Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính của thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 144 - 146)

Rà soát tối đa các thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh nhằm đảm bảo duy trì niềm tin và tăng cường đầu tư kinh doanh bền vững. Khuyến khích ứng dụng khoa học công nghệ, khai thác cơ hội của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong việc thực hiện các thủ tục hành chính của doanh nghiệp nhằm làm giảm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp. Nâng cấp hệ thống thông tin về đầu tư để thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư trực tuyến, giảm thời gian, chi phí làm thủ tục cho nhà đầu tư.

Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với FDI, đặc biệt trong việc phê duyệt, cấp giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự án FDI, gắn với tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư. Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức của TP nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Luật đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý FDI.

Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với FDI, thực hiện cơ chế “một cửa” trong giải quyết thủ tục đầu tư. Đảm bảo sự thống nhất các quy trình, thủ tục tại các địa phương, đồng thời phù hợp với điều kiện cụ thể. Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư. Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý FDI giữa Trung ương và địa phương và giữa các Bộ, ngành liên quan.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án FDI đã triển khai hoạt động mở rộng, tăng công suất hiện có. Trên thực tế, hoạt động FDI cho thấy, khi dự án triển khai có hiệu quả, nhà đầu tư nước ngoài thường muốn dùng lợi nhuận để tái đầu tư, hoặc bỏ thêm vốn để đầu tư mở rộng sản xuất. Phần mở rộng

của nhiều dự án có quy mô lớn hơn nhiều so với quy mô được cấp phép đầu tư ban đầu. Tuy nhiên, một số quy định của cơ quan Nhà nước còn gây phiền hà trong việc xem xét cấp giấy phép điều chỉnh mở rộng mục tiêu hoạt động của dự án như quy định tỷ lệ xuất khẩu ít nhất 80%, thực hiện quy trình thẩm định như dự án mới, phải có ý kiến của các Bộ, Ban, Ngành, địa phương có liên quan. Để khuyến khích các nhà đầu tư đổ thêm vốn vào TP.HCM và tăng công suất sản xuất một cách có hiệu quả cần phải cải cách một số thủ tục xem xét, cấp phép đối với những dự án FDI tăng vốn đầu tư để mở rộng công suất, theo đó cần: (i) Công bố công khai quy hoạch phát triển đối với các sản phẩm công nghiệp cần hạn chế công suất hoặc ưu tiên cho các doanh nghiệp trong TP đầu tư (nếu các doanh nghiệp trong nước đủ khả năng), cần phải loại trừ ý đồ dùng quy hoạch để thực hiện độc quyền của các doanh nghiệp trong TP. (ii) Thực hiện cơ chế đăng ký tăng vốn đầu tư để mở rộng, tăng công suất thiết kế của dự án sản xuất nếu chủ đầu tư đã hoàn thành thực hiện vốn đầu tư cam kết. (iii) Thực hiện khuyến khích xuất khẩu bằng biện pháp kinh tế và ưu đãi tài chính như ưu đãi thuế, sử dụng Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, thưởng xuất khẩu,... thay thế các biện pháp hành chính như hiện nay. Trước mắt, cần điều chỉnh danh mục sản phẩm mà dự án FDI phải xuất khẩu ít nhất 80% theo hướng chỉ áp dụng đối với một số ít sản phẩm có lợi thế cạnh tranh, trong nước đã đáp ứng đủ nhu cầu, cần thiết phải bảo hộ. Đồng thời xử lý linh hoạt tỷ lệ xuất khẩu của doanh nghiệp, không bắt buộc doanh nghiệp phải xuất khẩu theo tỷ lệ quy định ngay từ năm đầu mà trong vòng 3 đến 5 năm từ khi bắt đầu sản xuất. Kiểm soát việc thực hiện quy định về tỷ lệ xuất khẩu tại các doanh nghiệp để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. (iv) Nhà nước cần phải ban hành Luật chống độc quyền và kiểm soát việc bán phá giá, tăng cường các biện pháp chống hành vi gian lận thương mại (trốn thuế, hàng giả, hàng nhái, hàng lậu...). Xây dựng chính sách đảm bảo cho nhà đầu tư tự chủ kinh doanh, tự quyết định giá bán sản phẩm; thời gian khấu hao thiết bị máy móc, tài sản cố

định. Nhà nước chỉ thống nhất quản lý giá một số mặt hàng quan trọng tác động tới toàn xã hội; bãi bỏ cơ chế quản lý giá chi phối bởi một số tổng công ty nhằm tạo môi trường kinh doanh bình đẳng. (v) TP.HCM cần tạo mọi điều kiện thuận lợi, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc đối với các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư, các dự án khuyến khích đầu tư FDI theo ngành, theo vùng, theo lĩnh vực góp phần CDCCKT.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 144 - 146)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)