Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở địa phương

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 47 - 49)

Xu hướng CDCC ngành kinh tế là xu thế của cơ cấu ngành thay đổi theo một hướng cụ thể qua thời gian. Xu hướng CDCC ngành kinh tế hợp lý hiện nay là tăng tỷ trọng ngành có lợi thế của địa phương. Lợi thế trong sản xuất của một địa phương phụ thuộc vào sự vượt trội về nguồn lực, chi phí sản xuất, quy mô sản xuất và tính vượt trội của sản phẩm. Khi phát triển các ngành tận dụng được các lợi thế của địa phương thì năng suất và chất lượng sẽ đạt cao nhất, người sản xuất sẽ thu về một khoản lợi lớn hơn so với khi sản xuất không phù hợp. Như vậy, CDCC ngành kinh tế theo hướng PTBV cần hướng tới sự gia tăng tỷ trọng của các ngành có lợi thế của địa phương.

Các căn cứ để nhận biết ngành có lợi thế của địa phương gồm: (i) Lợi thế về nguồn lực: các nguồn lực đầu vào sản xuất gồm tài nguyên, lao động, công nghệ, vốn… Mức độ sẵn có và chất lượng của các nguồn lực này sẽ tạo ra các lợi thế giữa các địa phương. Do vậy, sản xuất dựa trên các lợi thế này để lựa chọn cơ cấu sản xuất cho phù hợp và hiệu quả. (ii) Lợi thế về chi phí và hiệu quả: Thể hiện chi phí sản xuất thấp hơn, hiệu quả sử dụng nguồn lực cao hơn so với các địa phương và các vùng khác. Bao gồm hiệu quả sử dụng các

nguồn lực (vốn, lao động, đất đai…) và hiệu quả thể hiện qua kết quả cuối cùng (tỷ lệ GTGT/GO của ngành). (iii) Lợi thế phát triển của các tác nhân trong chuỗi ngành hàng, đây là cơ sở thuận để phát triển chuỗi ngành hàng, cụm ngành thuận lợi hơn. (iv) Lợi thế sản xuất tập trung, chuyên môn hóa:

các quốc gia hay địa phương có lợi thế đã phát triển sản phẩm có lợi thế sản xuất chuyên môn hóa, tập trung quy mô lớn, tạo dựng được danh tiếng trên thị trường, tạo nên những lợi thế trước mắt hay tương lai của mình. Mức độ tập trung, chuyên môn hoá của ngành có thể được đánh giá thông qua hệ số thương vùng LQ (Location Quotient). Hệ số này phản ánh mức độ chuyên môn hóa sản xuất của ngành nào đó theo vùng hoặc địa phương so với cả nước [90].

LQ =

Trong đó:

Ej: Sản lượng ngành j ở địa phương

Et: Tổng sản lượng ngành nông nghiệp ở địa phương Aj: Sản lượng ngành j ở cả nước

At: Tổng sản lượng ngành nông nghiệp của cả nước

Hệ số LQ > 1: Chuyên môn hóa sản xuất ngành sản phẩm cao hơn mức trung bình của cả nước. Do vậy, ngành j tại địa phương có lợi thế hơn so với các địa phương khác. LQ > 1,25 thì ngành j của địa phương có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất sản phẩm so với địa phương khác. Hệ số LQ <1: Chuyên môn hóa sản xuất ngành sản phẩm thấp hơn mức trung bình của cả nước. Do vậy, ngành j của địa phương không có lợi thế so với các địa phương khác. Bốn lợi thế này vừa có tính độc lập tương đối vừa có tính tương tác tạo thuận lợi hay cản trở nhau. Do đó, địa phương phải xác định được ngành có lợi thế và trong quá trình CDCC ngành kinh tế thì tỷ trọng ngành này trong cơ cấu ngành của địa phương phải có xu hướng tăng lên.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)