Nhóm giải pháp hậu COVID-19 cho Chính quyền thành phố

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 150 - 154)

Minh và Chính phủ Việt Nam

Diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 cùng các biện pháp chống dịch đã khiến hoạt động đầu tư, hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam gặp không ít thách thức, rủi ro như giữ chân người lao động ở lại làm việc, đứt gãy chuỗi cung ứng...Để không bị mất dần cơ hội trong thu hút FDI, chính quyền TP.HCM và Chính phủ Việt Nam cũng cần có những quyết sách thật nhanh, mạnh và chính xác để đón dòng dịch chuyển FDI từ khủng hoảng đại dịch COVID – 19. Cụ thể, xin đề xuất một số nhóm giải pháp sau.

4.3.10.1 Giải pháp trong ngắn hạn

Theo báo cáo đánh giá chính sách ứng phó với COVID-19 của JICA (2020), các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần tiếp tục được thực hiện theo hướng tập trung hơn, đúng đối tượng và thực chất hơn, theo sát với nhu cầu của doanh nghiệp. Cần có chọn lọc, phân loại ngành nghề để hỗ trợ, trên cơ sở đánh giá, khảo sát nhanh tác động của dịch COVID-19 đến ngành, nghề cụ thể và có điều kiện, tiêu chí. Về lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực để ưu tiên hỗ trợ, qua đánh giá tác động của dịch COVID-19 đối với các ngành nghề trong 8 tháng đầu năm 2020, những ngành nghề chịu tác động tiêu cực theo thứ tự giảm dần, đó là: Du lịch; Vận tải; Dệt may, da giày; Bán lẻ; Giáo dục – đào tạo. Cần tránh hiện tượng trục lợi chính sách hỗ trợ với nhóm ngành vẫn có cơ hội phát triển tốt như Thương mại điện tử; Công nghệ thông tin;…

Đối với người lao động, cần tập trung chú trọng hỗ trợ người lao động làm việc tại các ngành nghề trên để có thể phần nào vừa đảm bảo công tác sản xuất nhưng vẫn duy trì công tác phòng chống dịch của Chính phủ Việt Nam như chính sách ưu tiên tiêm vắc-xin, cơ chế bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đặc biệt là chính sách an cư cho người lao động. Liên quan đến bảo hiểm tự nguyện, Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp sử dụng quỹ BHTN trong việc đào tạo kỹ năng cho người lao động trong thời gian giãn việc, nghỉ việc để một mặt nâng cao trình độ cho người lao động, mặt khác giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuyển dụng khi nền kinh tế cũng như doanh nghiệp hoạt động bình thường trở lại. Đồng thời, người lao động, dù tạm thời chưa có việc làm, nên được phép tiếp tục duy trì tham gia BHXH, từ đó được bảo đảm các quyền lợi về BHTN và bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Đối với doanh nghiệp FDI, chính sách thuế là một trong những giải pháp cần thực hiện ngay để tạo sự tin tưởng, an tâm cho DN. Cần cho phép kéo dài thời gian giãn, hoãn thuế, tiền thuê đất và bổ sung đối tượng gia hạn (trước mắt là hết năm 2021 hoặc hết Quý 2.2022) để doanh nghiệp đỡ khó khăn về thanh toán chi phí. Đối với gói tín dụng, cần sớm sửa đổi Thông tư 01 theo hướng mở rộng đối tượng hỗ trợ và kéo dài thời gian cơ cấu lại nhóm nợ đến cuối năm 2021. Các ngân hàng cần hỗ trợ giảm lãi suất cho vay tối thiểu 2%, khoanh các khoản nợ ngắn hạn hiện có từ 3-6 tháng, các khoản nợ trung dài hạn từ 6-12 tháng; Triển khai các gói tín dụng ưu đãi dành cho doanh nghiệp, hạ lãi suất và đơn giản các thủ tục cho vay giúp doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng.

Về công tác phòng chống dịch COVID-19 tại các DN, Chính phủ cần trao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm vấn đề xét nghiệm COVID-19 cho DN để giảm thiểu quy trình ba tại chỗ hiện nay. Ngoài ra, cũng cần có cơ chế khuyến khích DN tự tìm nguồn vắc-xin cho hoạt động lâu dài của mình, đồng thời giảm ngân sách chi tiêu của Chính phủ.

4.3.10.2 Giải pháp trong dài dạn

Bên cạnh những giải pháp ngắn hạn mang tính ứng phó với COVID 19, Chính phủ cần thực hiện các giải pháp mang tính dài hạn để chuẩn bị những điều kiện cơ bản cho phát triển bền vững sau đại dịch.

Thứ nhất, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng dựa vào công nghệ

- đổi mới sáng tạo, có tư duy chấp nhận rủi ro và khuyến khích tinh thần khởi nghiệp. Cuộc CMCN 4.0 đang diễn ra mang lại những cơ hội lớn và cả những thách thức đối với Việt Nam. Đây chính là thời điểm mà năng lực sáng tạo cần được thể hiện đúng vai trò, đúng xu thế chung của thế giới: xây dựng quốc gia phát triển dựa vào KH&CN, đổi mới sáng tạo thay vì dựa vào vốn, tài nguyên, lao động như hiện nay. Do đó, chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng cần chuyển dần sang dựa vào công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chính phủ Việt Nam cần xây dựng được nền tảng chính sách cho vấn đề này. Để thực hiện cần có sự thống nhất từ Trung ương đến địa phương vì đổi mới sáng tạo là sẵn sàng làm một cái gì đó mới mẻ và phải biết chấp nhận rủi ro từ cái mới đó.

Thứ hai, đón đầu dòng vốn FDI chuyển dịch do đại dịch Covid-19. Do

tác động của dịch Covid -19, các Tập đoàn có kế hoạch tái cơ cấu để tránh phụ thuộc vào một tỉnh thành, một đối tác nên có sự dịch chuyển sang các tỉnh thành khác trong đó có TP.HCM. Sự dịch chuyển này có tính chất phải nhanh chóng để duy trì sản xuất. Theo đó, bên cạnh những biện pháp đã ban hành nêu trên, cần có những quyết sách thật “nhanh”, “mạnh” và “chính xác” để đón dòng dịch chuyển FDI từ dịch Covid-19. Cụ thể, cần thực hiện một số nhóm giải pháp sau: (i) Về sàng lọc đầu tư nước ngoài cần thận trọng khi xem xét các đề xuất của nhà đầu tư theo hình thức M&A, góp vốn, mua cổ phần. (ii) Tiếp theo, xây dựng các tiêu chí sàng lọc đầu tư (suất đầu tư, lao động, công nghệ...) để làm cơ sở thu hút các dự án có hiệu quả. (iii) Đồng thời, nâng cấp tiêu chuẩn về môi trường theo tiêu chuẩn của các nước G7, G8 và EU để

làm căn cứ không tiếp nhận các dự án không khuyến khích đầu tư. (iv) Không gia hạn, mở rộng hoạt động đối với các dự án sử dụng công nghệ thấp, không đáp ứng được tiêu chuẩn công nghệ, môi trường.

Thứ ba, tăng cường năng lực nội tại của doanh nghiệp trong nước và

kết nối với doanh nghiệp nước ngoài, sẵn sàng tham gia chuỗi sản xuất. (i) Triển khai hoạt động hỗ trợ kỹ thuật cho các doanh nghiệp trong nước có tiềm năng, doanh nghiệp phụ trợ để phát triển chuỗi giá trị, hệ sinh thái sản phẩm để tham gia vào chuỗi cung ứng của các dự án có xu hướng chuyển dịch tới Việt Nam. (ii) Xây dựng dữ liệu các doanh nghiệp trong nước có năng lực cung cấp nguyên vật liệu, có khả năng trong ngành công nghiệp hỗ trợ để cung cấp cho nhà đầu tư nước ngoài. (iii) Tập trung khai thác hiệu quả các cam kết thương mại, hiệp định song phương, đa phương đã và đang ký kết (EVFTA, CPTPP...) để mở rộng được thị trường, tận dụng được các nguồn lực về vốn, công nghệ, kỹ năng... từ bên ngoài, từng bước chuyển hóa thành vốn tích lũy của Việt Nam, tạo thêm cơ hội cho khu vực trong nước hợp tác với nước ngoài.

Thứ tư, chính sách khuyến khích đầu tư. (i) Xây dựng chính sách ưu

đãi doanh nghiệp trong nước tham gia góp vốn, mua cổ phần hoặc mua lại các doanh nghiệp ĐTNN có công nghệ tại TP.HCM. (ii) Đẩy nhanh việc ban hành và thực thi các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ theo Nghị quyết 50- NQ/TW. (iii) Áp dụng thủ tục đầu tư, kinh doanh theo quy trình “rút gọn”, giảm tối đa thời gian xem xét và làm các thủ tục đầu tư kinh doanh đối với các dự án lớn dịch chuyển đến TP.HCM để dự án sớm đi vào hoạt động. (iv) Rà soát các ưu đãi hiện hành cao nhất của Việt Nam hiện nay để làm cơ sở đàm phán với các Tập đoàn lớn trên nguyên tắc các dự án nhận được các ưu đãi cao nhất phải có cam kết về công nghệ/chuyển giao công nghệ hoặc cam kết cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi giá trị, gắn với đào tạo lao động có kỹ năng cao.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 150 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)