Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhà hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm đồ uống nhà hàng pool house thuộc hyatt regency đà nẵng resort and spa (Trang 31 - 34)

1.2.5.1. Yếu tố chủ quan:

- Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những nhân tố quan trọng đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Nó là yếu tố đảm bảo về điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh được thực hiện. mỗi ngành, mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh để có thể hoạt động đòi hỏi phải có một hệ thống cơ sở vật chất kĩ thuật tương ứng. Đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, cơ sở vật chất kĩ thật bao gồm các công trình phục vụ việc lưu trú và ăn uống của du khách. Nó bao gồm công trình bên trong và bên ngoài khách sạn, tòa nhà, các trang thiết bị tiện nghi, máy móc, các Phuong tiện vận chuyển, hệ thống cấp thoát nước, hệ thống bưu chính lien lạc viễn thong, các vật dụng được sử dụng trong quá trình hoạt động kinh doanh của khách sạn. cơ sở vật chất kĩ thuật cuẩ khách sạn là điều kiện vật chất cơ bản giúp thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch tại các điểm du lịch. Cơ sở vật chất kĩ thuật của khách sạn góp phần làm tăng giá trị, sức hấp dẫn, khả năng khai thác triệt để và toàn diện tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch

- Nguồn nhân lực: quá trình tiêu dùng dịch vụ có sự tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên và khách hàng. Do đó, không chỉ trình độ chuyên môn nghiệp vụ mà thái độ của nhân viên cũng quyết định đến cảm nhận chất lượng của khách hàng, về lâu dài nó cũng sẽ tác động đến hiêu quả kinh doanh của khách sạn. để giảm thiểu những mâu thuẫn giữa nhân viên với khách thì

khách sạn cần phải quan tâm đến công tác tuyển dụng lao động: vấn đề tuyển chọn, đào tạo lao ddoongj phải được thực hiện dựa trên những tiêu chuẩn nhất định; quán triệt nguyên tắc phục vụ, quy trình phục vụ khách, khuyến khích thái độ tích cực của nhân viên nhất là đối với nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách ; huấn luyện nhân viên đối phó , xử lý lới những tình huống có thể xảy ra ngoài ý muốn

- Công tác tổ chức quản lý: công tác tổ chức quản lý trong khách sạn là một trong những hoạt động quan trọng bậc nhất của khách sạn, có thể xem là một công việc khó khan và đầy thử thách vì tỷ lệ thay đổi nhân công ở các vị trí khá lớn( hệ số luân chuyển lao động cao) so với các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất ra các sản phẩm dịch vụ phục vụ cho khách hàng thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị là tổ chức , sắp xếp nhân viên thành đội ngũ làm việc có hiệu quả. Từ đó, hình thành nên các nguyên tắc thực tiễn để đảm bảo công việc được thực hiện bởi một cách tốt nhất. trong hoạt động kinh doanh của khách sạn hướng tới mục đích cuối cùng là lợi nhuận, muốn như vậy thì khách sạn phải có một cơ cấu phù hợp với khách hàng của mình.

- Chất lượng dịch vụ:

Chất lượng dịch vụ là kết quả của một quá trình đánh giá tích lũy của khách hàng dựa trên sự so sánh giữa chất lượng mong đợi( hay dự đoán) và mức độ chất lượng khác hàng đã nhận được. hay có thể nói một cách khác: chất lượng dịch vụ luôn được so sánh với mức độ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng sau khi đã tiêu dùng dịch vụ. vậy chất lượng dịch vụ khách sạn theo cách tiếp nhận từ góc độ người tiêu dùng chính là mức độ thỏa mãn của khách hàng

1.2.6.2. Yếu tố khách quan:

- Giá cả là nhân tố khách quan ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của doanh nhiệp, nó tác động đén doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ và tác động đến đầu vào là giá trị vốn nguyên liệu hàng hóa và chi phí để tạo ra kết quả đó. Giá cả ngoại tệ tăng hoặc giảm đều có ảnh hưởng đến tiền tệ trong nước, do đó ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa và dịch vụ, nguyên liệu,

… Để đánh giá đúng thực chất hiệu quả kinh tế hoạt động kinh doanh cần phải loại trừ sự ảnh hưởng của yếu tố giá cả.

- Chế độ chính sách nhà nước:

Chính sách khuyến khích phát triển du lịch có tác động mạnh mẽ đến ngành du lịch khách sạn, nhờ đó ngành du lịch khách sạn sẽ được đầu tư và hoạt động có hiệu quả

Các chế độ về thuế, lãi suất ngân hàng, chính sách đầu tư, … có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp du lịch- khách sạn. nếu chế độ chính sách phù hợp sẽ tạo môi trường tốt cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và ngược lại

- Sự phát triển nèn sản xuất xã hội và môi trường kinh doanh, nền kinh tế của mỗi nước phát

triển là điều kiện có thu nhập quốc dân tăng, tạo ra nhiều điều kiện phát triển du lịch( cho cả cung và cầu du lich). Nền sản xuất phát triển là điều kiện nâng cao cơ sở hạ tầng, cung cấp cho ngành du lịch những phương tiện tiện nghi, trang thiết bị phục vụ và đầu tư ngày càng hiện đại. điều này có ý nghĩa nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

- Tính thời vụ:

Do điều kiện khí hậu, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí tạo ra các mùa du lịch, do vậy đến mùa du lịch tang cường cường độ khách du lịch, đòi hỏi các doanh nghiệp du lịch phải đầu tư, tang lao động, tang chi phí để đáp ứng nhu cầu khách du lịch, vì thế hiệu quả trong các ngày mùa thường là cao, ngược lại hết mùa vụ nhu cầu khách giảm do đó doanh thu của các doanh nghiệp du lịch giảm. Để khắc phục yếu tố thời vụ các nhà doanh nghiệp nên tìm phương hướng đầu tư vào mùa vụ, ngoài mùa vụ cho thích hợp để kéo dài mùa vụ hoặc giàm ngắn “mùa chết”, hạn chế những chi phí, nâng cao hiệu quả kinh tế.

- Thu nhập có ảnh hưởng đến sự lựa chọn loại sản phẩm và chất lượng đáp ứng, nghề nghiệp

tầng lớp xã hội tác động đến quan điểm và cách thức ứng xử trên thị trường , các yếu tố về dân tộc ,nền văn hoá phản ánh quan điểm và cách thức sử dụng sản phẩm , điều đó vừa yêu cầu đáp ứng tình riêng biệt vừa tạo cơ hội đa dạng hoá khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

- Các yếu tố văn hoá xã hội : Có ảnh hưởng lớn tới khách hàng cũng như hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp ,là yếu tố hình thành tâm lí, thị hiếu của người tiêu dùng .Thông qua yếu tố này cho phép các doanh nghiệp hiểu biết ở mức độ khác nhau về đối tượng phục vụ qua đó lưạ chọn các phương thức kinh doanh cho phù hợp

- Yếu tố khách hàng : Khách hàng là những người có nhu cầu và khả năng thanh toán về hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh . Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Khách hàng có nhu cầu rất phong phú và khác nhau tuỳ theo từng lứa tuổi, giới tính mức thu nhập, tập quán …Mỗi nhóm khách hàng có một đặc trưng riêng phản ánh quá trình mua sắm của họ. Do đó doanh nghiệp phải có chính sách đáp ứng nhu cầu từng nhóm cho phù hợp.

- Đối thủ canh tranh : Bao gồm các nhà sản xuất, kinh doanh cùng sản phẩm của doanh

nghiệp hoặc kinh doanh sản phẩm có khả năng thay thế. Đối thủ canh tranh có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp, doanh nghiệp có cạnh tranh được thì mới vó khả năng tồn tại ngược lại sẽ bị đẩy lùi ra khỏi thị trường , Cạnh tranh giúp doanh nghiệp có thể nâng cao hoạt động của mình phục vụ khách hàng tốt hơn ,nâng cao được tính năng động nhưng luôn trong tình trạng bị đẩy lùi.

- Người cung ứng : Đó là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước mà cung

cấp hàng hoá cho doanh nghiệp, người cung ứng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không phải nhỏ ,điều đó thể hiện trong việc thực hiện hợp đồng cung ứng, độ tin cậy về chất lượng hàng hoá, giá cả, thời gian, điạ điểm theo yêu cầu …

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm đồ uống nhà hàng pool house thuộc hyatt regency đà nẵng resort and spa (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w