Thực trạng kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Nanan resort

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại nhà hàng thuộc naman resort (Trang 50)

2.3.1. Tình hình biến động nguồn khách của resort

BẢNG 2.3.1. TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG KHÁCH CỦA RESORT

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2016/2015 Số lượng % Số lượng % +/- % 1. Tổng lượt khách Lượt khách 44,600 100% 51,570 100% 6,970 15.63% - Quốc tế 41,574 93.22% 47,615 92.33% 6,041 14.53% - Nội địa 3,026 6.78% 3,955 7.67% 929 30.7% 2. Tổng ngày khách Ngày khách 75,845 100% 89,636 100% 13,791 18.18% - Quốc tế 71,460 94.22% 83,808 93.49% 12,348 17.30 - Nội địa 4,385 5.78% 5,828 6.5% 1,443 32.91%

3. Thời gian lưu trú bình quân

Ngày 1.70 1.74

- Quốc tế 1.71 1.76

- Nội địa 1.45 1.47

Nhận xét:

Qua bảng 2.3.1 ta thấy tình hình khách đền resort qua mỗi năm có xu hướng tăng về tổng số lượt khách, số ngày khách và số thời gian lưu trú của khách.

- Về tổng số lượt khách: Năm 2016/2015 số lượt khách tăng lên 15.63% tương ứng với 6,970 lượt. Mức sống của con người ngày càng cao nên nhu cầu đi du lịch ngày càng gia tăng, chính vì vậy mà ngành du lịch của Đà Nẵng ngày một phát triển. Hơn nữa Naman resort là điểm đến lý tưởng cho khách đi du lịch nghỉ dưỡng, bởi vì Naman được thiết kế theo lối kiến trúc bằng tre, tạo cho du khách có cảm giác được hòa mình với thiên nhiên, cùng với đội ngũ nhân viên phục vụ tận tình chu đáo để lại trong lòng khách hàng những ấn tượng tốt,

chính vì vậy mà Naman được du khách đánh giá rất cao trên tripadvisor. Nhờ đó mà Naman được nhiều người biết đến hơn, nên lượng khách đến Naman ngày một gia tăng.

Cụ thể là lượng khách quốc tế tăng 14.53% tương ứng với 6,041 lượt và khách nội địa tăng 30.7 % tương ứng với 929 lượt. Lượng khách quốc tế đến Naman chiếm tỷ trọng cao hơn so với khách nội địa. Năm 2016 lượng khách quốc tế chiếm 92.33%, trong khi đó khách nội địa chỉ chiếm 7.67%. Với mức sống càng ngày càng cao thì nhu cầu đi du lịch của khách nội địa lại cao. Chính vì vậy chúng ta cần có những chính sách để thu hút thêm khách nội địa.

- Về ngày khách: số lượt khách qua các năm có sự thay đổi cũng kéo theo số ngày khách cũng thay đổi theo. Năm 2016 số ngày khách tăng 18.18% tương ứng với 13,791 ngày. Trong đó số ngày khách quốc tế tăng 17.30% tương ứng với 12,348 ngày và khách nội địa tăng 32.91% tương ứng với 1,443 ngày.

- Về thời gian lưu trú bình quân: dựa vào bảng số liệu thì ta nhận thấy thời gian lưu trú tại resort có sự ổn định, trung bình là từ 1 -2 ngày khi khách đến resort. Trong đó khách quốc tế có thời gian lưu trú lâu hơn khách nội địa, nhưng không nhiều.

Nhìn chung, tình hình lượt khách đến resort trong 2 năm có sự biến động lớn và lượt khách đến resort chiếm phần lớn là khách quốc tế. Và hơn hết resort chúng ta chủ yếu kinh doanh theo hình thức nghỉ dưỡng nhưng số ngày khách lưu trú tại resort thì quá ít. Chính vì vậy resort cần đưa ra những chính sách để thu hút được khách nội địa và tăng số ngày lưu trú của khách khi đến resort chúng ta.

2.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của resort:

BẢNG 2.3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA RESORT

Chỉ tiêu ĐVT

2015 2016

2016/2015

SL % SL % +/- %

- DT lưu trú tỷ đồng 144,26 61,37 193,584 62,20 49,324 34,19 - DT ăn uống tỷ đồng 68,452 29,12 91,75 29,48 23,298 34,04 - DT dịch vụ khác tỷ đồng 22,355 9,51 25,894 8,32 3,539 15,83 2. Tổng chi phí tỷ đồng 154,341 65,66 201,333 64,69 46,992 30,45 3. Lợi nhuận tỷ đồng 80,726 34,34 109,895 35,31 29,169 36,13 4. Nộp ngân sách tỷ đồng 16,145 6,87 24,1769 7,77 8,032 49,75 5. Lợi nhuận sau

thuế tỷ đồng 64,581 27,47 85,7181 27,54 21,137 32,73

(Nguồn: phòng kinh doanh tại Naman resort) Nhận xét:

Nhìn vào bảng 2.3.2 ta có thể thấy tổng doanh thu của năm 2016 đã tăng một bậc khá đáng kể so với 2015 ví dụ như tổng doanh thu 2015 là 235,067 tỷ so với 2016 là 311,228 tỷ, tăng 32.4% so với năm 2015. Doanh thu từ dịch vụ lưu trú chiếm tỉ trọng cao nhất, nó chiếm 62,20 % trong tổng doanh thu năm 2016, và tăng 49,324 tỷ so với năm 2015. Có được như vậy là nhờ lượt khách đến với resort năm 2016 tăng lên đáng kể và khách cũng đã bắt đầu sử dụng dịch vụ nhiều hơn. Bên cạnh đó là những nổ lực không ngừng của ban lãnh đạo resort trong việc đàm phán, làm việc với các đối tác để đem đến nguồn khách ổn định cho resort. Hơn nữa cũng không thể không nói đến đội ngũ nhân viên phục vụ khách tận tình và để lại trong lòng khách những ấn tượng sâu sắc, đem lại cho khách sự hài lòng tuyệt đối.

Doanh thu tăng khá cao nhưng vì chi phí cũng quá cao nên lợi nhuận của Naman rất thấp. Vì vậy, năm 2016 lợi nhuận trước thuế chỉ còn 109,895 tỷ đồng. Mặc dù chi phí có xu hướng giảm nhưng không đáng kể nên dẫn đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn không được tốt lắm. Chính vì vậy ban lãnh đạo cần đưa ra những chính sách để giảm bớt chi phí, có như vậy thì việc kinh doanh mới có hiệu quá.

Nhìn chung hoạt động kinh doanh trong thời gian qua của Resort đang trong đà phát triển tốt vì Naman Resort là một trong những Resort mới của thành phố Du lịch Đà Nẵng, nhưng Naman càng ngày càng được du khách trong và ngoài nước biết đến và và lựa chọn dịch vụ tại đây. Chiến lược trong tương lai của resort là vẫn tiếp tục phát huy hơn nữa lợi thế

kinh doanh này vì nó luôn mang lại nguồn doanh thu lớn cho resort. Tuy nhiên, để thu hút khách ngày càng nhiều thì Resort cần phải có biện pháp để đầu tư thêm cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị cho nhà hàng cũng như nâng cao chất lượng phục vụ hơn nữa để có thể đáp ứng nhu cầu cho lượng khách đông hơn.

2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Naman resort:

2.4.1. Đánh giá hiệu quá hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Naman resort thông qua một số chỉ tiêu: qua một số chỉ tiêu:

Dựa vào bảng 2.3.2 ta thấy doanh thu từ dịch vụ ăn uống năm 2016 có xu hướng tăng 34.04% tương ứng với 23,298 tỷ so với năm 2015. Doanh thu từ dịch vụ ăn uống năm 2016 chiếm tỷ trọng 29,48% so với tổng doanh thu, chỉ đứng sau doanh thu dịch vụ lưu trú. Điều này cho thấy resort đã thành công trong việc phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống phù hợp với nhu cầu của thị trường, khẳng định được uy tín và chất lượng phục vụ của mình.

Doanh thu từ dịch vụ lưu trú gấp đôi doanh thu từ dịch vụ ăn uống. Doanh thu lưu trú năm 2016 là 193,584 tỷ, trong khi đó doanh thu ăn uống chỉ có 91,75 tỷ. Điều này cho thấy khách lưu trú tại resort vẫn chưa chi tiêu nhiều cho việc ăn uống tại resort. Chính vì vậy resort cần đưa ra những chương trình khuyến mãi để kích cầu khách lưu trú chi tiêu nhiều hơn.

BẢNG 2.4.1.1. DOANH THU ĂN UỐNG TẠI NAMAN RESORT

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2016/2015 SL % SL % +/- % Tổng doanh thu tỷ đồng 68,452 100.00 91,75 100.00 23,298 34.04 Tổng chi phí tỷ đồng 45,597 66.61 53,894 58.74 8,297 18.20 Chi phí ăn uống tỷ đồng 13,314 19.45 15,978 17.41 2,664 20.01 Chi phí nhân tỷ đồng 20,967 30.63 27,697 30.19 6,73 32.10

công

Chi phí khác tỷ đồng 11,316 16.53 10,219 11.14 (1,097) (9.69)

Lợi nhuận tỷ đồng 22,855 33.39 37,856 41.26 15,001 65.64

(Nguồn: Phòng kinh doanh tại Naman resort)

Theo bảng 2.4.1 ta thấy tổng chi phí năm 2015 chiếm 66.61% tương ứng với 45,597 tỷ, trong khi đó tổng chi phí năm 2016 chiếm 58.74% tương ứng với 53,894 tỷ so với tổng doanh thu của nhà hàng. Tổng chi phí năm 2016 của nhà hàng có xu hướng giảm 8,297 tỷ so với năm 2015. Chi phí ăn uống có xu hướng tăng, năm 2015 là 13,314 tỷ, đến năm 2016 là 15,978 tỷ, tăng 2,664 tỷ so với năm 2015. Chi phí ăn uống tăng lên vì lượng khách đến resort năm 2016 cao hơn so với năm 2015. Chính vì vậy chí phí ăn uống cũng phải tăng theo. Cũng như chi phí ăn uống thì chi phí nhân công cũng tăng theo. Chi phí nhân công năm 2015 là 20,967 tỷ, năm 2016 là 27,697 tỷ tăng 6,73 tỷ so với năm 2015. Vì số lượng khách tăng cao nên cần có thêm nguồn nhân lực để phục vụ cho khách tốt hơn. Chính vì vậy thì chi phí nhân công cũng phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho nhà hàng. Trong khi đó các chi phí khác có xu hướng giảm, năm 2015 là 11,316 tỷ, năm 2016 là 10,219 tỷ giảm 1,097 tỷ so với năm 2105. Điều này cho thấy nhà hàng đã kiểm soát được chi phí của mình, nhưng chưa hiệu quả. Về lợi nhuận: Lợi nhuận năm 2105 chiếm 33.39% tương ứng với 22,855 tỷ, năm 2016 chiếm 41.26% tương ứng với 37,856 tỷ so với tổng doanh thu của nhà hàng. Qua bảng 2.4.1 ta thấy lợi nhuận năm 2016 tăng 15,001 tỷ so với năm 2015. Điều này cho thấy nhà hàng kinh doanh có hiệu quả. Nhưng so với tổng doanh thu thì lợi nhuận vẫn còn rất thấp vì chi phí còn quá cao. Để nhà hàng tăng được lợi nhuận thì ban giám đốc nhà hàng nên cân nhắc lại các khoản chi phí.

BẢNG 2.4.1.2. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI NAMAN RESORT

2015 2016

Về doanh thu

Công suất sử dụng chỗ ngồi 15% 17%

Vòng quay bàn 0,0002 0,0003

Doanh thu trung bình trên 1 khách 1,534,798 (triệu đồng) 1,779,135 (triệu đồng)

Về chi phí

Chi phí ăn uống 19% 17%

Chi phí nhân công 31% 30%

Nhận xét:

- Về hiệu quả kinh doanh: theo như bảng 2.4.1.2 ta thấy hiệu quả kinh doanh của năm 2015 và năm 2016 đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh ăn uống 2 năm vừa qua của resort có lãi. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của năm 2016 cao hơn năm 2015, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh nhà hàng ngày một tăng nhưng vẫn chưa cao.

- Về công suất sử dụng chỗ ngồi: công suất sử dụng chỗ ngồi năm 2016 cao hơn năm 2015 nhưng không đáng kể. Công suất sử dụng chỗ trong 2 năm vừa qua đều thấp, điều này cho thấy công suất sử dụng chỗ ngồi tại nhà hàng vẫn chưa được hiệu quá.

- Về vòng quay bàn: vòng quay bàn qua 2 năm đều rất thấp, số vòng quay bàn chưa được 1 vòng.

- Về doanh thu trung bình trên 1 khách: doanh thu trung bình trên 1 khách có xu hướng tăng qua 2 năm, từ 1,534,798 triệu đồng lên đến 1,779,135 triệu đồng. Ta thấy doanh thu trung bình trên 1 khách có tăng nhưng không đáng kể, việc chi tiêu của khách hàng tại resort như vậy là vẫn chưa cao.

- Về chi phí nhân công và chi phí ăn uống: đều có xu hướng giảm qua 2 năm, nhưng chi phí nhân công cao gần gấp đôi chi phí ăn uống, chính vì vậy resort cần cắt bớt lượng nhân viên chính thức, thay vào đó là các nhân viên thời vụ. Có như vậy resort mới có thể giảm bớt được chi phí nhân công.

=> Qua các chỉ tiêu trên ta thấy resort vẫn chưa khai thác triệt để được cơ sở vật chất hiện có, việc chi tiêu của khách hàng còn quá thấp. Chính vì vậy ban lãnh đạo cần có những

phương hướng, chính sách điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của resort trong thời gian đến.

2.4.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh:Hệ thống sản phẩm Hệ thống sản phẩm

Mỗi buổi sáng nhà hàng sẽ tổ chức các buffee vào lúc 8h00 đến 10h30. Đối với các khu vực còn lại là Sitini Bar và coffee club chủ yếu phục vụ các món ăn nhẹ và phục vụ cho khách. Đặc biệt là Sitini Bar, nơi đây cung cấp các loại thức uống, cocktail và phục vụ các món ăn nhẹ cho du khách. Sitini bar được xây dựng bên cạnh khu hồ bơi, nên khách có thể vừa tắm nắng vừa có thể thưởng thức những ly cocktail mát lạnh.

Nhà hàng của Resort cung cấp tất cả các món ăn theo các thực đơn khác nhau mang phong cách Châu Âu và Châu Á. Hiện nay thì nhà hàng đang sử dụng hai kiểu Menu chính là Alacarte và Set menu.

- Đối với thực đơn Alacarte thì danh mục các món ăn được chia theo nhiều phong cách cũng như nhiều loại khác nhau dựa vào cơ cấu món ăn, đặc điểm vùng miền, đặc điểm món ăn hay dựa vào nguyên liệu...Và nó được trình bày dưới dạng tập gấp, song ngữ Anh- Việt, rất thuận lợi cho việc quan sát và tìm các món ăn hợp với khẩu vị của từng khách. Loại thực đơn Alacarte của nhà hàng chủ yếu chỉ dành để phục vụ cho đối tượng khách lẽ là chính. Vì số lượng khách ít, nhà hàng sẽ đáp ứng được nhanh hơn và chủ động trong việc chuẩn bị các nguyên vật liệu chế biến món ăn.

- Đối với Set Menu thì nhà hàng chủ yếu để phục vụ cho đối tượng khách đoàn, khách của các công ty lữ hành đã có ký kết hợp đồng với Resort. Trong Set Menu thì nhà hàng cũng có những loại khách khác nhau chủ yếu là chia theo quốc gia gồm Set Menu Việt và Set Menu Âu. Có như vậy thì nhà hàng mới có thể tối đa hóa sự hài lòng của khách.

Ngoài việc nhà hàng cung cấp những món ăn phục vụ khách đang lưu trú tại Resort thì nhà hàng còn cung cấp những dịch vụ tổ chức tiệc, hội nghịm hội thảo cho các đơn vị tổ chức kinh doanh có nhu cầu. Tuy nhiên nhà hàng vẫn chưa tập trung khai thác đối tượng này, vì Naman resort kinh doanh theo hình thức nghĩ dưỡng là chủ yếu.

Bên cạnh dịch vụ chính là ăn uống trong hệ thống sản phẩm của mình thì nhà hàng cũng cố gắng đẩy mạnh các dịch vụ bổ sung đi kèm với các hoạt động ăn uống để tạo ấn tượng với khách và thu hút khách đến với nhà hàng nhiều hơn nữa. Điểm nhấn trong quá trình phục vụ khách tại nhà hàng đó chính là các tiết mục văn nghệ trong thời gian khách sử dụng dịch vụ ăn uống của nhà hàng.

Có thể nói, với hệ thống sản phẩm của nhà hàng hiện tại chưa phải là phong phú, đa dạng nhưng trong thời gian đến muốn du khách lưu trú tại Resort lâu hơn cũng như sử dụng nhiều hơn các dịch vụ ăn uống của nhà hàng thì nhà hàng nên có những biện pháp đế hoàn thiện sản phẩm của mình hơn nữa để nâng cao khả năng thu hút khách, tránh tình trạng gây ra sự nhàm chán cho khách.

Chất lượng sản phẩm:

Chất lượng sản phẩm đóng vai trò quyết định sự sống còn của nhà hàng, bởi lẽ không có du khách nào chấp nhận được nhà hàng chế biến những món ăn không hợp với khẩu vị của mình. Chất lượng sản phẩm của nhà hàng được quyết định từ khâu mua nguyên vật liệu đến lúc khách thưởng thức xong các món ăn. Chính vì những yếu tố đó mà ban lãnh đạo nhà hàng đã rất quan tâm đến việc này.

Trong công tác mua nguyên vật liệu thì trưởng bộ phận nhà hàng và bếp trưởng đã phối hợp với nhau để đưa ra quyết định cần mua những loại nguyên liệu nào,chất lượng như thế nào, từ đó mới chuyển qua cho bộ phận kho để đi mua hàng. Trong quá trình phục vụ ăn uống của khách, nhà hàng cũng đã có những quan tâm đặc biệt cho chất lượng của sản phẩm bằng việc phát những phiếu điều tra do bộ phận nhà hàng thiết kế. Trong đó có tất cả những

câu hỏi trưng cầu ý kiến của khách hàng về sản phẩm của nhà hàng. Những ý kiến khen, chê của khách đều được trưởng bộ phận nhà hàng tổng hợp lại và phối hợp với bộ phận bếp để

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại nhà hàng thuộc naman resort (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w