Chiến lược, quy hoạch và kế hoạch thu hút FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế theo mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương
Chức năng của Nhà nước trước hết thể hiện ở việc xác định đúng đắn chiến lược phát triển KT-XH trong từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, xây dựng các phương án, mục tiêu, chương trình hành động quốc gia gắn với qui hoạch, kế hoạch thu hút các nguồn vốn. Định hướng của Nhà nước thu hút vốn FDI phải được cụ thể hoá bằng việc xây dựng danh mục các dự án kêu gọi vốn ĐTNN, xác định các lĩnh vực, địa điểm ưu tiên FDI từ đó vận dụng các công cụ kinh tế để khuyến khích các nhà ĐTNN theo đúng hướng CDCC ngành kinh tế của địa phương.
Khi công tác qui hoạch, kế hoạch thu hút vốn FDI đảm bảo được tầm nhìn chiến lược trong dài hạn, từ đó làm cơ sở để xác định thu hút vốn FDI trong từng thời kỳ cụ thể; có xem xét những lợi thế so sánh, tiềm năng, nhằm khai thác một cách hiệu quả các nguồn lực của địa phương vào đúng hướng CDCC ngành kinh tế phù hợp với chiến lược phát triển KT – XH của địa phương sẽ tác động tích cực tới việc thu hút FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế của địa phương. Ngược lại, nếu công tác qui hoạch, kế hoạch thu hút FDI không được thực hiện tốt sẽ dẫn đến tình trạng mất cân đối cơ cấu ngành, qui hoạch treo, làm lãng phí các nguồn lực, do đó tác động tiêu cực đến việc thu hút FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế của địa phương.
Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI
Nếu bộ máy quản lý gọn nhẹ, cán bộ quản lý có năng lực, năng động, có phẩm chất đạo đức; công tác chỉ đạo điều hành thực thi nghiêm túc, tạo
điều kiện cho các hoạt động đầu tư thì sẽ đạt được các định hướng và mục tiêu quản lý của nhà nước đối với hoạt động FDI và đảm bảo được mục tiêu thúc đẩy CDCC ngành kinh tế của địa phương theo đúng định hướng phát triển KT – XH của địa phương. Ngược lại, nếu công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI không tốt, không chú trọng hoạt động kiểm tra, giám sát các hoạt động của FDI không được tiến hành thường xuyên, liên tục thì sẽ tác động tiêu cực đến việc thu hút FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế của địa phương.
Hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương tiếp nhận FDI
Nếu hệ thống cơ sở hạ tầng của địa phương tiếp nhận FDI tốt, đồng bộ, các vấn đề giao thông phát triển hiện đại giúp kết nối tốt với các địa phương, vùng miền khác thì sẽ giúp các DN FDI hoạt động tốt, thu được nhiều lợi nhuận và tiếp tục tăng vốn đầu tư nhất là vào các ngành được địa phương tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích phát triển theo đúng định hướng CDCC ngành kinh tế của địa phương, từ đó tác động tích cực đến thu hút FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế của địa phương và ngược lại.
Nguồn nhân lực
Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của địa phương tiếp nhận FDI có tác động đến việc thu hút FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế của địa phương bởi lẽ, nếu địa phương đảm bảo nguồn nhân lực đủ số lượng và chất lượng chuyên môn cũng như các kỹ năng cần thiết cho công việc thì các DN FDI sẽ chủ động được nguồn nhân lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó đảm bảo các ngành kinh tế đang được chuyển dịch theo định hướng của địa phương sẽ thu hút được nhiều vốn FDI. Ngược lại, nếu nguồn nhân lực yếu, kém, doanh nghiệp FDI sẽ phải tìm nhân lực nơi khác, thậm chí phải chuyển việc hoặc nhà máy đi nơi khác, do đó, tác động tiêu cực đến việc thu hút FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế của địa phương.
lĩnh vực ĐTNN, cán bộ kinh doanh quốc tế có đáp ứng những yêu cầu của các nhà đầu tư hay không, trên một số vấn đề như: tham gia thẩm định các dự án ĐTNN, tham gia hoạch định chính sách đầu tư trên phạm vi khu vực và quốc tế, tham gia kinh doanh với nhà ĐTNN.
Các nhà đầu tư cũng xem xét đến cả lực lượng lao động nói chung với trinh độ chuyên môn và văn hoá của người lao động ở nơi mà họ sẽ đầu tư, việc tuyển dụng nhân công ở nước sở tại có sẵn hay không (điều này liên quan tới chính sách đào tạo lao động của nước sở tại).
2.5. Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong thu hút FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và bài học cho thành phố Hồ Chí Minh
2.5.1. Kinh nghiệm của một số địa phương trong thu hút FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
2.5.1.1. Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương
Bình Dương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là khu vực phát triển năng động nhất của cả nước. Ban đầu chỉ là một tỉnh thuần nông nhưng nhờ có tiềm năng lớn và luôn đi đầu với chính sách trải thảm đón nhà đầu tư nên Bình Dương đã trở thành điểm đến được ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có thể nói rằng một trong những thành tựu ấn tượng nhất của Bình Dương sau 20 năm tái lập chính là đã chuyển dịch thành công nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ, luôn đảm bảo tốc độ tăng truởng rất cao. Cụ thể năm 1997, tỷ trọng công nghiệp chỉ chiếm 50%, 20 năm sau đã tăng đến 63%, Dịch vụ ,thương mại đã tăng từ 27% lên 33% và nông nghiệp đã giảm từ 23% vào năm 1997 xuống còn 4,3% vào cuối năm 2016.
Trong đó, chính sách thu hút FDI là chính sách nổi bật và mang lại hiệu quả tích cực, góp phần làm cho Bình Dương trở thành một trong những trung tâm phát triển năng động của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong những điểm sáng trong “tứ giác kinh tế phát triển”. Bình Dương hiện đứng thứ 2
cả nước về thu hút FDI, đồng thời, là một trong những địa phương có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất của cả nước (82%) với 3 thành phố và 2 thị xã và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về vốn, về định hướng đầu tư, tạo sự chuyển biến về chất lượng dự án theo định hướng hiện đại [43].
Theo Phạm Thị Thanh Trà (2021), việc xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Bình Dương nhằm CDCCKT đã áp dụng chặt chẽ mô hình quy trình xây dựng chính sách. Giai đoạn khởi sự của chính sách được thực hiện một cách bài bản với 3 bước: Tìm hiểu xác định nguyên nhân - thu thập thông tin - thiết lập chương trình nghị sự [43].
Trong những thời gian đầu khi còn là Tỉnh Sông Bé (Bình Dương và Bình Phước) năm 1997, chính quyền tỉnh Bình Dương đã xác định con đường dựa vào vốn Nhà nước và kinh tế tư nhân là không hiệu quả, muốn CDCCKT phải mở rộng thu hút vốn FDI để có thể trở thành đô thị văn minh, hiệu quả. Với mục tiêu xác định từ đầu nên chính quyền Tỉnh Bình Dương đặc biệt chú trọng lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp trên địa bàn và những chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tham khảo những mô hình thu hút đầu tư thành công ở các quốc gia trên thế giới. Việc xây dựng đô thị thông minh giữa Tổng Công ty Becamex và thành phố kết nghĩa Eindhoven, Hà Lan ra đời cũng chính dựa vào những định hướng từ đầu ở trên.
Năm 2021, Bình Dương có trên 2.270 doanh nghiệp FDI với hơn 3.500 dự án, tổng số vốn đăng ký trên 32,5 tỷ USD, trở thành địa phương đứng thứ 3 trong cả nước về thu hút vốn FDI, chỉ sau TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội. Những chính sách nổi bật trong thu hút FDI của tỉnh Bình Dương có thể kể ra như sau.
Thứ nhất, việc thực thi chính sách được áp dụng và tiếp cận theo từng
giai đoạn cụ thể. Trong thời gian đầu với hướng tiếp cận “từ trên xuống dưới” thông qua chỉ đạo, định hướng của Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Bình Dương ngay từ Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VI (năm 1997) đã đưa ra chủ trương: “Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, phát huy mạnh hơn nữa các lợi thế địa lý, nguồn
lực, tiềm năng trong dân, các doanh nghiệp trong Tỉnh, thu hút mạnh các nguồn lực ngoài tỉnh và nước ngoài, tạo động lực phát triển; hình thành kinh tế mở, mở rộng các quan hệ với bên ngoài; phát huy tối đa các nguồn lực nước ngoài đầu tư phát triển công nghiệp”. Điểm đặc biệt trong thực thi chính sách này là tính linh hoạt, năng động. Ví dụ, Hàng năm, tỉnh Bình Dương đều tổ chức đối thoại trực tiếp theo từng nhóm doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp Hàn Quốc, doanh nghiệp sử dụng tiếng Anh, doanh nghiệp Nhật Bản, doanh nghiệp Đài Loan, các hiệp hội,… Trước các buổi đối thoại, chính quyền tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, các cấp sẽ tập hợp các ý kiến, kiến nghị, cũng như đóng góp của doanh nghiệp. Đối với những câu hỏi liên quan đến sở ngành nào thì sẽ được đơn vị đó trả lời cụ thể, rõ ràng. Tại buổi đối thoại, những vấn đề mà doanh nghiệp thắc mắc sẽ được lãnh đạo tỉnh trực tiếp trả lời ngay tại chỗ, góp phần quan trọng giải quyết nhiều vướng mắc, bất cập trong quá trình hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, ở Bình Dương có 3 cơ quan xét cấp phép các dự án đầu tư, đó là: Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương, Ban Quản lý khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP). Các nhà đầu tư khi đến Bình Dương chỉ cần liên hệ tại cơ quan đầu mối (1 trong 3 nơi này) để được hướng dẫn giải quyết các thủ tục về đầu tư [43].
Thứ hai, trong giai đoạn tiếp theo 2016 - 2020, Tỉnh ủy Bình Dương đặt
mục tiêu tập trung thu hút đầu tư vào các đối tác có tiềm lực kinh tế mạnh, các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới; tăng cường kêu gọi, thu hút đầu tư FDI vào các lĩnh vực công nghệ cao, giá trị gia tăng cao, ít thâm dụng lao động, thân thiện với môi trường; tập trung thu hút vào các khu, cụm công nghiệp đã được quy hoạch. Điểm đặc biệt của giai đoạn này là đầu tư có chọn lọc, theo đó, tỉnh chú trọng thu hút đầu tư các dự án có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, có sức cạnh tranh và lan tỏa, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, sử dụng ít đất, tiêu thụ ít năng lượng, thân thiện môi trường.
Cuối cùng là sự kết hợp hướng tiếp cận “từ dưới lên trên” khai thác sự tương tác giữa cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp, thể hiện rõ nét trong việc thực hiện thành công chính sách “trải thảm đỏ thu hút đầu tư” tạo nên một ấn tượng sâu sắc khi các nhà đầu tư đến Bình Dương. Đó là chính sách “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp” được rất nhiều nhà đầu tư đánh giá cao. Ngoài ra, chính quyền tỉnh Bình Dương còn áp dụng song song “Mô hình học hỏi”, với phương châm “Năng động, linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả”. Kết quả là Bình Dương đã có mối quan hệ hợp tác hữu nghị với 10 địa phương nước ngoài như tỉnh Kratie (Campuchia), tỉnh Chămpasắc (Lào), Thành phố Daejeon (Hàn Quốc), Thành phố Quảng Châu (Trung Quốc), Vùng Emilia - Romagna (Ý), tỉnh Yamaguchi (Nhật Bản), tỉnh Đông Flanders (Bỉ), Thành phố Eindhoven và Thành phố Emmen (Hà Lan), tỉnh Oryol (Nga). Thành tựu rõ rệt nhất khi áp dụng mô hình này là hiện nay Bình Dương cũng đang là thành viên chính thức, là đối tác đáng tin cậy của Hiệp hội Đô thị khoa học Thế giới (WTA), Diễn đàn Cộng đồng thông minh Thế giới (ICF), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Horasis và Hiệp hội Trung tâm Thương mại Thế giới (WTCA).
2.5.1.2 Kinh nghiệm của tỉnh Đồng Nai
Tỉnh Đồng Nai nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với các trung tâm công nghiệp, dịch vụ và du lịch lớn nhất của cả nước như: TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Lâm Đồng. Đồng Nai là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế và công nghiệp, đó là: Vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, nguồn nhân lực có chất lượng, có các cơ sở công nghiệp từ những năm trước, môi trường đầu tư thông thóang, nguồn vốn dồi dào, chính quyền năng động, đã có mối quan hệ sẵn có với các nước. Nhờ có những ưu thế đó mà trong hơn 25 năm qua (từ năm 1992 đến nay) tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đồng Nai được duy trì ở mức rất cao, bình quân hàng năm giai đoạn 1991 - 1995 là 13,9%/năm; giai đoạn 1996 - 2000 là 12%/năm; giai đoạn 2001 - 2005 là 12,4%/năm; giai
đoạn 2006 – 2010 là 13,5%/năm; giai đoạn 2010 – 2015 là 13,7%/năm, mức tăng trưởng GDP của Đồng Nai cao hơn nhiều so với cả nước.
Cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng giữ ổn định, tỷ trọng khu vực dịch vụ tăng lên, ngành nông lâm nghiệp và thủy sản giảm giảm dần; năm 2011 cơ cấu kinh tế là: công nghiệp - xây dựng chiếm 57,3%, dịch vụ chiếm 35,2%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 7,5%. Đến năm 2015 cơ cấu kinh tế là: công nghiệp- xây dựng chiếm 56,7%, dịch vụ chiếm 37,7%, nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 5,6%.
Cũng như Bình Dương, chính quyền Đồng Nai xác định dòng vốn FDI là nhân tố quan trọng trong CDCCKT. Điểm riêng và đồng thời tạo nên yếu tố thành công của Đồng Nai là thu hút FDI theo hướng chọn lọc, bền vững. Chính vì thế Đồng Nai luôn nằm trong tốp dẫn đầu thu hút dòng vốn này. Trong giai đoạn 2015 - 2020, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của tỉnh ước đạt trên 7 tỷ USD. FDI là nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển, đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tăng cao, liên tục trong nhiều năm qua và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
Theo tác giả Lê Trung Dũng (2019), Đồng Nai đã thu hút FDI có chọn lọc nhằm hướng đến những dự án có chất lượng để phát triển công nghiệp bền vững. Thực tế tại Đồng Nai có những dự án FDI có số vốn không lớn, nhưng có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, mang lại thu nhập ổn định cho người lao động. Ngược lại, đối với các dự án có số vốn lớn song nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, công nghệ lạc hậu, sử dụng nhiều lao động hoặc đóng góp cho ngân sách, xã hội ít đều bị từ chối. Sau khi thu hút đầu tư có chọn lọc kỹ càng, các ngành công nghiệp của Tỉnh phát triển đúng theo định hướng. Song song quá trình đó là các dịch vụ hỗ trợ sẵn có dành cho doanh nghiệp đầu tư. Theo ông Kawaue Jun-Uchi, Tổng lãnh sự Nhật
Bảng 3.6: Cơ cấu đầu tƣ FDI theo đối tác đầu tƣ ở TP.Hồ Chí Minh (tính đến tháng 12/2020) TT Quốc gia/Vùng lãnh thổ Số dự án Tỷ lệ % số dự án Vốn đầu tƣ (USD) Tỷ lệ % vốn đầu tƣ 1 Singapore 855 13,6 9.500.713.807 23,7 2 Malaysia 223 3,5 5.858.552.030 14,6
3 British Virgin Islands 199 3,2 4.297.503.946 10,7
4 Hàn Quốc 1208 19,9 4.217.312.188 10,5
5 Hồng Kông 342 5,5 2.880.221.735 7,2
6 Nhật Bản 879 14,5 2.865.416.879 7,1
7 Trung Quốc (Đài
Loan) 467 7,6 1.901.416.405 4,7
8 Anh 111 1,8 1.753.004.150 4,4
9 Cayman Islands 29 0,4 1.598.093.508 4
10 Pháp 179 2,9 841.341.005 2,1
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hồ Chí Minh
Thực tế, trên địa bàn TP.HCM có khoảng 47 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án FDI đầu tư. Trong đó, nếu tính số dự án thì Hàn Quốc là quốc gia có nhiều dự án nhất với 1208 dự án (chiếm 19,9% tổng số dự án), Nhật