Đánh giá hiệu quá hoạt động kinh doanh dịch vụ ăn uống

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại nhà hàng thuộc naman resort (Trang 53 - 56)

qua một số chỉ tiêu:

Dựa vào bảng 2.3.2 ta thấy doanh thu từ dịch vụ ăn uống năm 2016 có xu hướng tăng 34.04% tương ứng với 23,298 tỷ so với năm 2015. Doanh thu từ dịch vụ ăn uống năm 2016 chiếm tỷ trọng 29,48% so với tổng doanh thu, chỉ đứng sau doanh thu dịch vụ lưu trú. Điều này cho thấy resort đã thành công trong việc phát triển các loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống phù hợp với nhu cầu của thị trường, khẳng định được uy tín và chất lượng phục vụ của mình.

Doanh thu từ dịch vụ lưu trú gấp đôi doanh thu từ dịch vụ ăn uống. Doanh thu lưu trú năm 2016 là 193,584 tỷ, trong khi đó doanh thu ăn uống chỉ có 91,75 tỷ. Điều này cho thấy khách lưu trú tại resort vẫn chưa chi tiêu nhiều cho việc ăn uống tại resort. Chính vì vậy resort cần đưa ra những chương trình khuyến mãi để kích cầu khách lưu trú chi tiêu nhiều hơn.

BẢNG 2.4.1.1. DOANH THU ĂN UỐNG TẠI NAMAN RESORT

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2016/2015 SL % SL % +/- % Tổng doanh thu tỷ đồng 68,452 100.00 91,75 100.00 23,298 34.04 Tổng chi phí tỷ đồng 45,597 66.61 53,894 58.74 8,297 18.20 Chi phí ăn uống tỷ đồng 13,314 19.45 15,978 17.41 2,664 20.01 Chi phí nhân tỷ đồng 20,967 30.63 27,697 30.19 6,73 32.10

công

Chi phí khác tỷ đồng 11,316 16.53 10,219 11.14 (1,097) (9.69)

Lợi nhuận tỷ đồng 22,855 33.39 37,856 41.26 15,001 65.64

(Nguồn: Phòng kinh doanh tại Naman resort)

Theo bảng 2.4.1 ta thấy tổng chi phí năm 2015 chiếm 66.61% tương ứng với 45,597 tỷ, trong khi đó tổng chi phí năm 2016 chiếm 58.74% tương ứng với 53,894 tỷ so với tổng doanh thu của nhà hàng. Tổng chi phí năm 2016 của nhà hàng có xu hướng giảm 8,297 tỷ so với năm 2015. Chi phí ăn uống có xu hướng tăng, năm 2015 là 13,314 tỷ, đến năm 2016 là 15,978 tỷ, tăng 2,664 tỷ so với năm 2015. Chi phí ăn uống tăng lên vì lượng khách đến resort năm 2016 cao hơn so với năm 2015. Chính vì vậy chí phí ăn uống cũng phải tăng theo. Cũng như chi phí ăn uống thì chi phí nhân công cũng tăng theo. Chi phí nhân công năm 2015 là 20,967 tỷ, năm 2016 là 27,697 tỷ tăng 6,73 tỷ so với năm 2015. Vì số lượng khách tăng cao nên cần có thêm nguồn nhân lực để phục vụ cho khách tốt hơn. Chính vì vậy thì chi phí nhân công cũng phải tăng lên để đáp ứng nhu cầu cho nhà hàng. Trong khi đó các chi phí khác có xu hướng giảm, năm 2015 là 11,316 tỷ, năm 2016 là 10,219 tỷ giảm 1,097 tỷ so với năm 2105. Điều này cho thấy nhà hàng đã kiểm soát được chi phí của mình, nhưng chưa hiệu quả. Về lợi nhuận: Lợi nhuận năm 2105 chiếm 33.39% tương ứng với 22,855 tỷ, năm 2016 chiếm 41.26% tương ứng với 37,856 tỷ so với tổng doanh thu của nhà hàng. Qua bảng 2.4.1 ta thấy lợi nhuận năm 2016 tăng 15,001 tỷ so với năm 2015. Điều này cho thấy nhà hàng kinh doanh có hiệu quả. Nhưng so với tổng doanh thu thì lợi nhuận vẫn còn rất thấp vì chi phí còn quá cao. Để nhà hàng tăng được lợi nhuận thì ban giám đốc nhà hàng nên cân nhắc lại các khoản chi phí.

BẢNG 2.4.1.2. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG TẠI NAMAN RESORT

2015 2016

Về doanh thu

Công suất sử dụng chỗ ngồi 15% 17%

Vòng quay bàn 0,0002 0,0003

Doanh thu trung bình trên 1 khách 1,534,798 (triệu đồng) 1,779,135 (triệu đồng)

Về chi phí

Chi phí ăn uống 19% 17%

Chi phí nhân công 31% 30%

Nhận xét:

- Về hiệu quả kinh doanh: theo như bảng 2.4.1.2 ta thấy hiệu quả kinh doanh của năm 2015 và năm 2016 đều lớn hơn 1. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh ăn uống 2 năm vừa qua của resort có lãi. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của năm 2016 cao hơn năm 2015, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh nhà hàng ngày một tăng nhưng vẫn chưa cao.

- Về công suất sử dụng chỗ ngồi: công suất sử dụng chỗ ngồi năm 2016 cao hơn năm 2015 nhưng không đáng kể. Công suất sử dụng chỗ trong 2 năm vừa qua đều thấp, điều này cho thấy công suất sử dụng chỗ ngồi tại nhà hàng vẫn chưa được hiệu quá.

- Về vòng quay bàn: vòng quay bàn qua 2 năm đều rất thấp, số vòng quay bàn chưa được 1 vòng.

- Về doanh thu trung bình trên 1 khách: doanh thu trung bình trên 1 khách có xu hướng tăng qua 2 năm, từ 1,534,798 triệu đồng lên đến 1,779,135 triệu đồng. Ta thấy doanh thu trung bình trên 1 khách có tăng nhưng không đáng kể, việc chi tiêu của khách hàng tại resort như vậy là vẫn chưa cao.

- Về chi phí nhân công và chi phí ăn uống: đều có xu hướng giảm qua 2 năm, nhưng chi phí nhân công cao gần gấp đôi chi phí ăn uống, chính vì vậy resort cần cắt bớt lượng nhân viên chính thức, thay vào đó là các nhân viên thời vụ. Có như vậy resort mới có thể giảm bớt được chi phí nhân công.

=> Qua các chỉ tiêu trên ta thấy resort vẫn chưa khai thác triệt để được cơ sở vật chất hiện có, việc chi tiêu của khách hàng còn quá thấp. Chính vì vậy ban lãnh đạo cần có những

phương hướng, chính sách điều chỉnh kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của resort trong thời gian đến.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại nhà hàng thuộc naman resort (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w