Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 154 - 171)

Đẩy nhanh tiến trình hội nhập KTQT để tăng cường thu hút FDI nhằm thúc đẩy hơn nữa CDCC ngành kinh tế của TP.HCM. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập KTQT, TP.HCM đã có nhiều nỗ lực trong quá trình thúc đẩy hội nhập KTQT, trong khi TP.HCM đã chính thức trở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại lớn nhất hành tinh - WTO, tham gia vào hiệp ước thương mại và đầu tư, tham gia vào các hiệp định tự do thương mại - đầu tư song và đa phương...; đây là những cơ hội do toàn cầu hóa và hội nhập KTQT mang lại, dù rằng có rất nhiều thách thức kèm theo. Nhiều thị trường được mở ra đồng thời có nhiều tranh chấp thương mại sẽ xuất hiện. Gia nhập WTO giúp cho TP.HCM có thể tránh được sự áp đặt của các nước khác về những điều kiện gây bất lợi cho quá trình phát triển thị trường bên ngoài, do đó ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư trong nước.

Hội nhập KTQT tạo ra sự phân công lao động quốc tế mới, phát huy được lợi thế so sánh của mỗi quốc gia, mỗi địa phương thúc đẩy FDI tiến triển theo nhịp tiến bộ nhanh chóng của các nước phát triển, kéo theo FDI khác có liên quan và như vậy FDI mới thực sự chuyển giao các bí quyết khoa học công nghệ, các bí quyết quản lý, các bí quyết khai mở và khai thác thị trường giúp cho TP.HCM có cơ hội rút ngắn được sự phát triển CNH - HĐH.

Khi tiến trình hội nhập bị chậm trễ thì các doanh nghiệp TP.HCM, nhất là các doanh nghiệp FDI định hướng xuất khẩu sẽ gặp nhiều khó khăn do vấp phải cạnh tranh không bình đẳng, cạnh tranh không trung thực mà bản thân doanh nghiệp không thể xoay sở được, dù có cố gắng đến đâu chăng nữa, như các vụ kiện ở Hoa Kỳ về việc bán phá giá cá tra, cá ba sa và tôm của TP.HCM, hoặc là các chế độ áp dụng hạn ngạch vào các thị trường lớn gây khó khăn cho các doanh nghiệp không phát huy được sự sáng tạo, khả năng phát triển của mình.

Một khi thị trường bên ngoài được đảm bảo cạnh tranh bình đẳng thì có cơ hội để các doanh nghiệp của TP.HCM, kể cả các doanh nghiệp FDI, có cơ may vươn lên trong cạnh tranh ở những lĩnh vực cụ thể nào. Giải pháp này cho phép thấy được FDI với CDCCKT của TP.HCM được định hướng theo chiều nào để đạt được hiệu quả cao nhất.

Thu hút FDI nhằm thúc đẩy hơn nữa CDCCKT của TP.HCM cần quan tâm đến yếu tố vùng, miền. Trong các giải pháp nêu trên cần phải tính đến yếu tố vùng, miền cho các định hướng ưu tiên, đặc thù... phù hợp thực tế để dần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng, địa bàn trong thu hút FDI phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng bộ và phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM. Ngoài việc phát triển các vùng kinh tế trọng điểm nhằm sử dụng đầu tư nước ngoài và hỗ trợ các vùng trọng điểm kinh tế phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn và công nghệ; các ngành công nghiệp xuất khẩu, cần tiến hành các biện pháp mạnh để chỉ đạo và khuyến khích hoạt động FDI hướng vào các đại bàn vùng sâu, vùng xa và các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn của TP. Các vùng có trình độ phát triển thấp này có thể lựa chọn các ngành công nghiệp và các ngành có điều kiện phát triển thuận lợi thật sự để tiếp nhận có hiệu quả các chính sách áp dụng cho các ngành được khuyến khích FDI. Đồng thời, cần tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp FDI trong các vùng kinh tế trọng điểm tái đầu tư vào các vùng sâu, vùng xa và vùng có điều kiện khó khăn. Cho phép các doanh nghiệp FDI ở vùng kinh tế trọng điểm đi tới vùng sâu và vùng xa để thành lập doanh nghiệp với sự dẫn dắt của các doanh nghiệp Nhà nước của TP.HCM.

Nâng cao khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế của TP.HCM để thu hút FDI nhằm thúc đẩy hơn nữa CDCC ngành kinh tế. Khả năng cạnh tranh nền kinh tế của TP phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của sản phẩm, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, của các thành phần kinh tế và khả năng cạnh tranh của các ngành kinh tế. Do vậy, để có thể thu hút FDI nhằm CDCCKT thì cần phải có những sản phẩm đủ tính cạnh tranh để tạo động lực

nhằm sản xuất và phát triển các ngành mà TP.HCM có lợi thế so sánh. Mặt khác, khả năng cạnh tranh là chỉ tiêu toàn diện để khẳng định tính hấp dẫn của TP trong thu hút FDI. Nếu khả năng cạnh tranh của TP cao sẽ cho phép TP.HCM chủ động lựa chọn được các đối tác và dự án FDI góp phần CDCC ngành kinh tế nhanh và bền vững.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 4

Trên cơ sở phân tích bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng tới thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh, chương 4 của luận án nêu quan điểm, định hướng và đề xuất các giải pháp thu hút FDI thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030 gồm: Đổi mới tư duy trong thu hút FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế của TP.HCM; Hoàn thiện quy hoạch phát triển các ngành các lĩnh vực của Thành phố; Xây dựng chiến lược thu hút FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế của Thành phố; Hoàn thiện cơ chế chính sách để khuyến khích thu hút FDI nhằm CDCC ngành kinh tế của TP. HCM; Đổi mới công tác xúc tiến đầu tư để thu hút FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế của TP. HCM; Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính của Thành phố; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Cải thiện cơ sở hạ tầng; Tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ; Nhóm giải pháp hậu COVID-19 cho Chính quyền TP. HCM, Chính phủ Việt Nam và một số giải pháp khác. Việc thực hiện đồng bộ các giải pháp được đề xuất theo đúng quan điểm và định hướng sẽ giúp TP thực hiện tốt hơn công tác thu hút FDI thúc đẩy CDCC ngành kinh tế của TP. HCM đúng với chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

KẾT LUẬN

CDCCKT có mối liên hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát triển kinh tế, vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trong một giai đoạn nhất định, vừa là vấn đề quan trọng thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội của một quốc gia lên một trình độ mới. CDCCKT chính là sự thay đổi cơ cấu kinh tế từ trạng thái này sang trạng thái khác cho phù hợp với điều kiện và môi trường phát triển. CDCCKT là một quá trình tất yếu gắn với sự phát triển của mỗi quốc gia, đặc biệt là sự phát triển trong quá trình hội nhập.

Có nhiều giải pháp khác nhau để thực hiện việc CDCCKT, trong đó tăng cường và bổ sung nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa hết sức quan trọng tạo động lực để thúc đẩy CDCCKT. Thực tiễn Việt Nam cho thấy, sau hơn 30 năm tiến hành mở cửa, đổi mới mạnh mẽ nền kinh tế đã khẳng định nguồn vốn FDI có vai trò tích cực trong việc thay đổi đời sống kinh tế, xã hội, CDCCKT của nhiều địa phương. Nhiều địa phương của Việt Nam nhờ tận dụng và phát huy tốt nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ như: Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, TP.HCM, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai.

TP.HCM là một đô thị đặc biệt, một trung tâm lớn về dân số, kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và là đầu mối giao lưu, hội nhập quốc tế. Từ nhiều năm qua TP.HCM luôn luôn là đầu tàu của cả nước trong tăng trưởng kinh tế, Tổng thu nhập vùng (GRDP), tốc độ tăng trưởng và nguồn vốn đầu tư cũng như về số lượng các doanh nghiệp trong và ngoài nướcv.v. Hơn nữa TP.HCM còn có một vị trí địa lý, kinh tế đặc biệt quan trọng như có một hệ thống mạng lưới hạ tầng kinh tế kỹ thuật và xã hội đồng bộ; là nơi kết nối giao thông thuận lợi về đường bộ, đường sông, đường biển và đường hàng không giữa 2 miền Đông và Tây Nam Bộ với khu vực Đông Nam Á, liên thông vào mạng lưới chung về giao thông với Châu Á và thế

giới; ở giữa khu vực Đông Nam Á có các điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, văn hóa. Với những lợi thế quan trọng đó, những năm qua, TP.HCM đã có nhiều chính sách, biện pháp quan trọng để thu hút nguồn vốn FDI và luôn được đánh giá là địa phương đứng tốp đầu cả nước về thu hút nguồn vốn này.

Từ kết quả nghiên cứu và phân tích tình hình đặc điểm bối cảnh thu hút FDI. Nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp, khuyến nghị quan trọng cho TP.HCM như: Xây dựng quy hoạch phát triển ngành, vùng, thành phần kinh tế của TP phải gắn với mỗi ngành, có xem xét đến từng vùng, mỗi địa bàn, ưu tiên phát triển các có lợi thế so sánh, đồng thời tăng cường thu hút các dự án có công nghệ phù hợp, đầu tư vào những ngành mang tính CDCCKT nhằm giảm bớt tình trạng mất cân bằng hiện nay của TP.HCM; Tạo cơ chế ưu đãi và khuyến khích hơn nữa để thu hút FDI vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng và ngành kinh tế có lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh cao nhưng đang thiếu vốn; Tăng cường thu hút FDI từ Hoa Kỳ, Tây Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc vào TP HCM để tạo bước đột phá về công nghệ nhằm CDCCKT; Và cuối cùng là công tác vận động, xúc tiến đầu tư cần được đổi mới về nội dung và phương thức thực hiện, theo một kế hoạch và chương trình chủ động, có hiệu quả.

Các giải pháp khác về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện cơ sở hạ tầng cũng được nghiên cứu sinh phân tích. Cuối cùng nhóm giải pháp tăng cường chuyển giao công nghệ cho các nhà quản lý, các cơ quan công quyền của TP và giải pháp ứng phó trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra phức tạp đã khép lại luận văn với nhiều điểm nổi bật như: Muốn CDCCKT cần phải dựa trên cơ sở sự phát triển lớn mạnh của các ngành sản xuất vật chất, trong đó cần chú trọng trước hết là phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm và gia tăng khả năng cạnh tranh để làm tiền đề cho phát triển ngành dịch vụ. FDI là một giải pháp quan trọng nhằm bổ sung nguồn vốn cho phát minh công nghệ, đổi mới và cải tiến công nghệ, khắc phục tình trạng lạc hậu của công nghệ đối với TP.HCM.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

1.Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam - Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật, Trường Đại học Kinh tế - Kỹ Thuật Bình Dương. Số 22 tháng 6/2017

2.Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Công Thương - Bộ Công Thương – Tháng 4/2018

3.Assessment of Efficiency in government services delivery through E – Platform Implementation? Evidence From kenya - Copyright © 2018 by authors. All rights reserved. Digital publishing – www.dokbat.utb.cz. Published in 2018. Edited by: Ing. et Ing. Monika Hýblová ISBN: 978-80- 7454-730-0

The publication was released within the DOKBAT conference, supported by the IGA project No. SVK/FaME/2018/002

4.So sánh các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các quốc gia ASEAN3 và ASEAN5: tiếp cận mới từ yếu hội nhập tài chính đo lường bởi chỉ số KAOPEN. Tạp chí đại học Công nghiệp thực phẩm – Tháng 11/2021.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng việt

1. Nguyễn Thị Tuệ Anh và cộng sự (2006), “Tác động của Đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam”, Science and Technics Publishing House.

2. Vũ Thị Vân Anh (2020), Đầu tư trực tiếp nước ngoài với chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế tại vùng đồng bằng sông Hồng, truy cập ngày 20/12/2021, tại http://consosukien.vn/dau-tu-truc-tiep-nuoc-ngoai-voi- chuyen-dich-co-cau-nganh-kinh-te-tai-vung-dong-bang-song-hong.htm 3. Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết 50/NQ-TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 về

định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

4. Chính phủ (2020), Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2020 về Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 50- NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030.

5. Lê Trung Dũng (2019), “Thu hút FDI theo hướng chọn lọc, bền vững: Nhìn từ thực tế tỉnh Đồng Nai”, Tạp chí Tài chính, 2(6).

6. Võ Văn Dứt, Nguyễn Thị Phương Nga (2015), “Ảnh hưởng của tham nhũng đến dòng vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các quốc gia Châu Á”, Tạp chí Khoa học – Trường Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh, số 6 năm 2015.

7. Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh (2015), Văn kiện Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020.

8. Trần Quang Đạt (2005), Cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành kinh tế ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Kinh tế. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

9. Hirschman, Albert O. (1969), Chiến lược phát triển kinh tế, Nxb. Đại học Yale (New Haven, London): 53–4.

10. Phan Huy Hoàng (2019), Các yếu tố tác động đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2010 – 2016,

truy cập ngày 20/12/2021, tại

http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/59202.

11. Gia Huy (2019), Năm 2018, TP.HCM thu hút 7,39 tỷ USD vốn FDI, báo Đầu tư, truy cập ngày 11/01/2019, tại https://baodautu.vn/nam-2018- tphcm-thu-hut-739-ty-usd-von-fdi-d93679.html.

12. Cao Tấn Huy (2019), Các yếu tố tác động đến thu hút Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Nghiên cứu vùng kinh tế Đông Nam Bộ, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

13. Văn Huyền (2021), Nhiều doanh nghiệp TPHCM tiếp tục "đóng cửa" chỉ vì thiếu nguồn lao động, truy cập ngày 11/01/2019, tại https://laodong.vn/kinh-te/nhieu-doanh-nghiep-tphcm-tiep-tuc-dong-cua- chi-vi-thieu-nguon-lao-dong-959750.ldo

14. Nguyễn Thị Lan Hương (2011), Ảnh hưởng của chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế tới tăng trưởng kinh tế ở TP HCM, Luận án tiến sĩ kinh tế.

15. Nguyễn Tiến Long (2011), Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ Kinh tế. Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

16. Phan Thị Quốc Hương (2015), Các yếu tố ảnh hưởng thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.

17. Vũ Chí Lộc (2012), Giáo trình Đầu tư quốc tế, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội.

18. Ngô Thắng Lợi (2013), Kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

19. Trần Thị Phương Mai (2020), Tăng cường liên kết vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài”, Tạp chí Tài chính, truy cập ngày 28/07/2020, tại http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao- doi/tang-cuong-lien- ket-vung-kinh-te-trong-diem-bac-bo-thu-hut-dau-tu- truc-tiep-nuoc-ngoai-325681.html.

20. Nguyễn Văn Nam - Trần Thọ Đạt (2006), Tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế ở TP.HCM, Nxb. Kinh tế Quốc dân.

21. Phùng Xuân Nhạ (2001), Giáo trình Đầu tư quốc tế, Nxb. Đại học quốc

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 154 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)