Cơ cấu tổ chức của công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ tiệc tại khách sạn minh toàn galaxy đà nẵng (2) (Trang 29 - 32)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Tổng quan về Minh Toàn Galaxy Đà Nẵng

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty

Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức của khách sạn Minh Tồn Galaxy

(Nguồn: Phịng nhân sự khách sạn Minh Toàn Galaxy) Ghi chú : quan hệ trực tuyến

quan hệ chức năng Tổng Giám Đốc Giám Đốc điều hành Trưởng phịng hành chính- nhân sự Trưởng phịng kinh doanh Trưởng phịng kế tốn NV NV NV Trưởng bộ phận buồng phịng Trưởng bộ phận lễ tân Trưởng bộ phận nhà hàng-tiệc Trưởng bộ phận dịch vụ Trưởng bộ phận bảo vệ Trưởng bộ phận kỹ thuật NV NV NV NV NV NV

Chức năng từng bộ phận:

Giám đốc: là người trực tiếp đưa ra các quyết định, mệnh lệnh liên quan đến mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách sạn cho cấp dưới thực hiện, đồng thời là người chịu trách nhiệm của đơn vị mình trước pháp luật và các cấp lãnh đạo của cơng ty.

Phó giám đốc: là người làm việc trực tiếp hỗ trợ cho giám đốc, tham mưu các chính sách, đồng thời thay giám đốc giải quyết mọi công việc khi giám đốc ủy quyền.

Bộ phận buồng: cung cấp sản phẩm dịch vụ chính tại khách sạn, mang lại nguồn doanh thu cao nhất trong tổng doanh thu của khách sạn; chịu trách nhiệm về sự nghỉ ngơi lưu trú của khách hàng tại khách sạn; phối hợp chặt chẽ, nhất quán với bộ phận lễ tân trong hoạt động bán và cung cấp dịch vụ buồng.

Bộ phận lễ tân: được ví như bộ mặt của khách sạn trong việc giao tiếp và tạo mối quan hệ với khách hàng. Bộ phận này còn là cầu nối giữa khách hàng với các dịch vụ của khách sạn, giữa các bộ phận với nhau trong khách sạn. Đây còn là trợ thủ đắc lực của quản lý trong việc tư vấn, góp ý về tình hình của khách sạn, nhu cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng, xu hướng trong tương lai,…giúp ban giám đốc nắm vững tình hình khách lưu trú, thơng tin về cơ cấu khách, nguồn khách từ đó đưa ra những thay đổi, kế hoạch nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất cho khách sạn.

Bộ phận nhà hàng: Bộ phận nhà hàng là bộ phận mang lại doanh thu cao cho khách sạn chỉ sau bộ phận buồng phịng. Bộ phận này thực hiện các cơng việc liên quan đến ăn uống tại khách sạn, được chia ra làm 2 bộ phận nhỏ: bộ phận bếp và bộ phận bàn bar. Cung cấp thức ăn và đồ uống cho khách hàng; hoạch tốn chi phí tại bộ phận

Bộ phận dịch vụ: đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu cho khách, thiết kế và tổ chức các chương trình, dịch vụ phù hợp, các buổi tiệc, liên hoan, các hoạt động vui chơi giải trí khi có u cầu hay đặt trước từ khách hàng.

Bộ phận Kế tốn: Bộ phận này có quan hệ với tất cả các bộ phận khác, có nhiệm vụ ghi chép lại các giao dịch về tài chính cung cấp cho ban quản lý, các bộ phận khác, báo cáo dự định về kết quả đạt được. Chuẩn bị bảng lương, kế toán thu, kế toán chi, kế toán giá thành tiền, kiểm sốt các chi phí của tồn bộ hoạt động trong khách sạn.

Bộ phận nhân sự: Đảm bảo cung ứng đủ nguồn nhân lực cho toàn bộ các bộ phận trong khách sạn, quản lý, tuyển dụng nhân sự theo chỉ tiêu. Ngồi ra cơng việc chính của bộ phận này cịn là việc tổ chức, sắp xếp cán bộ, nhân viên; ban hành các thể chế, quy chế làm việc; theo dõi và đánh giá nhân viên các bộ phận,....

Bộ phận kinh doanh: tìm kiếm khách hàng cho các bộ phận khác như bộ phận buồng phòng, bộ phận nhà hàng,…; mở rộng thị trường, thu hút khách hàng tiềm năng cho khách sạn.

- Bộ phận kỹ thuật: Chịu trách nhiệm sửa chữa và bảo trì cơ sở vật chất và trang thiết bị trong khách sạn tránh bị hư hỏng. Bảo dưỡng và kiểm tra độ an tồn, tình trạng sử dụng của hệ thống trang thiết bị để thay thế khi cần thiết.

- Bộ phận bảo vệ: Chịu trách nhiệm bảo vệ giữ gìn an ninh, tài sản cho khách cũng như an tồn cho khách sạn, mang hành lý lên phòng cho khách.

Nhận xét sơ đồ cơ cấu tổ chức của khách sạn:

Ưu điểm: Có thể thấy rằng cơ cấu tổ chức của khách sạn được xây dựng rất hợp lý, đảm bảo tính thống nhất quyền lực trong việc điều hành hoạt động kinh doanh của khách sạn, đảm bảo tính chun mơn hóa ở từng bộ phận và từng cá nhân nhà quản trị, và đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận cá nhân trong khách sạn.

Hạn chế: Các nhân viên chỉ biết đến cơng việc chun mơn của mình mà ít có kiến thức chun mơn của các bộ phận khác. Điều này sẽ gây cản trở cho khách sạn trong thời gian thiếu nhân lực các bộ phận sẽ không giúp đỡ chéo nhau được, làm ảnh hưởng đến quá trình phục vụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm dịch vụ tiệc tại khách sạn minh toàn galaxy đà nẵng (2) (Trang 29 - 32)