.Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại nhà hàng thuộc naman resort (Trang 72 - 81)

Chỉ tiêu năng suất lao động tại bộ phận kinh doanh ăn uống của Naman cho thấy năng suất lao động tại bộ phận này là khá cao. Song nhìn vào thực tế vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục.

Đối với ngành kinh doanh khách sạn, chất lượng phục vụ tuyệt hảo mang lại cho khách hàng chủ yếu là do kết quả lao động sống của đội ngũ nhân viên phục vụ mà không thể thay thế bằng máy móc hay cơ khí hoá được. Do nhân viên thường xuyên phải tiếp xúc trực

tiếp với khách nên yêu cầu về chuyên môn, trình độ ngoại ngữ và khả năng giao tiếp phải tốt. Việc tạo được ấn tượng tốt hay xấu, có thoả mãn nhu cầu khách hàng về phục vụ hay không là phụ thuộc vào đội ngũ nhân viên.

Năng suất lao động tại bộ phận này là khá cao. Điều đó thể hiện sự nỗ lực cố gắng không ngừng của cán bộ, công nhân viên bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn. Trong thực tế thì Naman đã có nhiều giải pháp để đào tạo đội ngũ nhân viên của mình nhưng để nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống hơn nữa, Naman resort có một số giải pháp mới để không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên bộ phận bàn, bar, bếp. Nội dung cụ thể như sau:

- Khi tuyển chọn nhân viên vào làm việc, resort cần kiểm tra chặt chẽ về trình độ chuyên môn, tối thiểu họ phải là những người đã học qua các lớp đào tạo về nghiệp vụ phục vụ khách sạn, có trình độ ngoại ngữ khá, khả năng giao tiếp tốt, có lòng yêu nghề và có ngoại hình cân đối.

- Theo định kỳ mở các lớp nâng cao trình độ quản lý cho các tổ trưởng và tổ phó của bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống.

- Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ phục vụ, ngoại ngữ và khả năng giao tiếp cho các nhân viên phục vụ tại bàn, bar. Lập kế hoạch cụ thể lựa chọn sắp xếp theo thứ tự ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng: nhân viên nào cần được đào tạo bồi, dưỡng trước, nhân viên nào nên đào tạo, bồi dưỡng sau. Khi đã lựa chọn được người cần đào tạo, bồi dưỡng thì resort nên sắp xếp thời gian, phương thức tiến hành, cung cấp nội dung đào tạo…để đào tạo, bồi dưỡng cho nhân viên đạt kết quả cao.

- Resort cần có chính sách khen thưởng kịp thời như hàng tháng có bình bầu nhân viên xuất sắc, nếu ai đạt được danh hiệu thì được biểu dương khen thưởng thoả đáng và được đưa lên bảng tin đơn vị. Từ đó sẽ khuyến khích động viên các nhân viên và để những nhân viên khác cố gắng làm việc có trách nhiệm, chịu khó học hỏi để nâng cao tay nghề. Đồng

thời, phải có hình thức xử phạt thích đáng với những nhân viên làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố tình vi phạm nội quy đề ra hoặc có hành vi không phải với khách để một mặt tránh ảnh hưởng đến hoạt động và uy tín của khách sạn, mặt khác để cho các nhân viên rút kinh nghiệm.

- Resort cần thường xuyên tổ chức các cuộc thi tay nghề cho các nhân viên trong phạm vi khách sạn mình, đồng thời khuyến khích nhân viên tích cực tham gia các cuộc thi tay nghề do Tổng cục Du lịch tổ chức. Qua đây các nhân viên có thể biết được trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình đạt ở mức nào, động viên tinh thần cho các nhân viên để họ cảm thấy yêu quý công việc của mình hơn.

- Bên cạnh việc đào tạo bồi dưỡng cho nhân viên về chuyên môn nghiệp vụ, Ban quản lý Naman mà trực tiếp là Ban quản lý bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống cần thường xuyên và tăng cường hơn nữa việc giáo dục ý thức trách nhiệm và tác phong làm việc của nhân viên. Họ phải rèn luyện cho nhân viên của mình có thái độ coi công việc của khách sạn, mọi tài sản của khách sạn cũng là công việc, tài sản của cá nhân mỗi người: luôn luôn hết mình vì công việc của resort, có ý thức giữ gìn bảo vệ tài sản của resort. Các nhà quản lý phải giúp cho nhân viên của họ nhận thức được rằng: hiệu quả kinh doanh của resort phụ thuộc rất lớn vào ý thức làm việc, tinh thần trách nhiệm của mỗi nhân viên. Nếu hiệu quả kinh doanh của resort ngày càng tốt thì đồng nghĩa với việc thu nhập mỗi nhân viên ngày càng cao và chắc chắn đời sống của mỗi nhân viên được cải thiện. Về tác phong phục vụ của nhân viên còn chậm, thái độ phục vụ chưa thật sự niềm nở, nhiệt tình với khách. Việc khách có cảm thấy ngon miệng, thoải máivà vui lòng khi thanh toán, đồng thời quyết định quay lại khách sạn hay không là phụ thuộc rất lớn vào thái độ phục vụ của nhân viên. Như chúng ta đã biết: chất lượng phục vụ bao gồm chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ. Chất lượng dịch vụ là yếu tố có thể dễ dàng cảm nhận, đánh giá và so sánh được nhưng thái độ phục vụ là những cái vô

hình khó lượng hoá nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng phục vụ của khách sạn mà chất lượng phục vụ tốt hay xấu sẽ quyết định sự “sống”, “còn” của doanh nghiệp resort.

- Việc giáo dục ý thức cho nhân viên còn thể hiện ở việc rèn luyện cho nhân viên một tinh thần làm việc có tập thể. Qua thời gian thực tập tại resort em nhận thấy nhân viên tại bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống của khách sạn làm việc có chuyên môn nghiệp vụ nhưng thái độ phục vụ khách chưa nhiệt tình, vui vẻ, đặc biệt là các nhân viên làm việc còn thiếu tinh thần đồng đội. Một số nhân viên còn có thái độ ích kỷ, hay đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau và chưa giúp đỡ nhau trong những trường hợp có thể để làm việc một cách thoải mái và hiệu quả hơn.

3.2.3.3.Nâng cao uy tín, thương hiệu của nhà hàng:

Việc xây dựng thương hiệu, uy tín trong lòng khách hàng ngày càng trở nên quan trọng, nó là thứ vũ khí mà không có đối thủ nào có thể xâm phạm đến chúng ta được. Việc xây dựng thương hiệu cho nhà hàng không nhất thiết phải cần đến nhiều tiền mà chỉ cần lựa chọn cho mình một công cụ xây dựng thương hiệu phù hợp nhất, tập trung mọi nổ lực nhằm sáng tạo ra cách thể hiện khác biệt thì vẫn có thể tạo cho mình một thương hiệu mạnh.

Có người nói: ”Quảng cáo, PR chỉ là que diêm bùng cháy chứ không là hòn than duy

trì ngọn lửa thương hiệu”. Thương hiệu không chỉ được xây dựng qua hoạt động quảng cáo,

PR mà còn liên quan và chịu tác động bởi sự trải nghiệm của người tiêu dùng. Muốn chiếm lĩnh tâm trí, trải nghiệm đó, cần quan tâm đến các công cụ khác nữa. Ở đây nhà hàng có thể tập trung nguồn lực có sẵn của mình như đội ngũ nhân viên phục vụ trẻ tuổi, nhiệt tình, năng động nên khả năng tiếp thu kiến thức của họ sẽ rất tốt, nhà hàng có thể sử dụng đặc điểm này để nâng cao chất lượng phục vụ, đem đến sự thỏa mãn, hài lòng cao nhất cho khách, có như vậy khách sẽ ấn tượng với nhân viên của nhà hàng tạo được sự tín nhiệm đối với khách. Để làm được như vậy thì ban lãnh đạo nhà hàng phải có những chiến lược cụ thể trong việc hình thành nên đội ngũ nhân viên có chất lượng.

Bên cạnh việc dựa vào chất lượng phục vụ thì nhà hàng cũng có thể sử dụng hình thức bên ngoài để tác động đến khách. Hình thức bên ngoài cũng là một yếu tố quan trọng, nó cũng nói lên được đẳng cấp của nhà hàng như sử dụng đòng phục của nhân viên nhà hàng bắt mắt nhưng không quá lòe loẹt.

Tóm lại, việc xây dựng thương hiệu đã khó và việc giữ vững thương hiệu còn khó hơn nhất là trong ngành kinh doanh ăn uống hiện nay, có vô số các đối thủ cạnh tranh và sự bắt chước lẫn nhau không phải là ít, chỉ một sai sót nhỏ có thể đánh mất ưu thế và niềm tin trong lòng khách hàng. Vì vậy mà ban lãnh đạo nhà hàng phải thật sự nghiêm túc trong việc xây dựng thương hiệu lâu dài để duy trì hoạt động kinh doanh nhà hàng luôn hiệu quả.

Bên cạnh những giải pháp cơ bản nêu trên khách sạn cần chú trọng công tác quản lý kinh tế, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả kinh doanh bằng các hệ thống định mức hợp lý, khoa học. Cụ thể như:

+ Tiết kiệm điện, nước… + Tránh hoang phí nguyên liệu. + Tận dụng nguyên liệu dư thừa

KẾT LUẬN

Cùng với xu hướng phát triển chung của cả thế giới, ngành kinh doanh dịch vụ khách sạn của nước ta cũng không cùng phát triển, nó đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng hàng đầu của Viêt Nam. Ngành đã góp phần không nhỏ vào tổng thu nhập quốc dân và đưa Việt Nam phát triển cùng thế giới.

Cùng với chính sách mở cửa của Đảng là sự bùng nổ của các khách sạn làm cho giữa các khách sạn cạnh tranh nhau gay gắt để có thể tạo ra được uy tín và đứng vững trong cơ chế thị trường hiện nay. Vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề quan trọng đối với các khách sạn.

Qua quá trình học tập tại trường cùng với thời gian thực tập tại Naman, được sự hướng dẫn tận tình của giảng viên hướng dẫn, chuyên đề của em đã quan tâm và giải quyết những vấn đề sau:

- Cơ sở lý luận về khách sạn, kinh doanh khách sạn, dịch vụ ăn uống trong khách sạn và nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống .

- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh ăn uống tại Naman resort, cụ thể là: thực trạng về cơ sở vật chất kỹ thuật thuộc khói dịch vụ ăn uống; mô hình quản lý và cơ cấu đội ngũ lao động của bộ phận kinh doanh dịch vụ ăn uống; thị trường khách sử dụng dịch vụ ăn uống; kết quả kinh doanh dịch vụ ăn uống. Từ đó rút ra những ưu điểm và khuyết điểm còn tồn tại.

- Đóng góp giải pháp và cụm giải pháp đồng thời đưa ra đề xuất, kiến nghị đối với resort nhằm mục đích nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại Naman trong thời gian tới.

Do thời gian và trình độ lý luận, nhận thức và hoạt động thực tiễn còn hạn chế nên chuyên của em không tránh khỏi những sai sót về tư duy và phương pháp luận, về nội dung và

cách giải quyết vấn đề. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý của thầy cô, bạn bè và những người quan tâm để chuyên đề được đầy đủ và hoàn thiện hơn.

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn – Cô Hồ Sử Minh Tài và các thầy cô trong ngành Quản trị du lịch&khách sạn trường Đại học Duy Tân cũng như sự giúp đỡ của ban giám đốc, các cô chú, anh chị trong Naman resort và bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành tốt đề tài của mình.

Em hy vọng rằng với đề tài “giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại nhà hàng thuộc Naman resort” mà em đưa ra sẽ có ý nghĩa thực tế và ít nhiều giúp ban giám đốc của resort vận dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống trong thời gian tới.

Sinh viên

1.TS. Nguyễn Văn Mạnh & ThS. Hoàng Thị Lan Hương,” Giáo trình: Quản trị kinh doanh

khách sạn ”, NXB Lao động - Xã hội

2.TS Nguyễn Thị Hải Đường – ”Bài giảng quản trị nhà hàng”, Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng.

3.TS Nguyễn Thị Bích Hải – ”Bài giảng môn giới thiệu nghiệp vụ nhà hàng”, Trường Đại học Duy Tân.

4..GS.TS. Nguyễn Văn Đính&TS. Trần Thị Minh Hoà.,” Giáo trình: Kinh tế du lich ”,NXB

Lao đông – Xã hội.

5.Tạp chí du lịch Việt Nam.

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại nhà hàng thuộc naman resort (Trang 72 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w