Xu hướng phát triển của du lịch Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm đồ uống nhà hàng pool house thuộc hyatt regency đà nẵng resort and spa (Trang 75 - 78)

Du lịch Việt Nam bên cạnh duy trì các dòng sản phẩm du lịch chủ đạo như du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái và du lịch thành phố thì những dòng sản phẩm chuyên nghiệp cũng đang được tích cực nghiên cứu đẩy mạnh đặc biệt là những nơi có lợi thế so sánh, tổ chức phát triển các dòng sản phẩm này trong đó du lịch nghỉ dưỡng biển là một trong những sản phẩm rất chủ đạo và đang có ưu thế cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới, đang thu hút rất nhiều các dòng khách từ các thị trường gần cũng như thị trường xa và bước đầu chúng ta đã hình thành được Trung tâm nghỉ dưỡng biển của Việt Nam. Bên cạnh du lịch nghỉ dưỡng biển thì du lịch M.I.C.E cũng đang trở thành xu hướng, một sản phẩm chuyên nghiệp mà Việt Nam đang có lợi thế. Trong một bối cảnh mà du lịch thế giới gần đây có xu hướng mới mà trong xu hướng đó du lịch nghỉ dưỡng kết hợp tham dự các sự kiện, hội thảo, hội nghị… đang phát triển mạnh mẽ. Vì vậy tìm ra những giải pháp để phát triển du lịch M.I.C.E ở Đà Nẵng. Như chúng ta biết, Đà Nẵng, thành phố đang nổi lên như một điểm đến lý tưởng không chỉ đối với người dân Việt Nam mà còn đối với bạn bè khu vực và quốc tế. Các năm gần đây, sự phát triển đồng bộ của các cơ sở lưu trú 4-5 sao, các resorts, trung tâm hội nghị, trung tâm giải trí và cơ sở hạ tầng giao thông là các thế mạnh mà Đà Nẵng đang có so với các điểm đến khác. Có thể nói Đà Nẵng – một thành

phố biển rất độc đáo và đặc biệt có đầy đủ các yếu tố cần thiết để phát triển thành công loại hình du lịch M.I.C.E. Đà Nẵng có rất nhiều cơ hội phát triển và hội nhập quốc tế. Để có thể làm cho thương hiệu của thành phố rõ nét và chuyên nghiệp hơn, đưa ra 06 nhóm giải pháp để phát triển du lịch M.I.C.E tại Đà Nẵng: Giải pháp về thể chế, tổ chức; Giải pháp về cơ chế, chính sách phát triển du lịch M.I.C.E; Phát triển cơ sở hạ tầng; Phát triển nguồn nhân lực; Giải pháp về xúc tiến, quảng bá M.I.C.E Đà Nẵng và Giải pháp chủ động xúc tiến các đường bay quốc tế trực tiếp tới Đà Nẵng.

Trong năm 2017, Đà Nẵng sẽ đưa vào hoạt động nhiều sản phẩm mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng tiến độ phục vụ Tuần lễ APEC 2017 và du khách trong nước và nước ngoài. Với mục đích đem lại sản phẩm du lịch mới hấp dẫn, đáp ứng nhu cầu du khách trong năm 2017, Đà Nẵng đang nỗ lực nâng cấp cơ sở hạ tầng và sẽ chính thức khởi động nhiều hoạt động du lịch phong phú liên quan đến ứng dụng công nghệ tiện ích, hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, hạ tầng giao thông, những chương trình du lịch mới, lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc đan xen với nhiều sự kiện văn hóa bắt kịp xu hướng hội nhập quốc tế...

Điểm mới đáng chú đầu tiên là để tạo sự thuận tiện cho du khách, ứng dụng du lịch trên thiết bị di động Danang Fanasticity dự kiến đưa vào sử dụng đầu năm 2017 với các tiện ích dễ dàng nắm bắt thông tin nổi bật về sự kiện, các điểm du lịch tại thành phố. Thêm vào đó, khi du khách cung cấp đầy đủ thông tin yêu cầu, ứng dụng sẽ tạo mới hành trình cho người dùng tham khảo, sử dụng trong chuyến đi của mình và đặc biệt là có thể xem bất cứ lúc nào mà không cần wifi. Ngoài ra, Danang Pass (thẻ tiêu dùng cho du khách, sự dụng tại các địa điểm có hệ thống ở Đà Nẵng) sẽ đưa vào sử dụng trong quý I, II/2017 với mục đích hình thành cơ sở thống kê lượng khách và mức độ chi dùng của du khách, giúp thuận tiện và an toàn trong thanh toán.

Liên quan đến hạ tầng giao thông, nhà ga quốc tế sân bay Đà Nẵng sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động trong tháng 3-2017 với 40 quầy thủ tục hàng không, 20 quầy xuất cảnh, 22 quầy nhập cảnh, 10 cửa ra tàu bay, dự kiến đón từ 4-6 triệu khách/năm.

Xây dựng Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ lớn của Việt Nam, chuẩn bị cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng “dịch vụ – công nghiệp – nông nghiệp”.

- Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố. Sớm xây dựng Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch, gắn với tổng thể du lịch Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam – Tây Nguyên, trong mối quan hệ quốc gia và khu vực Đông Nam Á. - Tiếp tục đầu tư xây dựng, phát triển hạ tầng du lịch một cách đồng bộ, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước, hình thành các trung tâm du lịch biển quốc tế như: xây dựng bán đảo Sơn Trà thành khu du lịch lớn đặc thù với các dịch vụ thể thao trên biển, cáp treo…; phát triển khu vực Nam Furama – Non Nước thành khu du lịch quốc tế lớn, chất lượng cao; xây dựng khu Làng Vân, Nam Ô thành khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng lớn; phát triển vệt ven biển Liên Chiểu – Thuận Phước, vệt đường Phạm Văn Đồng và ven biển khu vực Mỹ Khê, Bắc Mỹ An, hình thành các khu phức hợp, dịch vụ, mua sắm, nhà hàng, giải trí…; phát triển một số khách sạn lớn tại trung tâm thành phố và hai bên sông Hàn, khu đảo xanh và xây tượng đài Quảng trường 2 tháng 9… - Phát triển các dịch vụ giải trí, ưu tiên giải trí cao cấp như: casino, sân golf, thể thao giải trí trên biển (thuyền buồm, lướt sóng, lặn biển; xây dựng các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tắm nước khoáng nóng; phát triển các tour, tuyến du lịch mới… Nâng cấp khu du lịch Ngũ Hành Sơn thành sản phẩm du lịch văn hóa – sinh thái đặc thù; phát triển làng đá mỹ nghệ, xây dựng công viên, vườn tượng, tôn tạo các di tích chùa chiền, hang động… Xây dựng phố đi bộ, phố ẩm thực, phố du lịch, các dịch vụ giải trí về đêm phong phú để thu hút và phục vụ du khách. Xây dựng tuyến du lịch sinh thái sông Hàn, tàu du lịch cao tốc, du thuyền, nhà hàng nổi, tour du lịch sinh thái sông Cu Đê – Trường Định…

- Xây dựng các sản phẩm du lịch làng văn hóa dân tộc đặc thù, phục hồi các thiết chế làng văn hóa dân tộc như: nhà Gươl, nhà sàn, các lễ hội của đồng bào Cơ Tu… Tổ chức các sự kiện và lễ hội văn hóa – lịch sử – du lịch truyền thống của địa phương theo định kỳ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh sản phẩm đồ uống nhà hàng pool house thuộc hyatt regency đà nẵng resort and spa (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w