng lên.

Bảng 2.2 : Các chỉ tiêu tài chính cơ bản

Các chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016

1. Chỉ tiêu về khả năng thánh toán

Khả năng thanh toán ngắn hạn lần 0,98 0,76 1,02

Khả năng thanh toán nhanh lần 0,47 0,46 0,48

2. Chỉ tiêu về cơ cấu vốn

Nợ/Tổng tài sản lần 0,77 0,75 0,81 Nợ/Vốn chủ sở hữu lần 0,80 3,14 4,39 3. Chỉ tiêu về năng lực hoạt động Vòng quay tài sản lần 2,02 2,19 1,66 Vòng quay hàng tồn kho lần 5,57 6,08 5,14

Vòng quay khoản phải thu lần 8,67 12,21 8,86

3.Chỉ tiêu về khả năng sinh lợi

LNST/Vốn chủ sở hữu (ROE ) lần 0,24 0,22 0,20

LNST/Tổng tài sản ( ROA ) lần 0,05 0,05 0,03

Nhận xét :

+ Khả năng thanh toán ngắn hạn: có xu hướng tăng giảm không đều qua các năm . Cụ thể là năm 2015 giảm 0,22 lần so vơí năm 2014, tuy nhiên năm 2016 tăng 0,26 lần so với năm 2015. Qua các số liệu cho thấy khả năng thanh toán của công ty vẫn đang còn ở mức thấp, vẫn chưa thanh toán an toàn, vì vậy công ty cần tăng mạnh tốc độ doanh số và lợi nhuận để bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu, giảm các khoản nợ ngắn hạn và giảm lượng hàng tồn kho xuống mức hợp lý.

+ Khả năng thanh toán nhanh : Có xu hướng tăng, giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể là năm 2015 giảm 0,1 lần so với năm 2014 nhưng sau đó năm 2016 tăng lại 0,2 lần so với năm 2015. Tuy nhiên con số này quá thấp cho thấy khả năng thanh toán nợ ở mức thấp và không đảm bảo an toàn. Để tăng khả năng thanh toán nhanh doanh nghiệp cần tăng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm nợ ngắn hạn và sử dụng tài sản ngắn hạn có hiệu quả hơn.

- Chỉ tiêu về cơ cấu vốn :

+ Nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu : Có xu hướng tăng qua 3 năm . Cụ thể năm 2015 giảm 0,66 lần so với năm 2014 , tuy nhiên năm 2016 tăng 1,25 lần so với năm 2015.

+ Nợ phải trả/Tổng tài sản : Có xu hướng giảm . Qua 3 năm 2014 – 2016 giảm cụ thể là 0,96 lần . Tuy nhiên đây là con số quá nhỏ. Doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để giảm dần nợ phải trả tăng tài sản cũng như vốn chủ sở hữu của mình. Tạo được uy tín doanh nghiệp .

- Chỉ tiêu năng lực hoạt động :

+ Vòng quay tài sản : Có xu hướng tăng, giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2015 tăng 0,17 lần , năm 2016 giảm 0,53 lần so với năm 2015. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng của công ty không được tốt.

+ Vòng quay hàng tồn kho : Không ổn định qua các năm, năm 2015 tăng 0,51 lần so với năm 2014, năm 2016 giảm 0,94 lần . Điều này cho thấy công tác bán hàng của công ty chưa thật sự hiệu quả và ổn định nên dẫn đến tình trạng tăng giảm không ổn định qua các năm. Vì vậy công ty cần xác định mức dự trữ nguyên vật liệu hợp lý để nâng cao vòng quay hàng tồn kho.

+ Vòng quay khoản phải thu : Cũng như hai chỉ tiêu trên đều tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2015 tăng 3.54 lần so với năm 2014, chứng tỏ số tiền công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp marketing nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm may mặc tại công ty cổ phẩm dệt may hòa thọ (Trang 25)