Các tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 49 - 51)

Khi đánh giá của sự CDCC ngành kinh tế ở cấp độ địa phương cần dựa vào 03 căn cứ: (i) Xu hướng kết quả chuyển dịch có phù hợp không? Điều này được xem xét theo mối quan hệ tỷ lệ về kết quả sản xuất. (ii) Tốc độ chuyển dịch có nhanh hay không? (iii) Trạng thái hiện tại của cơ cấu ngành hiện nay như thế nào? Từ những căn cứ này, các tiêu chí được sử dụng để đánh giá CDCC ngành kinh tế là:

Tỷ trọng ngành có lợi thế

Trong đó

% giá trị ngành có lợi thế: Tỷ trọng giá trị của ngành có lợi thế của địa phương

: Tổng giá trị các ngành có lợi thế của địa phương Tổng giá trị của tất cả các ngành của địa phương Tỷ trọng ngành có lợi thế trong nền kinh tế của địa phương tăng lên thì chứng tỏ sự CDCCN theo hướng PTBV.

Tỷ trọng ngành ứng dụng công nghệ cao

Trong đó:

% ngành UDCNC: Tỷ trọng sản phẩm UDCNC trong nền kinh tế

giá trị sản phẩm UDCNC: Tổng giá trị sản phẩm UDCNC trong sản xuất giá trị của địa phương: Tổng giá trị của địa phương

Tỷ trọng ngành UDCNC của địa phương tăng lên thì chứng tỏ sự CDCCN theo hướng PTBV.

Trong đó

% giá trị ngành có lợi thế: Tỷ trọng giá trị của ngành có lợi thế của địa phương

: Tổng giá trị các ngành có lợi thế của địa phương Tổng giá trị của tất cả các ngành của địa phương Tỷ trọng ngành có GTGT cao trong nền kinh tế của địa phương tăng lên thì chứng tỏ sự CDCCN theo hướng PTBV.

Các chỉ tiêu trên được tính toán dưới 2 góc độ: (i) Đầu ra của quá trình sản xuất như: Giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và (ii) Dưới góc độ đầu vào: Vốn, lao động. Mặt khác để áp dụng công thức này cần có đầy đủ các số liệu thống kê cần thiết để tính toán.

Các chỉ tiêu đánh giá tốc độ CDCC ngành kinh tế

Mức độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế qua các thời kì khác nhau, được xác định bằng công thức:

Trong đó:

Si (t) là tỷ trọng ngành i trong GDP ở năm t (t1: năm nguồn, t2: năm đích); φ (0 ≤ φ ≤ 900): là góc giữa hai véc tơ cơ cấu kinh tế;

Nếu φ = 00

: không có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế; Nếu φ = 900

: sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế là lớn nhất.

Nói cách khác, nếu Cos φ = 1 thì sẽ không có sự CDCCKT và nếu Cosφ = 0, CCKT chuyển dịch lớn nhất. Tuy nhiên, công thức theo các mô hình này chỉ đánh giá được các ngành đã có trong nền kinh tế, nhưng không xem xét được

các ngành hoàn toàn mới đang xuất hiện trong nền kinh tế và sẽ xuất hiện trong nền kinh tế. Ngay trong lĩnh vực dịch vụ, những ngành đã có sẽ xuất hiện nhiều nghiệp vụ hoàn toàn mới, chẳng hạn ngành ngân hàng sẽ xuất hiện rất nhiều nghiệp vụ mới theo đà tăng trưởng của thị trường chứng khóan, thị trường bất động sản, thương mại điện tử cùng với các hình thức thương mại vô hình mới xuất hiện của nền kinh tế thế giới. Công thức này dùng để đánh giá tốc độ dịch chuyển nền kinh tế, một vùng kinh tế hay một khu vực kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định trong quá trình CNH, HĐH có được rút ngắn hơn so với các nước và các khu vực địa phương đi trước như thế nào.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)